Soạn bài Tôi đi học lớp 8 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tôi đi học của Thanh Tịnh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 8 ngắn gọn đơn giản

toi-di-hoc.jpg

Ngày đầu tiên đi học luôn ấn tượng mãi trong kí ức của em

Thanh Tịnh sinh năm 1911 và mất năm 1988, ông sinh ra tại thành phố Huế. Thanh Tịnh có tên thật là Trần Văn Ninh, ông lớn lên tại Huế.Ông vừa là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ có sáng tác từ trước năm 1945, ông tham gia rất nhiều cuộc cách mạng của dân tộc. Các sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Trong các tác phẩm của ông nổi bật nhất là truyện ngắn Tôi đi học. Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản 1941.

Tôi đi học là tác phẩm đã được Thanh Tịnh hồi tưởng vào thời gian tựu trường đầu tiên của mình. Ông để ý từ lúc còn đi trên con đường làng cùng mẹ cho đến khi tới trường, nhận thấy xung quanh toàn là những điều mới mẻ, thú vị, và có đôi chút sợ sệt.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tôi đi học một cách ngắn gọn nhất.

1. Tôi đi học bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Từ hiện tại nhà văn nhớ về quá khứ. Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời nhân vật "tôi” được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Tôi đi học bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Từ hiện tại nhà văn nhớ về quá khứ. Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời nhân vật "tôi” được nhà văn diễn tả theo trình tự là:
- Hiện tại:
+ Thời gian: cuối thu của mỗi năm
+ Khung cảnh: lá trên cây rụng nhiều, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ khi lần đầu đi học
- Kỉ niệm:
+ Thời gian: cũng là một buổi sang mùa thu đầy sương lạnh
+ Không gian: con đường dài và hẹp.
-> Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời nhân vật "tôi” được nhà văn diễn tả theo trình tự rất độc đáo và sang tạo, so sánh sự tương đồng về thời gian và không gian của hiện tại và quá khứ trong ngày đầu tựu trường.

2. Tim những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
Trả lời:
Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi:
- Cùng mẹ đi trên đường tới trường:
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước
- Khi nghe gọi tên và rời bàn tay mẹ vào lớp:
+ Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng
+ Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo.
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
+ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay.
+ Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim.

3. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
Trả lời:
Cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học:
- Ông đốc: nhân hậu, từ tốn, bao dung, yêu thương những đứa trẻ
- Thầy cô giáo: ân cần, niềm nở đón học sinh của mình
- Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho con của họ trong ngày đầu đến trường.

4. Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Trả lời:
Những hình ảnh so sánh:
- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”-> thể hiện niềm hân hoan và vui sướng của tác giả ngày đầu đến trường
- “Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”-> thể hiện sự suy nghĩ vẩn vơ
- “Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quàng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy dể khỏi phai rụt rè trong cảnh lạ.”
- "Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp."-> thể hiện sự thành kính, trang nghiêm của một cậu học trò nhỏ.

5. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
Trả lời:
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:
- Truyện có sự kết hợp giữa miêu tả- trữ tình- tự sự
- Bố cục chặt chẽ, có dòng hồi tưởng sang tạo
- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu cảm xúc

Trên đây là những nội dung cơ bản của tác phẩm Tôi đi học được Vforum soạn bài ngắn ngọn và đầy đủ nhất. Qua truyện ngắn, các bạn có thể thấy được rằng ngày đầu tiên đi học có rất nhiều sự ngỡ ngàng, bỡ ngỡ.

Hi vọng qua bài Soạn bài tôi đi học, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Soạn bài Dấu ngoặc kép ngữ văn 8
 
  • Chủ đề
    lop 8 ngắn gọn soan bai tôi đi học
  • Top