Soạn bài Tụng giá hoàn kinh sư lớp 7 ngắn gọn - Trần Quang Khải

Hướng dẫn các bạn soạn bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

tung-gia-hoan-kinh-su.jpg


Phò giá về Kinh của Trần Quang Khải đã cho thấy tình thần chiến đấu chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta



Trần Quang Khải (1241 – 1294) là một vị tướng kiệt xuất thời vua Trần Thánh Tông. Dù là con vua, tuy nhiên ông vẫn được đánh giá là một vị tướng tài đức và văn võ song toàn. Hai cuộc kháng chiến chống quân Mông đều ghi đấm dấu ấn của vị tướng tài này. Và sau khi giành được thắng lợi tại Chương Dương, Hàm Tử, Trần Quang Khải đã viết nên bài thơ Phò giá về Kinh (Tụng giá hoàn kinh sư). Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tụng giá hoàn kinh sư một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.
Trả lời:
Qua bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải, từ đó chúng ta có thể tự nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như sau:
- 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
- Vần cuối các câu 2, câu 4.

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chồ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.
Trả lời:
Nội dung của hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ:
- Hai câu đầu: Chiến thắng oanh liệt, hào hung của dân tộc.
- Hau câu sau: Niềm tin, hi vọng, mơ ước một nền hòa bình, độc lập cho dân tộc.
Về cách biểu ý của bài thơ, tác giá Trần Quang Khải đã nêu lên những trận thắng oanh liệt, hào hùng của ông cha ta và sau đó, tác giả đã thể hiện được một khát vọng nền hòa bình cho các thế hệ mai sau.
Còn về cách biểu ý, tác giả mang đến một tinh thần hào hùng, tự hào, anh dũng bằng những trận chiến thắng lịch sử, và những câu thơ sau thì đó là tình yêu thương đất nước của chính tác giả, mong muốn có một khát vọng hòa bình.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
Trả lời:
Mặc dù là hai thể thơ khác nhau, tuy nhiên về biểu cảm và biểu ý của hai bài thơ Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có nét tương đồng nhau. Cả hai tác giả đều mang đến những vần thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm.
Tuy những câu thơ có vần điều đơn giản, ngắn gọn, nhưng sâu hơn, chúng thể hiện được sự mạnh mẽ, ý chí kiên cương của tác giả.

Xem thêm: Soạn bài Bánh trôi nước lớp 7 ngắn gọn - Hồ Xuân Hương
 
  • Chủ đề
    lop 7 ngắn gọn soan bai trần quang khải tụng giá hoàn kinh sư
  • Top