Tham khảo
Familiarity Breeds Enjoyment
Why forced familiarity with novel experiences enhances enjoyment in life.
Published on January 17, 2012 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go here.
Khi tôi lần đầu tiên từ Ấn Độ đến Mỹ năm 1994 để bắt đầu học PhD, tôi được chủ nhà chở từ sân bay đến nhà hàng Taco Bell dùng bữa tối. Là người ăn chay, tôi gọi món đậu burrito. Tôi đã nhớ là mình ghét bữa ăn đó, nhưng vì lịch sự nên tôi cố ăn hết với sự giúp đỡ của rất nhiều nước. Tôi tự hỏi làm thế nào chủ nhà của tôi có thể ăn món dở tệ đó. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi học được cách không chỉ chịu đựng món đậu mà còn thực sự thích chúng. Và có những lúc tôi thực sự thèm chúng!
Làm thế nào sự thay đổi này lại xảy ra? Làm thế nào mà tôi từ 1 người ghét đậu burrito trở thành người yêu đậu? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tiết lộ bí mật cho 1 trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm tăng niềm vui trong cuộc sống.
Hãy xem xét về hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (the mere exposure effect). Những người tham gia trong 1 thực nghiệm được tiếp xúc với 1 loạt mẫu tự trong tiếng Nhật. Những mẫu tự tiếng Nhật trông giống như vẽ hoặc những bức tranh được gọi là chữ tượng hình. Trong thực nghiệm, khoảng thời gian tiếp xúc với mỗi chữ được cố ý làm cho rất ngắn – 30 phần nghìn giây, hoặc 1/30 giây- trong 1 số thực nghiệm. Với những khoảng thời gian tiếp xúc ngắn như vậy – được biết đến như là tiếp xúc dưới ngưỡng – con người không thể ghi nhớ kích thích và do đó, những người tham gia trong thực nghiệm không được mong đợi là nhớ lại được những chữ đã xem. Tuy nhiên, câu hỏi là: Liệu những người tham gia sẽ phát triển sự yêu thích nhiều hơn đối với những chữ tượng hình mà họ từng được tiếp xúc trước đây?
Hóa ra câu trả lời là có. Khi những người tham gia được cho xem 2 bộ mẫu tự, 1 bộ mà họ từng được tiếp xúc trước đây và bộ kia họ chưa từng xem, những người tham gia đã thông báo là thích bộ đầu tiên hơn – ngay cả khi họ không thể nhớ được đã xem chúng! Các kết quả đó từng được tái tạo lại nhiều lần và qua 1 loạt những kiểu kích thích, do đó chúng là thực. Các kết quả tiếp xúc đơn thuần cho thấy con người phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích quen thuộc. Dù sự quen thuộc có thể đôi lúc gây ra sự coi thường, nó có vẻ như thường đem lại sự yêu thích hơn.
Nhưng, tại sao những vật quen thuộc lại được thích nhiều hơn?
Vì những vật quen thuộc – thức ăn, âm nhạc, những hoạt động, ...- làm chúng ta cảm thấy thoải mái. Từ quan điểm tiến hóa, ta có thể hiểu được tại sao sự quen thuộc gây ra sự yêu thích. Nói chung, những thứ quen thuộc có nhiều khả năng là an toàn hơn những thứ không quen thuộc. Nếu 1 thứ gì đó là an toàn, chúng ta rõ ràng sống sót khi tiếp xúc với nó, và bộ não của chúng ta nhận ra điều này, hướng chúng ta về phía nó.
Các kết quả của tiếp xúc đơn thuần là thú vị, nhưng thậm chí thú vị hơn là hầu hết chúng ta ít hoặc không lợi dụng xu hướng này để làm tăng niềm vui của chúng ta trong cuộc sống.
Mỗi người chúng ta có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số niềm vui chúng ta có được từ cuộc sống bằng cách làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số kích thích mà chúng ta làm cho quen thuộc với bản thân chúng ta. Ví dụ, so với 1 người chỉ có thể thích món ăn Ấn Độ, 1 ai đó khác có thể thích cả món Ấn, Ý, Mexico sẽ đương nhiên tìm thấy nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tương tự, so với 1 người chỉ thích nhạc rock, 1 người khác cũng thích nhạc rock, nhạc cổ điển, jazz và bluegrass sẽ có được nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tóm lại, cánh cửa đi đến niềm vui lớn hơn là đơn giản chỉ cần tiếp xúc với những kích thích mới. Nhưng hầu hết chúng ta giới hạn bản thân chỉ trong những kiểu thức ăn, kiểu âm nhạc hoặc những kiểu thế giới quan nào đó.
Tại sao 1 ai đó trưởng thành trong 1 nền văn hóa nào đó không thể thích hoặc học cách thưởng thức những truyền thống hoặc nền văn hóa khác?
Có 2 lý do cho điều này.
Vì chúng ta được lập trình để ban đầu không thích những kích thích không quen thuộc, chúng ta xem phản ứng tiêu cực ban đầu này đối với kích thích như là những phản ứng thực sự và ổn định của chúng ta đối với chúng. Nói cách khác, chúng ta xem sự không thích ban đầu của chúng ta đối với những thức ăn, âm nhạc hoặc những quan điểm không quen thuộc như thể chúng là những cảm xúc kéo dài mãi mãi của chúng ta đối với chúng. Điều này là vì chúng ta không có trực giác tốt về ảnh hưởng mà sự quen thuộc có đối với sự yêu thích của chúng ta với kích thích mới, và chúng ta dễ dàng quên chúng ta từng cảm nhận như thế nào trước đây với kích thích tương tự. Hầu hết chúng ta ghét nhất là ăn rau khi còn bé, nhưng chúng ta không thể nhớ được trong hiện tại. Phần lớn chúng ta ghét mùi vị của bia khi lần đầu tiên uống bia! Nhưng theo thời gian, sự tiếp xúc với chúng được lặp lại nhiều lần, chúng ta trở nên thích chúng. Ảnh hưởng của sự quen thuộc đối với sự yêu thích là chậm, nhưng đáng tin.
1 khi chúng ta nhận ra sự thật này về mối liên kết giữa sự quen thuộc và sự yêu thích (nó tốn nhiều lần tiếp xúc để phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích không quen thuộc), chúng ta có thể biến nó thành 1 chiến lược để xem xét phản ứng tiêu cực ban đầu đối với kích thích mới.
Lý do thứ 2 giải thích tại sao chúng ta không chủ động tìm kiếm sự tiếp xúc với những kích thích mới và không quen thuộc có liên quan đến cái tôi của chúng ta, và đây là chướng ngại khó khăn hơn nhiều để vượt qua. Đối với 1 người trưởng thành chỉ ăn thức ăn Ấn Độ, nó là vấn đề của niềm kiêu hãnh để dìm hàng những kiểu đồ ăn khác. Và khi nói đến những niềm tin tôn giáo, bao gồm cái tôi của bạn trong đó thì việc không thích xem xét những quan điểm xa lạ khác thậm chí còn lớn hơn. Do đó, chướng ngại chính để có được niềm vui lớn hơn từ cuộc sống là 1 chướng ngại bên trong. Chúng ta càng từ bỏ cái tôi ra khỏi con đường của chúng ta thì chúng ta sẽ càng thưởng thức được cuộc sống. Vượt qua cái tôi, đơn giản về lý thuyết nhưng khó thực hành. Tuy nhiên, bạn có thể làm được nếu có đủ động lực.
Đầu tiên, bắt đầu nói với bản thân và những người xung quanh bạn rằng bạn là người cởi mở. Chỉ cần hành động nói với bản thân bạn là người cởi mở sẽ buộc bạn hành động theo cách cởi mở. Hãy nhớ là phản ứng ban đầu của bạn trước những kinh nghiệm mới có nhiều khả năng là tiêu cực. Nhưng nói với bản thân rằng, dù bạn không ý thức nhận ra nó thì tiềm thức của bạn sẽ dần trở nên thích những kinh nghiệm không quen thuộc với mỗi lần tiếp xúc.
Thứ 2, để giúp bạn thích nhanh hơn đối với những kinh nghiệm không quen thuộc, hãy tiếp cận những kinh nghiệm mới với 1 ý thức tôn trọng và ngạc nhiên.
Thứ 3, nhận ra bạn đang làm tăng khả năng phát triển sự yêu thích trước 1 kinh nghiệm mới nếu kinh nghiệm đó có ít nhất 1 số yếu tố quen thuộc trong nó. Ví dụ, 1 người đã quen với đồ ăn Ấn Độ sẽ thấy dễ dàng hơn để thích đồ ăn Thái Lan hơn là đồ ăn Nhật. Do đó, đồ ăn Thái có thể được xem như 1 “cây cầu” giữa đồ ăn Ấn Độ và Nhật. Khi bạn đã yêu thích món Thái, bạn sẽ dễ dàng hơn để thích đồ ăn Nhật.
Cuối cùng, du lịch đến những vùng đất mới. Vì khi bạn du lịch, bạn buộc mình tiếp xúc với những kinh nghiệm mới. Dù bạn có thể không thích sự không thoải mái mà bạn cảm nhận lúc đó, thì sự tiếp xúc bắt buộc với kích thích và kinh nghiệm mới sẽ làm cuộc sống bạn phong phú
Nguồn: PsychologyToday
Familiarity Breeds Enjoyment
Why forced familiarity with novel experiences enhances enjoyment in life.
Published on January 17, 2012 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go here.
Khi tôi lần đầu tiên từ Ấn Độ đến Mỹ năm 1994 để bắt đầu học PhD, tôi được chủ nhà chở từ sân bay đến nhà hàng Taco Bell dùng bữa tối. Là người ăn chay, tôi gọi món đậu burrito. Tôi đã nhớ là mình ghét bữa ăn đó, nhưng vì lịch sự nên tôi cố ăn hết với sự giúp đỡ của rất nhiều nước. Tôi tự hỏi làm thế nào chủ nhà của tôi có thể ăn món dở tệ đó. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi học được cách không chỉ chịu đựng món đậu mà còn thực sự thích chúng. Và có những lúc tôi thực sự thèm chúng!
Làm thế nào sự thay đổi này lại xảy ra? Làm thế nào mà tôi từ 1 người ghét đậu burrito trở thành người yêu đậu? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tiết lộ bí mật cho 1 trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm tăng niềm vui trong cuộc sống.
Hãy xem xét về hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (the mere exposure effect). Những người tham gia trong 1 thực nghiệm được tiếp xúc với 1 loạt mẫu tự trong tiếng Nhật. Những mẫu tự tiếng Nhật trông giống như vẽ hoặc những bức tranh được gọi là chữ tượng hình. Trong thực nghiệm, khoảng thời gian tiếp xúc với mỗi chữ được cố ý làm cho rất ngắn – 30 phần nghìn giây, hoặc 1/30 giây- trong 1 số thực nghiệm. Với những khoảng thời gian tiếp xúc ngắn như vậy – được biết đến như là tiếp xúc dưới ngưỡng – con người không thể ghi nhớ kích thích và do đó, những người tham gia trong thực nghiệm không được mong đợi là nhớ lại được những chữ đã xem. Tuy nhiên, câu hỏi là: Liệu những người tham gia sẽ phát triển sự yêu thích nhiều hơn đối với những chữ tượng hình mà họ từng được tiếp xúc trước đây?
Hóa ra câu trả lời là có. Khi những người tham gia được cho xem 2 bộ mẫu tự, 1 bộ mà họ từng được tiếp xúc trước đây và bộ kia họ chưa từng xem, những người tham gia đã thông báo là thích bộ đầu tiên hơn – ngay cả khi họ không thể nhớ được đã xem chúng! Các kết quả đó từng được tái tạo lại nhiều lần và qua 1 loạt những kiểu kích thích, do đó chúng là thực. Các kết quả tiếp xúc đơn thuần cho thấy con người phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích quen thuộc. Dù sự quen thuộc có thể đôi lúc gây ra sự coi thường, nó có vẻ như thường đem lại sự yêu thích hơn.
Nhưng, tại sao những vật quen thuộc lại được thích nhiều hơn?
Vì những vật quen thuộc – thức ăn, âm nhạc, những hoạt động, ...- làm chúng ta cảm thấy thoải mái. Từ quan điểm tiến hóa, ta có thể hiểu được tại sao sự quen thuộc gây ra sự yêu thích. Nói chung, những thứ quen thuộc có nhiều khả năng là an toàn hơn những thứ không quen thuộc. Nếu 1 thứ gì đó là an toàn, chúng ta rõ ràng sống sót khi tiếp xúc với nó, và bộ não của chúng ta nhận ra điều này, hướng chúng ta về phía nó.
Các kết quả của tiếp xúc đơn thuần là thú vị, nhưng thậm chí thú vị hơn là hầu hết chúng ta ít hoặc không lợi dụng xu hướng này để làm tăng niềm vui của chúng ta trong cuộc sống.
Mỗi người chúng ta có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số niềm vui chúng ta có được từ cuộc sống bằng cách làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 số kích thích mà chúng ta làm cho quen thuộc với bản thân chúng ta. Ví dụ, so với 1 người chỉ có thể thích món ăn Ấn Độ, 1 ai đó khác có thể thích cả món Ấn, Ý, Mexico sẽ đương nhiên tìm thấy nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tương tự, so với 1 người chỉ thích nhạc rock, 1 người khác cũng thích nhạc rock, nhạc cổ điển, jazz và bluegrass sẽ có được nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống. Tóm lại, cánh cửa đi đến niềm vui lớn hơn là đơn giản chỉ cần tiếp xúc với những kích thích mới. Nhưng hầu hết chúng ta giới hạn bản thân chỉ trong những kiểu thức ăn, kiểu âm nhạc hoặc những kiểu thế giới quan nào đó.
Tại sao 1 ai đó trưởng thành trong 1 nền văn hóa nào đó không thể thích hoặc học cách thưởng thức những truyền thống hoặc nền văn hóa khác?
Có 2 lý do cho điều này.
Vì chúng ta được lập trình để ban đầu không thích những kích thích không quen thuộc, chúng ta xem phản ứng tiêu cực ban đầu này đối với kích thích như là những phản ứng thực sự và ổn định của chúng ta đối với chúng. Nói cách khác, chúng ta xem sự không thích ban đầu của chúng ta đối với những thức ăn, âm nhạc hoặc những quan điểm không quen thuộc như thể chúng là những cảm xúc kéo dài mãi mãi của chúng ta đối với chúng. Điều này là vì chúng ta không có trực giác tốt về ảnh hưởng mà sự quen thuộc có đối với sự yêu thích của chúng ta với kích thích mới, và chúng ta dễ dàng quên chúng ta từng cảm nhận như thế nào trước đây với kích thích tương tự. Hầu hết chúng ta ghét nhất là ăn rau khi còn bé, nhưng chúng ta không thể nhớ được trong hiện tại. Phần lớn chúng ta ghét mùi vị của bia khi lần đầu tiên uống bia! Nhưng theo thời gian, sự tiếp xúc với chúng được lặp lại nhiều lần, chúng ta trở nên thích chúng. Ảnh hưởng của sự quen thuộc đối với sự yêu thích là chậm, nhưng đáng tin.
1 khi chúng ta nhận ra sự thật này về mối liên kết giữa sự quen thuộc và sự yêu thích (nó tốn nhiều lần tiếp xúc để phát triển 1 sự yêu thích đối với kích thích không quen thuộc), chúng ta có thể biến nó thành 1 chiến lược để xem xét phản ứng tiêu cực ban đầu đối với kích thích mới.
Lý do thứ 2 giải thích tại sao chúng ta không chủ động tìm kiếm sự tiếp xúc với những kích thích mới và không quen thuộc có liên quan đến cái tôi của chúng ta, và đây là chướng ngại khó khăn hơn nhiều để vượt qua. Đối với 1 người trưởng thành chỉ ăn thức ăn Ấn Độ, nó là vấn đề của niềm kiêu hãnh để dìm hàng những kiểu đồ ăn khác. Và khi nói đến những niềm tin tôn giáo, bao gồm cái tôi của bạn trong đó thì việc không thích xem xét những quan điểm xa lạ khác thậm chí còn lớn hơn. Do đó, chướng ngại chính để có được niềm vui lớn hơn từ cuộc sống là 1 chướng ngại bên trong. Chúng ta càng từ bỏ cái tôi ra khỏi con đường của chúng ta thì chúng ta sẽ càng thưởng thức được cuộc sống. Vượt qua cái tôi, đơn giản về lý thuyết nhưng khó thực hành. Tuy nhiên, bạn có thể làm được nếu có đủ động lực.
Đầu tiên, bắt đầu nói với bản thân và những người xung quanh bạn rằng bạn là người cởi mở. Chỉ cần hành động nói với bản thân bạn là người cởi mở sẽ buộc bạn hành động theo cách cởi mở. Hãy nhớ là phản ứng ban đầu của bạn trước những kinh nghiệm mới có nhiều khả năng là tiêu cực. Nhưng nói với bản thân rằng, dù bạn không ý thức nhận ra nó thì tiềm thức của bạn sẽ dần trở nên thích những kinh nghiệm không quen thuộc với mỗi lần tiếp xúc.
Thứ 2, để giúp bạn thích nhanh hơn đối với những kinh nghiệm không quen thuộc, hãy tiếp cận những kinh nghiệm mới với 1 ý thức tôn trọng và ngạc nhiên.
Thứ 3, nhận ra bạn đang làm tăng khả năng phát triển sự yêu thích trước 1 kinh nghiệm mới nếu kinh nghiệm đó có ít nhất 1 số yếu tố quen thuộc trong nó. Ví dụ, 1 người đã quen với đồ ăn Ấn Độ sẽ thấy dễ dàng hơn để thích đồ ăn Thái Lan hơn là đồ ăn Nhật. Do đó, đồ ăn Thái có thể được xem như 1 “cây cầu” giữa đồ ăn Ấn Độ và Nhật. Khi bạn đã yêu thích món Thái, bạn sẽ dễ dàng hơn để thích đồ ăn Nhật.
Cuối cùng, du lịch đến những vùng đất mới. Vì khi bạn du lịch, bạn buộc mình tiếp xúc với những kinh nghiệm mới. Dù bạn có thể không thích sự không thoải mái mà bạn cảm nhận lúc đó, thì sự tiếp xúc bắt buộc với kích thích và kinh nghiệm mới sẽ làm cuộc sống bạn phong phú
Nguồn: PsychologyToday