Soạn bài Chiếc lược ngà lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

chiec-luoc-nga.jpg
Cảnh chia tay đầy xúc động đúng lúc bé Thu nhận ông Sáu là cha.

Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một nhà văn chuyên viết về những thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, …. Những tác phẩm của ông đa số kể về đời sống của con người vùng Nam Bộ. Và trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một trong những tác phẩm rất tiêu biểu của ông – đó là Chiếc lược ngà. Truyện kể về tình cha con đầy xúc động, sâu nặng và cao đẹp trong thời kì nước nhà còn chiến tranh. Câu truyện đã thể hiện thành công từ tình huống cho đến hình tượng của từng nhân vật từ tính cách, tâm lí.

Câu 1:
Trả lời:
Tóm tắt cốt truyện của đoạn trích “Chiếc lược ngà”:
Sau khoảng thời gian xa cách gia đình đến 8 năm để phục vụ cho cách mạng, ông Sáu trở về quê với mong muốn được gặp đứa con gái yêu quý của mình. Nhưng trớ trêu con gái ông là bé Thu lại không nhận ông là cha, bởi vì khuôn mặt ông Sáu có một vết sẹo, khác với người cha trong tấm hình của Thu. Đến lúc Thu chấp nhận ông Sáu là cha thì lại là lúc ông Sáu phải tiếp tục lên đường kháng chiến cùng đồng đội. Trong thời gian ở quân ngũ, ông Sáu tranh thủ những lúc rảnh rỗi làm chiếc lược ngà để khi về quê sẽ tặng cho đứa con gái, nhưng khi chiếc lược ngà chưa kịp trao đến tay bé Thu thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường.

Hai tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu:
  • Lúc bé Thu không nhận ông Sáu là cha. Dù rất buồn nhưng ông Sáu vẫn tin một ngày nào đó bé Thu sẽ nhận ông là cha. Nhưng đến được nhận là cha thì ông Sáu phải tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ.
  • Dù chiến tranh gian khổ nhưng lúc nào ông Sáu cũng nhớ đến đứa con gái, vì vậy ông Sáu đã làm một chiếc lược ngà dự định tặng cho Thu. Nhưng món quà chưa được gửi đến Thu thì ông Sáu đã hi sinh.

Câu 2:
Trả lời:
  • Khi ông Sáu về phép, Thu ngơ ngác và sợ hãi. Sau đó nhiều ngày Thu vẫn xem ông như một người xa lạ và kiên quyết không nhận ông Sáu làm cha.
  • Nhưng khi nghe bà ngoại giải thích, Thu đã hiểu ra và nhận ông Sáu là cha. Tuy nhiên đúng lúc ông Sáu phải lên đường tiếp tục làm nhiệm vụ mới, lúc này Thu buồn rầu
=> Qua những hành động, suy nghĩ của bé Thu, chúng ta thấy được Thu rất yêu người cha của mình. Sở dĩ em không nhận ông Sáu là cha bởi vì từ trước nay em vẫn luôn cho rằng cha mình không hề có vết sẹo. Nhưng đến lúc gọi ông Sáu là cha thì em đã vỡ òa, ôm chằm và hun lên vết sẹo trên mặt ông Sáu.
Nguyễn Quang Sáng đã thành công trong việc xây dựng diễn biến hành động, tâm lí của bé Thu, phù hợp với một cô bé chỉ mới 8 tuổi.

Câu 3:
Trả lời:
Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết:
  • Lúc nghỉ phép, ông Sáu bồi hồi, nôn nao khi sắp được gặp lại con gái.
  • Khi về đến nhà gặp con, ông Sáu liền ôm và nói “Thu, con”. Đây là cái ôm chứa đựng bao nhiêu nỗi nhớ mong của một người cha.
  • Khi không được Thu gọi là cha, ông rất buồn nhưng vẫn tìm cách tiếp cận để con hiểu và nhận mình là cha.
  • Khi đánh Thu, ông Sáu rất hối hận.
  • Khi lên đường thực hiện nhiệm vụ, ở chiến trường, ông đã ngày đêm làm một chiếc lược ngà để dành tặng cho Thu.
Lúc trước khi hi sinh, ông vẫn kịp trao gửi chiếc lược cho đồng đội và nhờ gửi về cho bé Thu.
=> Nhân vật ông Sáu là một người cha yêu nước, yêu thương gia đình. Ông sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi được Nhà nước giao phó. Nhưng dù phải chiến tranh gian khổ, nhưng ông vẫn luôn nhớ về đứa con gái bé bỏng của mình.

Trên đây là bài học Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, qua tác phẩm này chúng ta đã thấy được tình cảm gia đình rất đặc biệt, thiêng liêng và giàu cảm xúc. Ở nhiều tác phẩm trước đây các em đã học chỉ nói về tình mẫu tử, thì Chiếc lược ngà lại là câu chuyện tình cảm giữa cha con. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Xem thêm: Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    chiếc lược ngà lop 9 ngắn gọn soan bai
  • Top