Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 ngắn gọn

Soạn bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn trong Ngữ Văn lớp 8 ngắn gọn, đầy đủ

chieu-doi-do.jpg

Chiếu dời đô (bản tiếng Hán) của Lý Công Uẩn.

Lí Công Uẩn sinh năm 974 và mất năm 1028, ông được gọi với tên là Lí Thái Tổ. Lí Thái Tổ là vị vua khai sáng triều Lí ,là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công. Trong suốt thời gian làm vua của mình, ông đã có những chính sách trị vì, những điểm khai sang đất nước, một trong những điểm sang nhất trong quá trình làm vua của ông là lập nên Chiếu dời đô. Bài Chiếu được viết bằng chữ Hán , ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại : thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Để tìm hiểu rõ về tác phẩmnày, hãy cùng Vforum tìm hiểu qua bài Soạn bài Chiếu dời đô trong chương trình học Ngữ Văn lớp 8.

Câu 1: Mở dầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự việc đó nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Mở dầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự việc đó nhằm mục đích khẳng định việc dời đô là một vấn đề vô cùng lớn và quan trọng, một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Đồng thời nói lên rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa ời đô và sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Câu 2: Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ là ở vùng kinh đô Hoa Lư-Ninh Bình, của hai triều Đinh-Lê đã không còn thích hợp vì sao? Xem lại chú thích tám để hiểu rõ lí do khiến hai triều Đinh-Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô.
Trả lời:
Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ là ở vùng kinh đô Hoa Lư-Ninh Bình, của hai triều Đinh-Lê đã không còn thích hợp vì Hoa Lư là nơi núi non hiểm trở không còn phù hợp với thời thế nhà Lí. Để khẳng dịnh điều đó Lí Công Uẩn nói: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Thể hiện sự gắn bó với núi rừng của thờiĐinh-Lê không còn phù hợp nữa.

Câu 3: Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nới đóng đô. Chú ý vị trí địa lí, hình thế núi sông, sự thuận tiện về giao lưu và phát triển mọi mặt.
Trả lời:
Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nới đóng đô là:
Về lịch sử :Kinh đô cũ của Cao Vương
Về địa lí: trung tâm của trời đất là nơi rồng cuộn hổ ngồi, có địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoáng.
Dân cư: Khỏi chịu cảnh ngập lụt.
Cảnh vật : Muôn vật phong phú tốt tươi.

  • Nơi bật nhất của đế vương muôn đời.

Câu 4: chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.
Gợi ý:

  • Trình tự và lí lẽ Lí Công uẩn đưa ra sự cần thiết phải dời đô
  • Lời ban bố mệnh lệnh mà có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lười như đối thoại. ngôn từ mang tính chất đối thoại , tâm tình ở hai câu cuối bài chiếu có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Trình tự và lí lẽ Lí Công Uẩn đưa ra cho việc cần thiết phải dời đô:
- Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
- Soi sáng tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
- cuối cùng tác giả Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.
- Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận nói trên là rất chặt chẽ.
Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Đặc biệt tâm tình hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. chính vì thế mà Chiếu dời đô khiến ai cũng đồng lòng và cảm động.

Trên đây là bài soạn tác phẩm Chiếu dời đô, qua bài học ta nhận ra ý chí kiên cường để xây dựng đất nước của dân tộc Việt. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì vậy là một người thuộ thế hệ trẻ, các em cần phải biết gìn giữ và tiếp tục đẩy mạnh phát triển, để đưa đất nước Việt Nam đến bạn bè năm châu. Hi vọng sau bài soạn, các em đã phần nào hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm Chiếu dời đô. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Xem thêm: Soạn bài Đi đường lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    chiếu dời đô lop 8 ngắn gọn soan bai
  • Top