Soạn bài Hầu trời lớp 11 ngắn gọn - Tản Đà

Hướng dẫn các bạn soạn bài Hầu trời của Tản Đà trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản

hau-troi-tan-da.jpg

Hầu Trời - Một trong những tác phẩm xuất sắc của Tản Đà

Tản Đà tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Hà Nội. tên của ông được lấy từ những hình ảnh thân thuộc dân dã của quê hương ông. Tâm hồn thơ của ông rất bay bổng, phóng khoáng thể hiện được sự độc đáo và tài hoa của ông. Thơ văn của ông có sự hòa quyện giữa văn học hiện đại và trung đại. bài Hầu Trời xuất bản năm 1921. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài văn này.

Câu 1: anh chị hãy phân tích khổ thơ đầu. cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể.
Trả lời:
Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác tò mò, hồi hộp, mong muốn được đọc về câu chuyện mà tác giả sắp kể.
“ Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.”
Đoạn thơ thể hiện dường như tác giả có sự bịa đặt nhưng đây là sự thật, được tác giả khẳng iddjnh là sự thật. tác giả hoàng toàn ở trạng thái bình thường.

Câu 2: tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? ( thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh chị cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Trả lời:
- Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe một cách chi tiết và háo hức vô cùng qua tác phẩm của mình.
- Thái độ của chư tiên: chư tiên chăm chú nghe và có ý tán thưởng, hài lòng
- Những lời khen của ông Trời: ông Trời rất tâm đắt và có những lời khen choc ho tác giả
- Qua đoạn thơ đó, những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ: nhà thơ là một nhà thơ tài hoa, tinh tế, không chap nhận sự cô đơn, bình lặng mà muốn thử thách chính mình.
- Giọng điệu kể của tác giả vừa truyền cảm, vừa vui tươi hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút với người nghe.

Câu 3: cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa của đoạn thơ đó. Theo anh chị, hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ:
“Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.

Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi càng cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.
Trời lại sai con làm việc nặng quá
Biết làm có được mà dám theo.”
- Ý nghĩa của đoạn thơ: đoạn thơ thể hiện cuộc đời của nhà thơ và bao nhà thơ khác, đồng thời thể hiện cuộc sống ngậm ngùi của thế hệ nhà văn chế độ cũ

Câu 4: về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay?( chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)
Trả lời:
Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ.
- Thể thơ: bài thơ không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu hay quy tắc nào cả, mang thể thất ngôn trường thiên tự do
- Ngôn từ: ngôn từ lôi cuốn người đọc mang phong cách hóm hỉnh
- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng khoáng.

Xem thêm: Soạn bài Đây thôn vĩ dạ lớp 11 ngắn gọn - Hàn Mặc Tử
 
  • Chủ đề
    hầu trời lop 11 ngắn gọn soan bai tản đà
  • Top