Sự khác nhau của bánh trôi bánh chay ở các vùng miền, tết hàn thực có từ khi nào, phong tục tập quán của người việt xưa
Cùng dạo quanh các vùng miền trên cả nước để thưởng thức món bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực...
Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) từ xa xưa đã là một trong những ngày Tết chính của người Việt cổ. Đến ngày này, người dân khắp nơi đều sửa soạn những đĩa bánh trôi, bánh chay để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền trên cả nước, món ăn này lại mang những màu sắc rất khác nhau, rất đặc trưng…
Hàn thực nghĩa là đồ ăn lạnh. Tết này xuất phát từ một câu chuyện thời nhà Tấn ở Trung Quốc khi Tấn Văn Công không may đốt rừng thiêu chết trung thần phò tá mình 19 năm trời Giới Tử Thôi.
Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm dân phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội mà thôi. Sau này, người Việt cũng theo tục này nhưng chủ yếu làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng tổ tiên, không liên quan tới điển tích kia.
Cùng dạo quanh các vùng miền trên cả nước để thưởng thức món bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực...
Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) từ xa xưa đã là một trong những ngày Tết chính của người Việt cổ. Đến ngày này, người dân khắp nơi đều sửa soạn những đĩa bánh trôi, bánh chay để dâng lên thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền trên cả nước, món ăn này lại mang những màu sắc rất khác nhau, rất đặc trưng…
Hàn thực nghĩa là đồ ăn lạnh. Tết này xuất phát từ một câu chuyện thời nhà Tấn ở Trung Quốc khi Tấn Văn Công không may đốt rừng thiêu chết trung thần phò tá mình 19 năm trời Giới Tử Thôi.
Để tưởng nhớ Thôi, vua Tấn ban lệnh 3/3 - 5/3 âm lịch hàng năm dân phải kiêng đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội mà thôi. Sau này, người Việt cũng theo tục này nhưng chủ yếu làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng tổ tiên, không liên quan tới điển tích kia.
Nguồn: Kênh 14