Soạn bài Mưa lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Mưa trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản

mua-tran-dang-khoa.jpg
Dưới tài năng thơ văn bẩm sinh, Trần Đăng Khoa đã khắc lên được hình ảnh cơn mưa rào ở vùng miền quê thật bình dị, đẹp đẽ

Trần Đăng Khoa, một nhà văn, nhà thơ được biết đến qua rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hạt gạo làng ta, Đảo chim, Từ góc sân nhà em, … Tài năng thơ văn của Trần Đăng Khoa được bộc lộ ngay từ nhỏ, và một trong những tác phẩm đầu đời của ông có thể kể đến là Mưa.

Mưa là tác phẩm được Trần Đăng Khoa viết vào năm 9 tuổi, tức là lứa tuổi của một học sinh. Và ở cái tuổi ấy, bài thơ Mưa khắc lên những hình ảnh trước và sau mưa rơi, những con vật, cây cối, … tất cả đều được Đăng Khoa cảm nhận rất hồn nhiên và ngộ nghĩnh.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Mưa một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
Trả lời:
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ, thời điểm là vào mùa hè.
Trong bài thơ, Trần Đăng Khoa đã miêu tả giai đoạn lúc sắp mưa và đang mưa. Bố cục được chia như sau:
  • Đoạn 1: Lúc sắp mưa: Từ đầu … “nhảy múa”.
  • Đoạn 2: Lúc đang mưa: còn lại.

Câu 2: Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung (tả trận mưa rào ở làng quê).
Trả lời:
Bài thơ Mưa được viết theo thể tự do, không qui định về cách ngắt nhịp, mà thay vào đó là sự linh hoạt. Vì vậy mà ta có thể cảm nhận về cơn mưa của Trần Đăng Khoa to mà nhanh dứt, giống như cơn mưa rào chúng ta thường thấy.

Câu 3: Bài thơ miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và sau cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
Trả lời:
a. Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.
b. Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá để miêu tả thiên nhiên trong bài thơẵ Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.
Trả lời:
a.
Các loài
Lúc sắp mưa
Lúc đang mưa
Cỏ gà
Rung tai nghe

Cây mía
Múa gươm

Bụi tre
Gỡ tóc

Hàng bưởi
Đu đưa

Cây dừa
Sải tay bơi

Ngọn mùng tơi
Nhảy múa

Mối
Bay

Gà con
Tìm chỗ trú nấp

Kiến
Hành quân

Cóc

Nhảy
Chó

Sủa

b. Các chi tiết sử dụng phép nhân hóa:
- Ông trời mặc áo giáp đen – ra trận.
- Sấm – ghé xuống sân …
-> Nhiều chi tiết được tác giả sử dụng nhân hóa nhằm tạo nên sự sinh động, hấp dẫn.

Câu 4: Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới hình ảnh con người:
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Trả lời:
Những hình ảnh “Bố em đi cày … cả trời mưa …” cho ta thấy được hình ảnh người nông dân miền quê rất bình dị, họ kiên cường, chống chọi lại với những thách thức của thiên nhiên, chống cả trời, cả sấm, cả chớp, …

Bài thơ Mưa được sáng tác bởi một cậu bé chỉ mới lên 9 như Trần Đăng Khoa quả là điều ki diệu. dưới ngòi viêt của mình ông đã vô tư hồn nhiên miêu tả cảnh mưa rào ở miền quê nơi ông sinh sống. Những chú ý của đứa trẻ thật là chi tiết, tất cả mọi thứ xung quanh đều được ông diễn tả vô cùng sống động, phong phú.

Hi vọng qua bài Soạn bài Mưa, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Soạn bài Lượm lớp 6 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    lop 6 mua ngắn gọn soan bai
  • Top