Thời gian gần đây, kim cương nhân tạo đã tạo thành cơn sốt trên thị trường trang sức. Thế nhưng, nhiều người tiêu dùng đã bị móc túi ngoạn mục khi đa phần “kim cương nhân tạo” trên thị trường chỉ là những viên đá Cubic Zirconia (đá CZ hay còn gọi là đá tổng hợp) có giá vài chục ngàn đồng!
Lập lờ đá bột thành kim cương
Hiện nay, trang sức bằng kim cương nhân tạo đang trở thành trào lưu không chỉ ở giới trẻ, mà cả những người trung niên. Vì thế, đến bất cứ cửa hàng kim hoàn nào, người tiêu dùng cũng được giới thiệu về kim cương nhân tạo. Trong các chương trình bán hàng giảm giá của các trang web, kim cương nhân tạo cũng tạo nên cơn sốt mua sắm.
Chẳng hạn, chỉ xuất hiện trên trang web muachung.com chưa đầy 24 giờ (bắt đầu từ chiều ngày 6/7) mà sản phẩm kim cương nhân tạo Diamondbrite Ancarat của Công ty CP Ancarat đã thu hút hơn 1.700 người đặt mua.
Khảo sát thực tế cho thấy, kim cương nhân tạo có giá rất vô chừng, từ vài trăm ngàn cho đến cả chục triệu đồng. Tại một cửa hàng kim hoàn trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM, giá viên đá CZ 4,5 li phủ carbon là 1,5 triệu đồng.
Một cửa hàng khác cũng ở khu vực này lại niêm yết giá đến 2,2 triệu đồng. Trong khi đó, tại một tiệm vàng ở Trung tâm Vàng Bạc Đá quý Bến Thành, viên cùng kích cỡ, nhập từ Hàn Quốc có giá 910.000 đồng.
Viên ở tiệm vàng Ngọc Long Châu (đối diện chợ Bàn Cờ) bán giá 350.000 đồng với cam đoan hàng nhập khẩu từ châu Âu, bán rẻ do ưu đãi của nhà cung cấp.
Ngay trên trang web www.muachung.com, kim cương nhân tạo của Công ty CP Ancarat cũng có nhiều kích cỡ với giá bán khác nhau. Viên thấp nhất chỉ 300.000 đồng, nhưng viên cao nhất lên đến 6,5 triệu đồng. Theo lời quảng cáo thì đây là loại kim cương nhân tạo nhập từ Mỹ.
Để người tiêu dùng tin tưởng cũng như “kích thích” nhiều người mua sản phẩm, hầu hết các cửa hàng đều đưa ra “khẳng định chất lượng” thông qua giấy kiểm định chất lượng trong và ngoài nước, hoặc tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá từ 10 - 30%, hoặc mua kim cương được tặng vỏ, khi bán lại sản phẩm sẽ thu lại 100%...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, các trung tâm giám định trong nước đểu khẳng định chưa bao giờ cấp giấy xác nhận cho hạt đá CZ nào là kim cương nhân tạo, mà ghi rất rõ là đá CZ. Bà Trần Bích Ngọc, ngụ tại số 329/12 Điện Biên Phủ, Q.3, cho biết:
“Tôi mua viên kim cương nhân tạo 3,5 li giá 3,5 triệu đồng tại một tiệm vàng trong chợ Vườn Chuối. Mặc dù được chủ cửa hàng cam kết sẽ mua lại, nhưng sau một tháng, tôi mang sản phẩm bán lại thì cửa hàng đưa ra rất nhiều lý do để từ chối mua, như sản phẩm bị hao mòn, trầy xước... Sau một hồi đôi co, họ chỉ đồng ý thu lại sản phẩm với giá 1,8 triệu đồng”.
Đá vẫn chỉ là đá
Ông Lê Hữu Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết:
“Việt Nam chưa có mua bán kim cương nhân tạo. Những loại được gọi là kim cương nhân tạo bán trên thị trường hiện nay thực chất chỉ là đá tổng hợp. Loại đá này có màu trắng trong suốt, được gia công qua khâu mài để có thêm đặc tính chiếu sáng như kim cương, nhưng không thể coi là kim cương nhân tạo vì chỉ một thời gian ngắn (khoảng 6 tháng) sau khi tiếp xúc với hóa chất và bị trầy xước trong quá trình sử dụng, những hạt đá này sẽ bị xuống màu”.
Theo tài liệu của Viện Đá quý Hoa Kỳ, kim cương nhân tạo phải đạt được những tính chất giống như kim cương tự nhiên về trọng lượng riêng, chiết xuất, độ cứng...
Do vậy, giá thành của một viên kim cương nhân tạo gần tương đương với kim cương thiên nhiên. Còn đá CZ với công thức hóa học là ZrSiO4, trong suốt giống kim cương nhưng trọng lượng lớn hơn 1,7 lần so với một viên kim cương cùng kích thước.
Một viên CZ hoàn hảo về các mặt cắt cũng như kỹ thuật mài có thể đạt độ sáng gần bằng với một viên kim cương. Nhất là khi giới kim hoàn dùng công nghệ nano, phủ một lớp carbon lên bề mặt nên đá CZ có màu sắc rất đẹp.
Thậm chí, viên đá này còn có thể đánh lừa cả bút thử kim cương. Trên thực tế, đá CZ có giá chỉ vài chục ngàn cho đến chưa tới một trăm ngàn đồng.
Sự lập lờ của thị trường “kim cương nhân tạo” khiến người tiêu dùng mất tiền oan, nhưng cơ quan quản lý cũng chưa có cách xử lý. Có vẻ như sòng phẳng với người tiêu dùng, PNJ tung ra dòng trang sức mới mang tên ECZ (Excellent Cubic Zirconia. Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ, ECZ có những giác cắt hoàn hảo của kim cương, mang đến cho khách hàng thêm sự lựa chọn mới.
Tuy nhiên, bà Dung cũng khẳng định, đây là đá CZ, chứ không phải là sự thay thế hay so sánh với trang sức kim cương, tránh đi sự lập lờ mà trước giờ một số doanh nghiệp cố tình tạo ra để móc túi người tiêu dùng.
Lãnh đạo PNJ tin rằng dòng sản phẩm này sẽ đưa doanh thu của PNJ tăng cao. Bởi theo đánh giá của ông Hạnh, hiện tại, các sản phẩm gắn đá CZ chiếm 20% doanh thu của PNJ và sẽ tăng lên 50% trong thời gian tới.
Lập lờ đá bột thành kim cương
Chẳng hạn, chỉ xuất hiện trên trang web muachung.com chưa đầy 24 giờ (bắt đầu từ chiều ngày 6/7) mà sản phẩm kim cương nhân tạo Diamondbrite Ancarat của Công ty CP Ancarat đã thu hút hơn 1.700 người đặt mua.
Khảo sát thực tế cho thấy, kim cương nhân tạo có giá rất vô chừng, từ vài trăm ngàn cho đến cả chục triệu đồng. Tại một cửa hàng kim hoàn trên đường Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM, giá viên đá CZ 4,5 li phủ carbon là 1,5 triệu đồng.
Một cửa hàng khác cũng ở khu vực này lại niêm yết giá đến 2,2 triệu đồng. Trong khi đó, tại một tiệm vàng ở Trung tâm Vàng Bạc Đá quý Bến Thành, viên cùng kích cỡ, nhập từ Hàn Quốc có giá 910.000 đồng.
Viên ở tiệm vàng Ngọc Long Châu (đối diện chợ Bàn Cờ) bán giá 350.000 đồng với cam đoan hàng nhập khẩu từ châu Âu, bán rẻ do ưu đãi của nhà cung cấp.
Ngay trên trang web www.muachung.com, kim cương nhân tạo của Công ty CP Ancarat cũng có nhiều kích cỡ với giá bán khác nhau. Viên thấp nhất chỉ 300.000 đồng, nhưng viên cao nhất lên đến 6,5 triệu đồng. Theo lời quảng cáo thì đây là loại kim cương nhân tạo nhập từ Mỹ.
Để người tiêu dùng tin tưởng cũng như “kích thích” nhiều người mua sản phẩm, hầu hết các cửa hàng đều đưa ra “khẳng định chất lượng” thông qua giấy kiểm định chất lượng trong và ngoài nước, hoặc tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá từ 10 - 30%, hoặc mua kim cương được tặng vỏ, khi bán lại sản phẩm sẽ thu lại 100%...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, các trung tâm giám định trong nước đểu khẳng định chưa bao giờ cấp giấy xác nhận cho hạt đá CZ nào là kim cương nhân tạo, mà ghi rất rõ là đá CZ. Bà Trần Bích Ngọc, ngụ tại số 329/12 Điện Biên Phủ, Q.3, cho biết:
“Tôi mua viên kim cương nhân tạo 3,5 li giá 3,5 triệu đồng tại một tiệm vàng trong chợ Vườn Chuối. Mặc dù được chủ cửa hàng cam kết sẽ mua lại, nhưng sau một tháng, tôi mang sản phẩm bán lại thì cửa hàng đưa ra rất nhiều lý do để từ chối mua, như sản phẩm bị hao mòn, trầy xước... Sau một hồi đôi co, họ chỉ đồng ý thu lại sản phẩm với giá 1,8 triệu đồng”.
Đá vẫn chỉ là đá
Ông Lê Hữu Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết:
“Việt Nam chưa có mua bán kim cương nhân tạo. Những loại được gọi là kim cương nhân tạo bán trên thị trường hiện nay thực chất chỉ là đá tổng hợp. Loại đá này có màu trắng trong suốt, được gia công qua khâu mài để có thêm đặc tính chiếu sáng như kim cương, nhưng không thể coi là kim cương nhân tạo vì chỉ một thời gian ngắn (khoảng 6 tháng) sau khi tiếp xúc với hóa chất và bị trầy xước trong quá trình sử dụng, những hạt đá này sẽ bị xuống màu”.
Theo tài liệu của Viện Đá quý Hoa Kỳ, kim cương nhân tạo phải đạt được những tính chất giống như kim cương tự nhiên về trọng lượng riêng, chiết xuất, độ cứng...
Do vậy, giá thành của một viên kim cương nhân tạo gần tương đương với kim cương thiên nhiên. Còn đá CZ với công thức hóa học là ZrSiO4, trong suốt giống kim cương nhưng trọng lượng lớn hơn 1,7 lần so với một viên kim cương cùng kích thước.
Một viên CZ hoàn hảo về các mặt cắt cũng như kỹ thuật mài có thể đạt độ sáng gần bằng với một viên kim cương. Nhất là khi giới kim hoàn dùng công nghệ nano, phủ một lớp carbon lên bề mặt nên đá CZ có màu sắc rất đẹp.
Thậm chí, viên đá này còn có thể đánh lừa cả bút thử kim cương. Trên thực tế, đá CZ có giá chỉ vài chục ngàn cho đến chưa tới một trăm ngàn đồng.
Sự lập lờ của thị trường “kim cương nhân tạo” khiến người tiêu dùng mất tiền oan, nhưng cơ quan quản lý cũng chưa có cách xử lý. Có vẻ như sòng phẳng với người tiêu dùng, PNJ tung ra dòng trang sức mới mang tên ECZ (Excellent Cubic Zirconia. Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ, ECZ có những giác cắt hoàn hảo của kim cương, mang đến cho khách hàng thêm sự lựa chọn mới.
Tuy nhiên, bà Dung cũng khẳng định, đây là đá CZ, chứ không phải là sự thay thế hay so sánh với trang sức kim cương, tránh đi sự lập lờ mà trước giờ một số doanh nghiệp cố tình tạo ra để móc túi người tiêu dùng.
Lãnh đạo PNJ tin rằng dòng sản phẩm này sẽ đưa doanh thu của PNJ tăng cao. Bởi theo đánh giá của ông Hạnh, hiện tại, các sản phẩm gắn đá CZ chiếm 20% doanh thu của PNJ và sẽ tăng lên 50% trong thời gian tới.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: