Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

kieu-o-lau-ngung-bich.jpg

Kiều cảm thấy cô đơn, xót xa, tủi nhục cho thân phận của mình.

Trong hai bài học trước, chúng ta đã được học qua hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân. Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi phân tích, tìm hiểu đoạn trích tiếp theo – Kiều ở lầu Ngưng Bích. Và bắt đầu từ đoạn trích này, cuộc sống của Kiều bắt đầu gặp sóng gió, trắc trở. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung cũng như giá trị của tác phẩm, mời các em đến với bài soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích do Vforum biên soạn ngắn gọn.

Câu 1: Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu
Trả lời:
Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 6 câu thơ đầu:
Thời gian: sáng sớm -> khuya.
Không gian: hoang vắng, mênh mông, cô đơn lấy ánh trắng làm bạn.
=> Hoàn cảnh của Kiều hiện tại: cô đơn, bị giam lỏng tại nơi tuy thơ mộng mà hoang vắng.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a.Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
Trả lời:
a. Trong cảnh bị giảm lỏng, Kiều nhớ đến Kim Trọng rồi nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ này theo em là hợp lý vì trước lúc chia cách, Kiều cũng đã gặp cha mẹ và thậm chí là bán thân để chuộc cha. Còn với Kim Trọng, nàng cảm thấy có lỗi vì đã đính ước với chàng những lại không thực hiện được.
b. Nghệt thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của Nguyễn Du trong nỗi nhớ Kim Trong là day dứt, chua xót và nỗi nhớ, lo lắng cho mẹ cha.
c. Qua nỗi nhớ của Kiều, em thấy nàng là người con hiếu thảo, người tình thủy chung. Dù đang bị mất tự do nhưng nàng vẫn luôn nghĩ và quan tâm đến người khác.

Câu 3: Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng
а. Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
a. Cảnh vật trong 8 câu thơ cuối là hư, bởi đó là miêu tả tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh miêu tả đều như nói lên được tâm tạng của nàng Kiều:
Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định: ví cuộc đời nàng như lênh đênh trên biển, không biết đi về đâu.
Cánh hoa bị vùi dập: số phận như bèo trôi của nàng.
Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu: cuộc đời của Kiều như một bức tranh đầy tẻ nhạt.
Gió cuốn, sóng ầm ầm: cuộc đời nàng Kiều gặp những trắc trở, giông bão cuộc đời.
b. Cách dùng điệp ngữ “Buồn trông” được Nguyễn Du lặp lại đến 4 lần và vị trí đặt ở ngay đầu mỗi câu lục. Tâm trạng đã buồn mà không gian mọi thứ lại bao la, mênh mông càng khiến Kiều cảm thấy sầu nhớ, cô đơn và lo sợ nhiều hơn.

Trên đây là bài soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, qua bài soạn này các em đã thấy được Thúy Kiều mặc dù may mắn có được vẻ đẹp tuyệt trần, sắc sảo nhưng bù lại cuộc đời của nàng lại lênh đênh, đầy trắc trở, sóng gió, … Hi vọng qua bài soạn trên các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của bài. Hẹn gặp lại các em trong các bài viết sau.

Xem thêm: Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    kiều ở lầu ngưng bích lop 9 ngắn gọn soan bai
  • Top