Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1975 lớp 11 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến 1975 trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản

khai-quat-van-hoc-dan-gian-viet-nam.jpg

Văn học Việt Nam có những đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam

Để nắm được một số nét tổng quát về các 1 chặng đường phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Đồng thời t hấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 chúng ta cùng đi tìm hiểu bài khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến năm 1945 đến 1975.

1. Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
Trả lời:
Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 là:
- Kỉ nguyên dân tộc và nền độc lập dân tộc, nền văn học mới được mở ra khi có cuộc cách mạng tháng tám thành công.
- Nền văn học từ khi cách mạng tháng tám thành công diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ năm 1945 đến năm 1975 đất nước trải qua nhiều biến cố ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần nhân dân là: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng thời xây dựng miền Bắc đi lên Xã hội chủ nghĩa.
- Chiến tranh kéo dài khiến nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, đời sống người dân khó khan.

2. Văn học Việt Nam 19-15 - 1975 chia làm mấy chặng đường? Gồm những giai đoạn nào? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.
Trả lời:
Văn học Việt Nam 19-15 - 1975 chia làm ba chặng đường và những giai đoạn là:
- Chặng đường từ 1945 – 1954.
- Chặng đường từ 1955 – 1964.
- Chặng đường từ 1965 – 1975.
Những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường:
- Chặng đường từ 1945 – 1954:
+ Chủ đề bao trùm vào giai đoạn này là ca ngợi đất nước và quần chúng.
+ Sau năm 1946 thì chủ yếu tập trung vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
+ Các thể loại văn học trong chặng đường này là: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,…
- Chặng đường từ 1955 – 1964:
+ Trong chặn đường này chúng ta đang xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội nên văn học trong giai đoạn này tập trung vào ca ngợi con người lao động.
+ Văn học giai đoạn này tâp trung vào 3 thể loại: văn xuôi, thơ kịch
- Chặng đường từ 1965 – 1975:
+ Giai đoạn này đất nước vừa xây dựng miền Bắc vừa kháng chiến chống Mỹ ơ miền Nam, chính vì thế mà văn học cũng có sự phân chia ở hai miền.
+ Nhiều công trình nghiên cứu lí luận phê bình được ra đời, đánh dấu tên tuổi của nhiều tác giả.

3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Trả lời:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có 3 đặc điểm cơ bản là:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá đồng thời văn học còn gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi là hướng tới ước mơ cao cả, vĩ đại và cảm hứng Lãng mạn nói lên tình cảm của con người.

4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
Trả lời:
Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:
- Đất nước độc lập dẫn đến các hệ lụy sau chiến tranh, và nước ta có những hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường, văn học phải đi theo xã hội và tình hình đất nước.
- Nhu cầu của người đọc rất phong phú và đa dạng
- Sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa văn học của nước ngoài
- Có nhiều đổi mới về văn học nghệ thuật của Đảng
5. Nêu quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX.
Trả lời:
Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1975 đến cuối thế kỉ XX:
- Đây là quá trình có ựu đổi mới mạnh mẽ
- Các tác giả cũng có những khuynh hướng đổi mưới về văn học của mình như: Xuân Diệu, nguyễn Duy,…
- Các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, ...

Xem thêm: Soạn bài Văn bản tổng kết lớp 12 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    khái quát văn học việt nam lop 11 ngắn gọn soan bai
  • Top