Soạn bài Hồi trống cổ thành lớp 10 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Hồi trống cổ thành trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn.

Hồi trống cổ thành là đoạn trích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung là con người cô độc, nhưng những tác phẩm của ông luôn độc đáo, một trong những tác phẩm đó là đoạn trích Hồi trống cổ thành ca ngợi những tình cảm cao đẹp, những đoàn tụ của những người anh hùng. Tính cách của nhân vật được thể hiện rất đặc sắc qua tác phẩm. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Hồi trống cổ thành trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:
Trả lời:
Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì:
Trương Phi là một con người cương trực nhưng tính tình lại nóng nảy. Trương Phi tức giận về chuyện phản bội khi Quan Vũ theo Tào Tháo phản bội anh em. Và khi nhắc đến chuyện bàn đào, kết nghĩa anh em thì không nguôi giận và muốn giết Quan Công.
Trương Phi có tính cách một võ tướng rất dũng mãnh và cương trực. Trương Phi là người rất quý trọng nghĩa khí, quý tình anh em. Cho nên, hành động tấn công anh em làm Trương Phi không chấp nhận.

Câu 2:
Trả lời:
Đoạn trích lại có nhan đề là“Hồi trống cổ thành” là:
Hồi trống cổ thành được coi như là một hồi trống, tiếng trống này có ý nghĩa rất lớn được đánh lên bởi Trương Phi. Hồi trống này cũng giống như biết bao hồi trống khác, mục đích của hồi trông không để giao chiến để thúc giục mà hồi trống sau anh em thất trận và không có tung tích gì nên có những hồi trống buồn bã. Ta có thể thấy, trong tiếng trống có sự đau thương, xót xa của nhân vật trong truyện và ca ngời tấm lòng trượng phu, trọn tình trọn nghĩa và nâng cao tình anh em.

Câu 3:
Trả lời:
Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở, ý kiến này là đúng, vì Trương Phi muốn biết sự thật về Quan Công đi theo Tào Tháo, muốn xác đinh Quan Công đúng hay sai, có phản bội anh em hay không, từ đó dẫn đến cuộc đọ chiến nãy lửa và huynh đệ tương tàn

Câu 4:
Trả lời:
Nếu không có chi tiết Trưong Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa Tam Quốc, vì nếu không có chi tiết đó sẽ không thất được tính cách của Trương Phi và không làm nổi bật lên nhân vật này.

Trên đây là bài soạn Hồi trống cổ thành trong chương trình Ngữ văn 10, qua tác phẩm này các em có thể thấy được hình ảnh nhân vật Trương Phi và tình nghĩa an hem qua câu chuyện được nêu cao nhất. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị tác phẩm mang lại. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng việt lớp 10 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    hồi trống cổ thành lop 10 ngắn gọn soan bai
  • Top