Sự thiếu thốn có thể làm suy giảm khả năng trí tuệ của chúng ta để xử lý những vấn đề

Sự thiếu thốn – thiếu thời gian, tiền bạc, thức ăn, tình yêu…- có thể làm suy giảm khả năng trí tuệ của chúng ta để xử lý những khó khăn.

Khi dùng từ 'thiếu thốn', chúng tôi có ý nói rằng có ít hơn những gì bạn cảm thấy bạn cần.

Có điểm gì chung giữa một bà mẹ đơn thân có thu nhập ít ỏi với một CEO là triệu phú nhưng với một thời gian biểu họp hành liên miên?

Họ đều đang vật lộn để tìm thấy một yếu tố cơ bản cần cho thành công: Người mẹ không bao giờ có đủ tiền, và CEO luôn luôn thiếu thời gian.

Trong khi họ có những nhu cầu khác nhau, thì ảnh hưởng của sự thiếu thốn lên khả năng tinh thần/trí tuệ của họ để xử lý với những vấn đề của họ là giống nhau, theo cuốn sách mới của nhà kinh tế học trường Harvard Sendhil Mullainathan và nhà tâm lý học trường Princeton Eldar Shafir.
Trong cuốn "Scarcity: Why Having So Little Means So Much," Mullainathan và Shafir sử dụng nhiều thực nghiệm để khám phá làm thế nào mà cuộc vật lộn để tìm kiếm những thứ chúng ta thiếu có thể vừa giúp đỡ và vừa gây trở ngại cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

“Khi bạn thiếu thốn – nó có thể là tiền, thức ăn hoặc thời gian… – sự thiếu thốn làm đầy tâm trí bạn và khiến bạn còn ít khả năng tinh thần (bandwidth) cho những thứ khác” Shafir nói với Business Insider.

Sự thiếu thốn là lý do mà vị CEO không có đủ thời gian có thể quá tập trung vào khối lượng công việc của anh ấy đến nỗi anh ấy quên mất trận đấu bóng chày của con trai hoặc xếp trùng lịch hẹn gặp mặt với những khách hàng quan trọng. Sự thiếu thốn cũng là lí do mà bà mẹ đơn thân có thể quá tập trung vào việc không có đủ tiền trả phòng thuê đến nỗi cô ấy bỏ qua tỷ suất tín dụng 300% cho một khoản tiền vay và chấp nhận vay.

Nghèo hay giàu, mỗi người chỉ có một khả năng tinh thần nhất định để giải quyết những thách thức hằng ngày trong cuộc sống, Shafir nói.

Shafir mô tả một nghiên cứu mà ông tiến hành để cho thấy sự thiếu thốn tiền bạc có thể làm con người bị quẫn trí như thế nào:

“Chúng tôi đi đến một siêu thị ở New Jersey và cho những tình nguyện viên đứng trước một màn hình máy tính. Chúng tôi cho họ thấy những kịch bản tài chính. Ví dụ, xe của bạn bị hỏng. Trong khi bạn đang nghĩ về những vấn đề đó, chúng tôi giao cho bạn một bài test đơn giản để hoàn thành. Sau đó chúng tôi nói với bạn rằng xe của bạn sẽ tốn 150$ để sửa, đối với hầu hết mọi người thì số tiền đó là có thể xoay sở được. Những người giàu và người nghèo đều thực hiện tốt những bài test đó.

“Sau đó, chúng tôi cho họ chiếc xe tương tự nhưng nói với họ rằng bây giờ tiền sửa xe lên đến 1500$. Đối với người có thu nhập thấp thì 1500$ là một thách thức nghiêm trọng. Chúng tôi phát hiện thấy người nghèo đã làm bài test kém hơn đáng kể so với người giàu trong ví dụ này. Họ là những người đã làm bài tốt ngang nhau trong bài test này khi họ không suy nghĩ về những khó khăn đó.”

Nhưng không giống như vị CEO giàu có trong ví dụ trên, một bà mẹ nghèo đơn thân không thể quan tâm đến những giới hạn về khả năng tinh thần của cô ấy một cách dễ dàng. Vị CEO có thể thuê trợ lý hoặc ủy nhiệm công việc cho người khác. Còn bà mẹ nghèo thì có những nguồn lực bị giới hạn nên không thể thay đổi được tình trạng của cô.

“Khi bạn nghèo, bạn không thể nói ‘Hãy trở nên giàu có trong 1 tuần!Tôi sẽ nghèo lại vào tuần sau,” Shafir nói. “Đó là những gì làm cho sự thiếu thốn [đối với người nghèo] là quá tải và tiêu tốn khả năng tinh thần. Nó kéo dài dai dẳng.

Cuốn sách nói về chút thông tin mới về lí do tại sao con người nghèo – và làm gì với nó.

Đây là những điều không mới: Người nghèo có nhiều thói quen gây hại cho bản thân hơn những người trung lưu. Người nghèo không lập nhiều kế hoạch cho tương lai. So với những người trung lưu, người nghèo có sự kiểm soát bản thân kém hơn và nhanh chóng hướng đến sự thỏa mãn tức thời. Những thói quen đó làm cho chu kỳ nghèo tồn tại mãi.

Mullainathan và Shafir đề xuất một cách giải thích tại sao người nghèo ít hướng đến tương lai hơn những người có nhiều tiền. Theo hai tác giả, một lời giải thích cho những quyết định kém đó là sự thiếu thốn – không phải tiền, mà là khả năng tinh thần: một phần của khả năng tinh thần mà chúng ta có thể dùng để đưa ra những quyết định.

Lo lắng về tiền bạc khi đang túng thiếu chiếm giữ bộ não của chúng ta. Nó làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta – đặc biệt là tư duy trừu tượng của chúng ta dùng để xử lý vấn đề. Nó cũng làm giảm trung tâm kiểm soát của chúng ta, điều khiển việc lập kế hoạch, những cơn bốc đồng và sức mạnh ý chí. Những quyết định kém của người nghèo, theo 2 tác giả, không phải là sản phẩm của tính cách xấu hoặc trí tuệ thấp. Chúng là sản phẩm của bản thân cái nghèo. Khả năng tự nhiên của bạn không suy giảm khi bạn trải nghiệm sự thiếu thốn. Nhưng bạn còn ít khả năng tinh thần để dùng. Nếu bạn để cho một người thuộc tầng lớp trung lưu ở trong hoàn cảnh thiếu thốn thì cô ấy sẽ hành động giống một người nghèo.

Như trong thực nghiệm trên, nghĩ về 150$ không ảnh hưởng đến họ. Những nghĩ về 1500$ thì làm giảm trí tuệ của họ.

Tác giả cũng thực hiện nghiên cứu với những người nông dân ở Ấn Độ, kiểm tra trí thông minh của họ sau vụ thu hoạch, khi họ vui mừng vì có tiền, và trước đó khi họ đang nghèo. Những nông dân đó trả lời đúng các câu hỏi hơn 25% trong bài test trí thông minh khi họ giàu, và mắc nhiều lỗi hơn 15% trong bài test về sự kiểm soát khi họ nghèo.

Đây có phải chỉ vì stress? Chúng ta biết stress nguy hại như thế nào. Nhưng Mullainathan và Shafir cho rằng những ảnh hưởng của sự thiếu thốn còn đi xa hơn nữa. Nó chiếm giữ bộ não chúng ta, dẫn chúng ta đi vào một đường hầm; sự tập trung duy nhất của bạn là giải quyết sự khẩn cấp của hiện tại. Theo cách này, sự thiếu thốn tạo ra một chu kì xấu. Nó làm con người mượn tiền để xử lý tình huống khẩn cấp. Đối với người nghèo thì vay mượn là tốn kém. Họ chịu lãi suất cao.

Mullainathan và Shafir viết rằng sự thiếu thốn cũng áp dụng đối với những người quá bận rộn và người đang ăn kiêng.

Người thiếu thời gian mượn thời gian bằng cách trì hoãn những công việc là khẩn cấp đối với ngày mai nhưng không phải hôm nay. Và cái đói chiếm giữ tâm trí con người theo cách tương tự với cái nghèo. Người đang ăn kiêng hà khắc dành nhiều khả năng tinh thần của họ để suy nghĩ về đồ ăn.


Tham khảo cuốn sách "Scarcity: Why Having So Little Means So Much" - Sendhil Mullainathan, Eldar Shafir.
 
Top