Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa lớp 12 - Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn các bạn soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

chiec-thuyen-ngoai-xa.jpg


Tác giả Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 tại tỉnh Nghệ An. Ông gia nhập quân đội và theo học Trường sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu là Chiếc thuyền ngoài xa, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 1: phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. anh đã cảm nhận thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?
Trả lời:
Đôi mắt người nghệ sĩ đã phát hiện được một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sương mờ, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẻ là diễn phúc một lần “trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.” . niềm vui sướng của nhân vật tôi là niềm hạnh phúc của một người nghệ sĩ đạt tới đỉnh điểm khám phá và sang tạo, của sự cảm nhận huyền diệu, tinh khôi của cái đẹp.

Câu 2: phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình hàng chai?
Trả lời:
- Anh đã chứng kiến từ một chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ là một người đan bà xấu xí, mệt mõi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một cách để giải tỏa uất ức, khổ đau.
- Thái độ của người nghệ sĩ với những gì đã xảy ra: bất ngờ, day dứt và ám ảnh khôn cùng.

Câu 3: câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Đồng thời câu chuyện khẳng định về một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời con người: không thể dễ dãi, giản đơn trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống.

Câu 4: nêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Trả lời:
- Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi, nhưng lại được tác giả tập trung miêu tả tính cách một cách sinh động, đặc sắc. người đàn bà có lòng nhân hậu, sự bao dung, đức hi sinh mạnh đẹp đẽ của người mẹ, khiến người đọc cảm thông và trân trọng.
- Người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh lo toan, cực nhọc đã biến con người hiền lành thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Con người vì thõa mãn cảm giác của mình mà tự cho mình cái quyền được bạo ác, tàn nhẫn với người khác.
- Chị em thằng Phác: những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra. Những ngây thơ, non dại của một thằng bé con vẫn khiến người ta nhói đau và cảm động bởi tình thương mẹ da diết, xót xa.

Câu 5: cách xây dựng truyện của Nguyễn minh Châu trong tác phẩm này có gì độc đáo?
Trả lời:
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nằm ở chính cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão già đánh vợ là một sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách của con người.

Câu 6: ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì dáng chú ý?
Trả lời:
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn cũng hết sức phong phú, độc đáo. Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là hóa thân của tác giả. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

Xem thêm: Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11
 
  • Chủ đề
    chiếc thuyền ngoài xa lop 12 nguyễn minh châu soan bai
  • Top