Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Trong thành phần câu không chỉ có chủ ngữ, vị ngữ hay các câu từ trong câu mới thể hiện nghĩa của câu. Bên cạnh đó có các dấu câu cũng thể hiện nen ý nghĩa của một câu như dấu chấm kết thúc câu, dấu hỏi dùng để hỏi,…. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu chấm lửng và dấu chấm phảy. hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai dấu câu này. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy một cách ngắn gọn nhất.

I – DẤU CHẤM LỬNG
1. Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(Hồ Chí Minh)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn)
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.
(Báo Hà Nội mới)
Trả lời:
a. Dấu chấm lửng dùng để liệt kê
b. Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quảng trong lời nói, thể hiện sự sợ hãi.
c. Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quảng để tạo nên sự bất ngờ cho người nghe.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng.

Theo Ghi nhớ sách giáo khoa:
Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II – DẤU CHẤM PHẨY
1. Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
(Thạch Lam)
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Theo Trường Chinh).

Trả lời:
a. Trong câu này dấu chấm phẩy dùng để tách hai ý khác nhau, trường hợp này có thể bỏ dấu chấm phẩy thay bằng dấu phẩy.
b. Trong câu dấu châm phẩy dùng để tách các cụm từ, trường hợp này không thể bỏ dấu chấm phẩy.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy.
Trả lời:
Công dụng của dấu chấm phẩy:
- Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Ngăn cách các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp, giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.

Xem thêm: Soạn bài Liệt kê lớp 7 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    dấu chấm lửng dau cham phay lop 7 ngắn gọn soan bai
  • Top