Soạn bài Lão Hạc lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Lão Hạc trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 ngắn và đơn giản nhất

lao-hac.jpg

Lão Hạc đã lấy cái chết để phản ánh những mặt xấu trong thời kì phong kiến cũ.


Nhà văn Nam Cao sinh năm 1915 tại tỉnh Hà Nam và mất năm 1951. Ông có tên khai sinh là Trần Hữu Tri, ông có rất nhiều tác phẩm văn học quý giá, các tác phẩm của ông thường là truyện ngắn. một trong những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao là Lão Hạc, tác phẩm phản ánh chế độ xã hội phong kiến xưa. Tác phẩm nói về nhân vật Lão Hạc, một ông lão mất vợ sớm và có một người con trai, nhưng ông chỉ sống với một con chó tên là Vàng và có một mảnh vườn. Vì cuộc sống khó khan và khổ cùng không chịu nổi nên ông đành ăn bã chó để tự tử. Và bài soạn Lão Hạc do Vforum biên soạn dưới đây sẽ giúp cho các em hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của tác phẩm này.

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
Trả lời:
Tâm trạng của Lão Hạc qua việc bán cho được thể hiện qua hai thời gian là trước khi bán chó và sau khi ông bán chó.
Trước khi Lão Hạc bán chó:

  • Gọi con chó là Cậu vàng
  • Cho chó ăn như một nhà giàu
  • Nhấm vài miếng lại cho nó một miếng
  • Chửi yêu nó, nói chuyện với nó
  • Nắm lấy nó, nắm lấy nó

  • Thể hiện tình yêu tha thiết của ông với con chó
Sau khi Lão Hạc bán chó:

  • Lão cố tỏ ra vui vẻ, cười như mếu
  • Đôi mắt lão ầng nước
  • Mặt co rúm….
  • Lão huh u khóc….

  • Ông cảm thấy mình là kẻ tội lỗi
Qua các hành động trên cho thấy Lão Hạc là một người sống tình nghĩa, thủy chung, trung thực, thương con sâu sắc.

2. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
Trả lời:
Nguyên nhân cái chết Lão Hạc là sự giải thoát khỏi cảnh bần cùng, khó khăn của những người nông dân thế hệ xưa.
Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc là:
  • Tính cảnh: đói khổ, bầng cùng
  • Tính cách: cẩn thận, chu đáo, suy nghĩ chu đáo về tương lai và cho con mình,….

3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc: nhân vật tôi là nhân vật Ông Giao, khi nghe Lão Hạc nói về số phận và tình cảnh của mình thì Ông Giao rất lo ngại và đồng cảm, thương xót ông. Qua cái chết của Lão Hạc thì Ông Giao hứa sẽ giữ lời hứa và sẽ thực hiện ước nguyện của Lão Hạc trước khi chết.

4. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
Trả lời:
Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” là ý buồn đó là vừa buồn cho thân phận của Lão Hạc vừa buồn cho một con người có phẩm chất cao quý, dù chết vẫn giữ được phẩm chất và lòng tự tôn của chính bản thân mình.

5. Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?
Trả lời:
Cái hay của truyện này là việc xây dựng tính cách nhân vật Lão Hạc, một người nông dân bần cùng, khổ cực nhân vẫn giữ được nhân cách của mình. Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng làm cho câu truyện them sinh động và hấp dẫn. cách xây dựng nhân vật chân thực và độc đáo. Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật làm cho câu chuyện them sinh động hấp dẫn.

6. Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...".
Trả lời:
Qua đoạn trích: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương..." thể hiện lên rằng tác giả dặt mình vào nhân vật để hiểu rõ tính cách nhân vật và nỗi khổ của họ.

7. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
Trả lời:
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc,cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ rang, thể hiện nên sự chịu đựng của họ cũng phải có giới hạn và giới hạn đó sẽ bị đứt.

Qua tác phẩm Lão hạc, các em đã hình dung được những nỗi niềm, căm phẫn của người nông dân trước chế độ xã hội cũ. Lão Hạc là nhânvaajt đại diện cho tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội bị bọn địa chủ áp bức, bóc lột đến nỗi phải lấy cái chết như là sự giải thoát cho bản thân, và đó cũng như là lời phê phán, phản ánh sự mục nát của chế độ cũ. Hi vọng bài soạn đã cung cấp cho các em đầy đủ kiến thức của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lão hạc lop 8 ngắn gọn soan bai
  • Top