Soạn bài Cầu trần thuật lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Cầu trần thuật Ngữ Văn 8 ngắn gọn. Câu trần thuật là gì? Chức năng và đặc điểm của câu trần thuật?

Ở chương trình Ngữ Văn lớp 6, các em đã được học về loại câu trần thuật, cụ thể là câu trần thuật đơn và câu trần thuật đơn không có từ là. Và trong chương trình Ngữ Văn 8 này, các em sẽ được ôn lại và học nâng cao hơn về loại câu trần thuật này. Bài viết ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Câu trần thuật ngắn gọn, chi tiết nhất.
Với câu trần thuật, loại câu này được dùng để miêu tả, trình bày, thông báo, … về những sự vật, sự việc, hiện tượng, … trong đời sống thực tế.

I – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất cả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
c) Cái Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
Câu hỏi
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?
- Những câu này dùng để làm gì?
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
Trả lời:
Những câu trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm than là: tất các câu trừ câu “Ôi Tào Khê”
Những câu này dùng để :

  • Thể hiện suy nghĩ của tác giả về lòng yêu nước
  • Câu thứ nhất là kể và câu thứ hai là thông báo
  • Thể hiện suy nghĩ về một người đàn ông
  • Bộc lộ cảm xúc và tình cảm của tác giả

II – LUYỆN TẬP
1. Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây:
a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:
- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!
(Cây bút thần)
Trả lời:

  • Kiểu câu: Câu trần thuật, chức năng: câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để bộc lộ cảm xúc.
  • Kiểu câu: câu 1, 3,4 là câu trần thuật và câu 2 là câu cảm thán. chức năng: câu 1 dùng để kể, câu 2,3 dùng để bộc lộ cảm xúc, câu 4 dùng để cảm xúc.

2. Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) Và câu thứ hai trong phần dịch thơ (“Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”). Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó.
Trả lời:
câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn. Và câu thứ hai trong phần dịch thơ (“Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”) là câu trần thuật.

3. Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này.
a) Anh tắt thuốc lá đi!
b) Anh có thể tắt thuốc lá được không?
c) Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
Trả lời:
Kiểu câu: a là cầu khiến, b là câu nghi vấn, câu c là câu trần thuật
Các câu trên đều thể hiện cùng một mục đích nhưng khác nhau về sắc thái thể hiện.

4. Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
a) Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
b) Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Trả lời:
Các câu trên đều là câu trần thuật.
Dùng để:

  • Câu trần thuật dùng với mục đích cầu khiến
  • Dùng với mục đích cầu khiến

5. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.
Trả lời:
  • Hứa hẹn: tôi xin hứa tôi sẽ đến sớm vào ngày mai.
  • Xin lỗi: anh xin lỗi em
  • Cảm ơn: cảm ơn anh
  • Chúc mừng: chúc mừng chị
  • Cam đoan: tôi cam đoan đây là sự thật.

6. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học.
Trả lời:

  • Ê mày! Mai đi xem phim không?
  • Không. Tao bận rồi.
  • Uầy! buồn quá vậy.

Như vậy qua bài soạn Câu trần thuật, các em đã có thể nhớ lại và bổ sung thêm nhiều kiến thức mới về thể loại câu này rồi phải không nào. Tromg bài học này, yêu cầu các em cần phải nắm được định nghĩa, đặc điểm và chức năng của câu trần thuật. Bởi câu trần thuật được sử dụng khá phổ biến, hay xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hi vọng bài soạn đã cung cấp cho các em đầy đủ kiến thức về loại câu trần thuật. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Xem thêm: Soạn bài Câu cầu khiến lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    cầu trần thuật lop 8 ngắn gọn soan bai
  • Top