Soạn bài Đất nước lớp 12 ngắn gọn - Nguyễn Khoa Điềm

Hướng dẫn các bạn soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

dat-nuoc-nguyen-khoa-diem.jpg

Tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật lớn lao

Nguyễn Khoa Điềm (1943- ???) là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. ông có ựu nghiệp thơ vă rất đa dạng và phong phú. Nhưng tác phẩm của ông đều nói lên tình cảm quê hương đất nước và tình yêu của con người. để tìm hiểu rõ hơn về phong cách thơ văn của ông chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Đất nước.

1. Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.
Trả lời:
Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Bố cục gồm 2 phần, nội dung trữ tình của từng phần là:
- Phần đầu: Từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời" : đoạn nayd nói lên vẻ đẹp của đất nước và cảm nhận của tác giả về đất nước.
- Phần sau: Phần còn lại: tác giả tập trung làm rõ luận điểm ất nước của nhân dân, đất nước của ca dao huyền thoại.
Mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn là từ cảm nhận đến triết lí

2. Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?
Trả lời:
Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện là:
- phương diện địa lí: nêu các địa danh như hòn núi bạc, nước biến khơi
- phương diện lịch sử: kể về lịch sử dân tộc Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
- phương diện đời thường: nêu các hoạt động đời sống bình thường của người dân ta như miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, một nắng hai sương, giã, dần, sàng...
- phương diện văn hoá - phong tục
Cảm nhận đó khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này là tác giả có sự cảm nhận sâu sắc và toàn diện hơn về đề tài này.

3. Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?
Trả lời:
Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta được tác giả thể hiện rất rõ nét, bằng cách tác giả nêu những văn của của dân tộc rồi đến đưa ra những triết lí, tư tưởng ấy.
Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ Vì tác giả đã đưa các hình ảnh rất đỗi giản dị tới người nghe, đồng thời đây là cách mà chưa tác giả nào làm đối với chủ đề đất nước.

4. Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
Đoạn thơ sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, phong tục, lối sống,…
- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:
  • sử dụng ca dao quen thuộc, đưa các hình ảnh quen thuộc vào thơ
  • Chủ yếu là sử dụng ý, hình ảnh ca dao, truyền thuyết để tạo lên hình tượng thơ mới, gần gũi và mới mẻ.

Xem thêm: Soạn bài Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo) lớp 12 ngắn gọn Hồ Chí Minh
 
  • Chủ đề
    lop 12 ngắn gọn nguyễn khoa điềm soan bai đất nước
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top