Các màn song ca thầy trò trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015 có thể chia thành hai cách dàn dựng khác nhau. Một bên thiên về hát còn bên kia lại nặng về... diễn.
Hai thái cực trong đêm chung kết
Màn trình diễn của thí sinh và huấn luyện viên (HLV) là phần rất được chờ đợi trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015. Trước đó, thông tin và hình ảnh cập nhật cũng cho thấy các HLV đầu tư không hề nhỏ cho tiết mục cùng "gà cưng" trong đêm thi quyết định người chiến thắng.
Nếu theo dõi đêm thi tối 13/9 sẽ thấy hai thái cực trong cách dàn dựng của 4 HLV với tiết mục song ca này.
Chọn một bản mix nhạc điện tử nhưng Tuấn Hưng và học trò Yến Lê lại không quá đầu tư vào sân khấu biểu diễn mà nhấn nhiều vào khả năng khuấy đảo sân khấu của chính hai thầy trò. Màn trình diễn này chưa thực sự hâm nóng khán giả nhưng ngược lại, người xem vẫn cảm nhận được sự "nhiệt" của thầy trò Tuấn Hưng.
Khác với đội Tuấn Hưng, cặp thầy trò Thu Phương - Hoàng Dũng lại cống hiến một liên khúc nhạc trữ tình với chủ đề "Tình ca" rất sâu lắng và đậm đà tinh thần Việt. Điểm mạnh của Hoàng Dũng là quãng giọng và sự truyền cảm nhưng Dũng bị một nhược điểm không hề nhỏ là khuôn mặt gần như không có biểu cảm dù bài hát thuộc thể loại nào. May mắn là sự cộng hưởng của HLV Thu Phương cũng như bản hoà âm tuyệt đẹp đã khiến tiết mục của hai thầy trò chiếm trọn vẹn cảm tình của khán giả.
Ngược với lựa chọn cách dàn dựng thiên về hát của hai HLV trên, Mr. Đàm và Mỹ Tâm lại chọn cách song ca với học trò mang nhiều tính diễn hơn.
Tiết mục "Chuyện tình Cổ Loa" mang đậm phong cách Đàm Vĩnh Hưng với sự đầu tư quá mức vào trang phục, sân khấu biểu diễn. Nhưng câu chuyện tình yêu giữa Mỵ Châu - Tố Ny và Trọng Thuỷ - Đàm Vĩnh Hưng bị đẩy theo hướng kể lể, ướt át thái quá khiến người xem ngán ngẩm.
Cũng đã lâu mới lại thấy Mr. Đàm dụng lại chiêu này và dù thầy trò anh có phát biểu rằng thoả mãn với tiết mục nhưng hiệu ứng có vẻ là khán giả bị "ấn tượng mạnh" với phần biểu diễn hơn là giọng hát của hai thầy trò.
Tiết mục của Mỹ Tâm lại mang dấu ấn quốc tế với chùm ca khúc của ban nhạc huyền thoại ABBA được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch. Quả thực học trò Đức Phúc của nữ HLV đã thể hiện khá tốt vai diễn của mình đặc biệt là về giọng hát. Nhưng bản thân HLV Mỹ Tâm lại hát không tốt, chị mắc lỗi từ kỹ thuật tới phần thể hiện tiếng Anh. Có cảm giác động tác biểu diễn khiến Mỹ Tâm bị xao nhãng phần hát.
Thầy trò song ca để làm gì?
Ngoài mục đích đem tới cho khán giả những tiết mục độc đáo trong đêm chung kết, màn song ca của HLV và học trò còn giống như sự bảo lãnh quan trọng nhất của thầy với trò trên sân khấu. Chính vì thế, nếu theo dõi chương trình The Voice trên thế giới sẽ thấy các HLV thường dàn dựng tiết mục này để thí sinh toả sáng hơn là để khán giả tập trung quá nhiều chú ý vào HLV.
Đây là điều mà Thu Phương đã làm được trong tiết mục với Hoàng Dũng. Hoàng Dũng được đo ni đóng giày rất tốt về giọng hát và ca khúc khiến chàng trai thuyết phục được khán giả. Thu Phương cũng rất khéo léo ở vai trò người dẫn dắt các đoạn chuyển trong liên khúc để Hoàng Dũng tránh rủi ro gặp lỗi do non kinh nghiệm sân khấu.
Tuấn Hưng cũng là HLV "tâng" được học trò. Mặc dù tiết mục của hai thầy trò không quá ấn tượng nhưng có thể nhận thấy nam ca sĩ luôn chọn bè phụ cho học trò và những đoạn phiêu, phô diễn giọng hát đều thuộc về Yến Lê.
Cũng trong chương trình The Voice US vòng chung kết năm nay, HLV Pharrell và học trò cưng Sawyer Fredericks đã có màn song ca rất giản dị nhưng được khán giả hết lời khen ngợi. Hai thầy trò ngồi hát ca khúc "Summer breeze" trên một sân khấu được sắp đặt tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Khán giả thực sự cảm thấy Sawyer toát lên thần thái của một nghệ sĩ tài năng còn Pharrell càng thuyết phục hơn với hình tượng một người thầy, người bạn tâm giao bên cạnh học trò. Và cuối cùng, Sawyer Fredericks đã trở thành quán quân The Voice 2015.
Cách dàn dựng đề cao yếu tố hát và sự toả sáng của thí sinh trong các tiết mục song ca thầy trò cũng được áp dụng ở The Voice phiên bản Trung Quốc - Giọng hát hay Trung Quốc.
[Ở mùa thi năm ngoái của Giọng hát hay Trung Quốc, có thể thấy điều đó thể hiện qua màn trình diễn của các HLV như Uông Phong hay Na Anh. Không quá đầu tư vào dàn dựng sân khấu, nhưng các HLV này lựa chọn ca khúc và "phân vai" thầy trò rất hợp lý khiến thí sinh hát với một tinh thần tự tin và đầy hứng khởi, khán giả hào hứng dù không cần là bài hát quá sôi động.
Từ các phiên bản khác nhìn về màn trình diễn của cặp thầy trò Mỹ Tâm và Mr. Đàm có thể thấy sự chênh lệch khá rõ ràng về ý tưởng và tất nhiên là cả hiệu quả của các màn trình diễn.
Mặc dù Đức Phúc đã hát tốt nhưng sự tốt đó khó mà lý giải bởi nỗ lực của HLV Mỹ Tâm khi chính chị lại hát không tốt và màn nhạc kịch ngắn của hai thầy trò khá rời rạc.
Khán giả đã quen với hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng trong hình tượng và trang phục kiểu Trọng Thuỷ của tiết mục Chuyện tình Cổ Loa nhưng Tố Ny lại mất điểm với màn trình diễn "sến sẩm" trên sân khấu trực tiếp.
Kết quả cuối cùng của Giọng hát Việt mùa thứ ba sẽ có vào tuần tới. Dù thế nào đây là sân chơi mang tên Giọng hát Việt chứ không phải... Diễn viên Việt, tiết mục chú trọng âm nhạc vẫn nên được vinh danh.
Hai thái cực trong đêm chung kết
Màn trình diễn của thí sinh và huấn luyện viên (HLV) là phần rất được chờ đợi trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015. Trước đó, thông tin và hình ảnh cập nhật cũng cho thấy các HLV đầu tư không hề nhỏ cho tiết mục cùng "gà cưng" trong đêm thi quyết định người chiến thắng.
Nếu theo dõi đêm thi tối 13/9 sẽ thấy hai thái cực trong cách dàn dựng của 4 HLV với tiết mục song ca này.
Chọn một bản mix nhạc điện tử nhưng Tuấn Hưng và học trò Yến Lê lại không quá đầu tư vào sân khấu biểu diễn mà nhấn nhiều vào khả năng khuấy đảo sân khấu của chính hai thầy trò. Màn trình diễn này chưa thực sự hâm nóng khán giả nhưng ngược lại, người xem vẫn cảm nhận được sự "nhiệt" của thầy trò Tuấn Hưng.
Khác với đội Tuấn Hưng, cặp thầy trò Thu Phương - Hoàng Dũng lại cống hiến một liên khúc nhạc trữ tình với chủ đề "Tình ca" rất sâu lắng và đậm đà tinh thần Việt. Điểm mạnh của Hoàng Dũng là quãng giọng và sự truyền cảm nhưng Dũng bị một nhược điểm không hề nhỏ là khuôn mặt gần như không có biểu cảm dù bài hát thuộc thể loại nào. May mắn là sự cộng hưởng của HLV Thu Phương cũng như bản hoà âm tuyệt đẹp đã khiến tiết mục của hai thầy trò chiếm trọn vẹn cảm tình của khán giả.
Ngược với lựa chọn cách dàn dựng thiên về hát của hai HLV trên, Mr. Đàm và Mỹ Tâm lại chọn cách song ca với học trò mang nhiều tính diễn hơn.
Tiết mục "Chuyện tình Cổ Loa" mang đậm phong cách Đàm Vĩnh Hưng với sự đầu tư quá mức vào trang phục, sân khấu biểu diễn. Nhưng câu chuyện tình yêu giữa Mỵ Châu - Tố Ny và Trọng Thuỷ - Đàm Vĩnh Hưng bị đẩy theo hướng kể lể, ướt át thái quá khiến người xem ngán ngẩm.
Cũng đã lâu mới lại thấy Mr. Đàm dụng lại chiêu này và dù thầy trò anh có phát biểu rằng thoả mãn với tiết mục nhưng hiệu ứng có vẻ là khán giả bị "ấn tượng mạnh" với phần biểu diễn hơn là giọng hát của hai thầy trò.
Tiết mục của Mỹ Tâm lại mang dấu ấn quốc tế với chùm ca khúc của ban nhạc huyền thoại ABBA được dàn dựng theo phong cách nhạc kịch. Quả thực học trò Đức Phúc của nữ HLV đã thể hiện khá tốt vai diễn của mình đặc biệt là về giọng hát. Nhưng bản thân HLV Mỹ Tâm lại hát không tốt, chị mắc lỗi từ kỹ thuật tới phần thể hiện tiếng Anh. Có cảm giác động tác biểu diễn khiến Mỹ Tâm bị xao nhãng phần hát.
Thầy trò song ca để làm gì?
Ngoài mục đích đem tới cho khán giả những tiết mục độc đáo trong đêm chung kết, màn song ca của HLV và học trò còn giống như sự bảo lãnh quan trọng nhất của thầy với trò trên sân khấu. Chính vì thế, nếu theo dõi chương trình The Voice trên thế giới sẽ thấy các HLV thường dàn dựng tiết mục này để thí sinh toả sáng hơn là để khán giả tập trung quá nhiều chú ý vào HLV.
Đây là điều mà Thu Phương đã làm được trong tiết mục với Hoàng Dũng. Hoàng Dũng được đo ni đóng giày rất tốt về giọng hát và ca khúc khiến chàng trai thuyết phục được khán giả. Thu Phương cũng rất khéo léo ở vai trò người dẫn dắt các đoạn chuyển trong liên khúc để Hoàng Dũng tránh rủi ro gặp lỗi do non kinh nghiệm sân khấu.
Tuấn Hưng cũng là HLV "tâng" được học trò. Mặc dù tiết mục của hai thầy trò không quá ấn tượng nhưng có thể nhận thấy nam ca sĩ luôn chọn bè phụ cho học trò và những đoạn phiêu, phô diễn giọng hát đều thuộc về Yến Lê.
Cũng trong chương trình The Voice US vòng chung kết năm nay, HLV Pharrell và học trò cưng Sawyer Fredericks đã có màn song ca rất giản dị nhưng được khán giả hết lời khen ngợi. Hai thầy trò ngồi hát ca khúc "Summer breeze" trên một sân khấu được sắp đặt tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Khán giả thực sự cảm thấy Sawyer toát lên thần thái của một nghệ sĩ tài năng còn Pharrell càng thuyết phục hơn với hình tượng một người thầy, người bạn tâm giao bên cạnh học trò. Và cuối cùng, Sawyer Fredericks đã trở thành quán quân The Voice 2015.
Cách dàn dựng đề cao yếu tố hát và sự toả sáng của thí sinh trong các tiết mục song ca thầy trò cũng được áp dụng ở The Voice phiên bản Trung Quốc - Giọng hát hay Trung Quốc.
[Ở mùa thi năm ngoái của Giọng hát hay Trung Quốc, có thể thấy điều đó thể hiện qua màn trình diễn của các HLV như Uông Phong hay Na Anh. Không quá đầu tư vào dàn dựng sân khấu, nhưng các HLV này lựa chọn ca khúc và "phân vai" thầy trò rất hợp lý khiến thí sinh hát với một tinh thần tự tin và đầy hứng khởi, khán giả hào hứng dù không cần là bài hát quá sôi động.
Từ các phiên bản khác nhìn về màn trình diễn của cặp thầy trò Mỹ Tâm và Mr. Đàm có thể thấy sự chênh lệch khá rõ ràng về ý tưởng và tất nhiên là cả hiệu quả của các màn trình diễn.
Mặc dù Đức Phúc đã hát tốt nhưng sự tốt đó khó mà lý giải bởi nỗ lực của HLV Mỹ Tâm khi chính chị lại hát không tốt và màn nhạc kịch ngắn của hai thầy trò khá rời rạc.
Khán giả đã quen với hình ảnh Đàm Vĩnh Hưng trong hình tượng và trang phục kiểu Trọng Thuỷ của tiết mục Chuyện tình Cổ Loa nhưng Tố Ny lại mất điểm với màn trình diễn "sến sẩm" trên sân khấu trực tiếp.
Kết quả cuối cùng của Giọng hát Việt mùa thứ ba sẽ có vào tuần tới. Dù thế nào đây là sân chơi mang tên Giọng hát Việt chứ không phải... Diễn viên Việt, tiết mục chú trọng âm nhạc vẫn nên được vinh danh.