Tham khảo : Which Is More Important: Truth or Happiness?
Could it be that Truth leads to Happiness and vice versa?
Published on May 3, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Một trong những cảnh yêu thích của tôi trong phim Ma trận, Morpheus ( Laurence Fishburne đóng ) đưa cho Neo ( Keanu Reeves
đóng ) một sự lựa chọn giữa 2 viên thuốc - 1 viên màu đỏ và 1 viên màu xanh. " Uống viên màu xanh , và câu chuyện kết thúc ở đây. Bạn sẽ thức dậy trên giường và tin vào bất cứ điều gì bạn muốn tin." " Uống viên màu đỏ, bạn sẽ sống ở tiên giới, và tôi sẽ cho bạn biết hang thỏ sâu như thế nào. Hãy nhớ : tất cả những điều tôi cung cấp là sự thật."
Morpheus đưa cho Neo một sự lựa chọn giữa " cuộc sống bình thường" và " biết về sự thật".
Nếu được cho 1 sự lựa chọn tương tự, tôi tưởng tượng rằng phần lớn chúng ta sẽ chọn như Neo : uống viên màu đỏ ( sự thật ).
Hãy để tôi hành động giống như Morpheus và cho bạn một câu hỏi hơi khác và khó hơn : giả sử tôi cho bạn sự lựa chọn giữa " biết về sự thật " và " sống hạnh phúc ". Nếu bạn chọn cái đầu tiên, bạn sẽ biết những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi lớn của cuộc sống, ví dụ như " Chúa có tồn tại không ?" " Mục đích của cuộc sống là gì ?" ...nhưng bạn có thể không hạnh phúc. Nếu bạn chọn cái sau, bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc kể từ giây phút này , nhưng bạn có thể không bao giờ biết những câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống.
Bạn sẽ chọn cái nào ?
Cách đây 2 năm, tôi nêu câu hỏi này với những sinh viên trong lớp học về Sự sáng tạo và Lãnh đạo, nói chung thì các sinh viên hơi ủng hộ Hạnh phúc hơn Sự thật. Cụ thể là, khoảng 58% sinh viên chọn" Hạnh phúc " và số còn lại 42% chọn " Sự thật ".
Thoạt đầu, kết quả này có vẻ mâu thuẫn với những điều mà các nhà nghiên cứu về hạnh phúc nói, rằng hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của mọi người. Và từ những kết quả của tôi, một số người hứng thú với việc biết sự thật hơn so với sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, một kết luận như vậy không nhất thiết là vững chắc, có căn cứ. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem những điều mà tôi và Yaacov Trope phát hiện trong một loạt những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện. Đầu tiên, chúng tôi làm cho những người tham gia ở trong một tâm trạng hạnh phúc hoặc buồn bã. Sau đó, chúng tôi yêu cầu họ đọc một bài tiểu luận về những ảnh hưởng của việc tiêu thụ caffeine. Bài tiểu luận đã làm nổi bật cả những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của việc tiêu thụ caffeine.
Điều chúng tôi muốn kiểm tra là : liệu trạng thái - tâm trạng của con người có tạo nên một sự khác biệt trong sự tiếp thu của họ với thông tin tiêu cực về caffeine ? Cụ thể là, những người đang hạnh phúc hoặc buồn bã sẽ sẵn sàng xử lý thông tin tiêu cực về caffeine nhiều hơn ?
Những phát hiện của chúng tôi tiết lộ rằng tâm trạng của những người tham gia đã tạo ra một sự khác biệt trong sự tiếp thu thông tin tiêu cực: Những người đang có một tâm trạng tích cực có nhiều khả năng sẽ xử lý những ảnh hưởng tiêu cực của việc tiêu thụ caffeine. Những người có tâm trạng tiêu cực thì ngược lại, có nhiều khả năng sẽ xử lý thông tin tích cực về caffeine. Những kết quả đó cho rằng, những người có tâm trạng tiêu cực thì quan tâm nhiều hơn đến việc " sửa chữa " tâm trạng của họ ( trở nên " hạnh phúc " hơn ), trong khi đó, những người có tâm trạng tích cực thì tiếp thu nhiều " sự thật " hơn ( trong trường hợp này là về những ảnh hưởng của việc tiêu thụ caffeine ).
Những kết quả đó có những gợi ý quan trọng đối với những hoàn cảnh mà con người thích chọn Sự thật hay Hạnh phúc. Cụ thể, nó cho thấy rằng mọi người có thể sẵn sàng để tìm kiếm sự thật chỉ khi họ cảm thấy đủ hạnh phúc. Trong thực tế, trường hợp của những sinh viên của tôi : những người chọn Sự thật ( tại thời điểm họ lựa chọn ) thì ít căng thẳng và hạnh phúc hơn những người chọn Hạnh phúc.
Điều này cho thấy có một hệ thống phân cấp thứ tự mà ở đó con người tìm kiếm Hạnh phúc vs. Sự thật : hạnh phúc được tìm kiếm đầu tiên, và chỉ sau khi đạt được một mức hạnh phúc nhất định thì con người mới muốn Sự thật. Nói cách khác, đối với hầu hết mọi người thì Hạnh phúc có vẻ là một mục tiêu quan trọng hơn Sự thật , nhưng khi đạt được Hạnh phúc thì việc tìm kiếm Sự thật trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi quan trọng chưa có câu trả lời : Sự tương quan giữa biết Sự thật và sống hạnh phúc là gì ? Trong những bài viết trước, tôi đã đề cập là có nhiều người thông minh nhưng không nhất thiết là hạnh phúc. Liệu có một sự tương quan nghịch đảo giữa biết Sự thật và sống hạnh phúc không ? Cụ thể là những người biết sự thật thì có thể sẽ ít hạnh phúc hơn ?
Could it be that Truth leads to Happiness and vice versa?
Published on May 3, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Một trong những cảnh yêu thích của tôi trong phim Ma trận, Morpheus ( Laurence Fishburne đóng ) đưa cho Neo ( Keanu Reeves
đóng ) một sự lựa chọn giữa 2 viên thuốc - 1 viên màu đỏ và 1 viên màu xanh. " Uống viên màu xanh , và câu chuyện kết thúc ở đây. Bạn sẽ thức dậy trên giường và tin vào bất cứ điều gì bạn muốn tin." " Uống viên màu đỏ, bạn sẽ sống ở tiên giới, và tôi sẽ cho bạn biết hang thỏ sâu như thế nào. Hãy nhớ : tất cả những điều tôi cung cấp là sự thật."
Morpheus đưa cho Neo một sự lựa chọn giữa " cuộc sống bình thường" và " biết về sự thật".
Nếu được cho 1 sự lựa chọn tương tự, tôi tưởng tượng rằng phần lớn chúng ta sẽ chọn như Neo : uống viên màu đỏ ( sự thật ).
Hãy để tôi hành động giống như Morpheus và cho bạn một câu hỏi hơi khác và khó hơn : giả sử tôi cho bạn sự lựa chọn giữa " biết về sự thật " và " sống hạnh phúc ". Nếu bạn chọn cái đầu tiên, bạn sẽ biết những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi lớn của cuộc sống, ví dụ như " Chúa có tồn tại không ?" " Mục đích của cuộc sống là gì ?" ...nhưng bạn có thể không hạnh phúc. Nếu bạn chọn cái sau, bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc kể từ giây phút này , nhưng bạn có thể không bao giờ biết những câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống.
Bạn sẽ chọn cái nào ?
Cách đây 2 năm, tôi nêu câu hỏi này với những sinh viên trong lớp học về Sự sáng tạo và Lãnh đạo, nói chung thì các sinh viên hơi ủng hộ Hạnh phúc hơn Sự thật. Cụ thể là, khoảng 58% sinh viên chọn" Hạnh phúc " và số còn lại 42% chọn " Sự thật ".
Thoạt đầu, kết quả này có vẻ mâu thuẫn với những điều mà các nhà nghiên cứu về hạnh phúc nói, rằng hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của mọi người. Và từ những kết quả của tôi, một số người hứng thú với việc biết sự thật hơn so với sống hạnh phúc.
Tuy nhiên, một kết luận như vậy không nhất thiết là vững chắc, có căn cứ. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem những điều mà tôi và Yaacov Trope phát hiện trong một loạt những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện. Đầu tiên, chúng tôi làm cho những người tham gia ở trong một tâm trạng hạnh phúc hoặc buồn bã. Sau đó, chúng tôi yêu cầu họ đọc một bài tiểu luận về những ảnh hưởng của việc tiêu thụ caffeine. Bài tiểu luận đã làm nổi bật cả những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của việc tiêu thụ caffeine.
Điều chúng tôi muốn kiểm tra là : liệu trạng thái - tâm trạng của con người có tạo nên một sự khác biệt trong sự tiếp thu của họ với thông tin tiêu cực về caffeine ? Cụ thể là, những người đang hạnh phúc hoặc buồn bã sẽ sẵn sàng xử lý thông tin tiêu cực về caffeine nhiều hơn ?
Những phát hiện của chúng tôi tiết lộ rằng tâm trạng của những người tham gia đã tạo ra một sự khác biệt trong sự tiếp thu thông tin tiêu cực: Những người đang có một tâm trạng tích cực có nhiều khả năng sẽ xử lý những ảnh hưởng tiêu cực của việc tiêu thụ caffeine. Những người có tâm trạng tiêu cực thì ngược lại, có nhiều khả năng sẽ xử lý thông tin tích cực về caffeine. Những kết quả đó cho rằng, những người có tâm trạng tiêu cực thì quan tâm nhiều hơn đến việc " sửa chữa " tâm trạng của họ ( trở nên " hạnh phúc " hơn ), trong khi đó, những người có tâm trạng tích cực thì tiếp thu nhiều " sự thật " hơn ( trong trường hợp này là về những ảnh hưởng của việc tiêu thụ caffeine ).
Những kết quả đó có những gợi ý quan trọng đối với những hoàn cảnh mà con người thích chọn Sự thật hay Hạnh phúc. Cụ thể, nó cho thấy rằng mọi người có thể sẵn sàng để tìm kiếm sự thật chỉ khi họ cảm thấy đủ hạnh phúc. Trong thực tế, trường hợp của những sinh viên của tôi : những người chọn Sự thật ( tại thời điểm họ lựa chọn ) thì ít căng thẳng và hạnh phúc hơn những người chọn Hạnh phúc.
Điều này cho thấy có một hệ thống phân cấp thứ tự mà ở đó con người tìm kiếm Hạnh phúc vs. Sự thật : hạnh phúc được tìm kiếm đầu tiên, và chỉ sau khi đạt được một mức hạnh phúc nhất định thì con người mới muốn Sự thật. Nói cách khác, đối với hầu hết mọi người thì Hạnh phúc có vẻ là một mục tiêu quan trọng hơn Sự thật , nhưng khi đạt được Hạnh phúc thì việc tìm kiếm Sự thật trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi quan trọng chưa có câu trả lời : Sự tương quan giữa biết Sự thật và sống hạnh phúc là gì ? Trong những bài viết trước, tôi đã đề cập là có nhiều người thông minh nhưng không nhất thiết là hạnh phúc. Liệu có một sự tương quan nghịch đảo giữa biết Sự thật và sống hạnh phúc không ? Cụ thể là những người biết sự thật thì có thể sẽ ít hạnh phúc hơn ?