Các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự rộng lượng, hào phóng có tính lây lan. Một hành động tử tế thực sự sinh ra những hành động tử tế khác …Sự tử tế có thể nhân rộng và chuyển từ người này sang người khác.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một trò chơi mà ở đó tính ích kỷ là có lý hơn sự hợp tác, và mặc cho điều này, hành động cho đi “tăng gấp ba lần trong suốt quá trình thực nghiệm bởi những đối tượng khác, người bị gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp để đóng góp nhiều hơn,” nhà khoa học chính trị James Fowler ở đại học California, San Diego, và nhà khoa học xã hội Nicholas Christakis ở đại học Harvard viết.
Những phát hiện của họ được công bố trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences (8/3/2010).
Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta đã có những hành động tử tế bao nhiều lần một ngày? Như một thực nghiệm cá nhân, bạn có thể hành động như một thám tử và xem điều gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh bạn.
Tôi quyết định tiến hành thực nghiệm của riêng tôi, khi tôi sống một ngày, có bao nhiêu lần tôi hành động tử tế, trái ngược với sự vội vàng, hoặc cảm thấy bị stress và không tử tế - và bao nhiêu lần người khác cư xử với tôi theo cách tử tế.
Tôi phát hiện thấy một kết luận thú vị. Khi tôi trở nên tử tế - làm những việc như giữ cửa lâu hơn 5 giây để chờ một ai đó, mỉm cười và nói ‘xin chào’ với mọi người ở một cửa hàng hoặc trên đường, …tôi phát hiện thấy dường như có nhiều người đáp lại bằng sự tử tế hơn.
Khi tôi cố tình hành động theo một cách không tử tế, giữ một bộ mặt cau có và phớt lờ mọi người xung quanh tôi, thì phần còn lại của thế giới thật xấu tính! Người ta đóng sầm cửa trước mặt tôi và tôi ngồi mất 7 phút ở điểm giao nhau để đợi một ai đó nhường đường cho tôi!
Chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác và những sự kiện xung quanh chúng ta bởi những hành động của chúng ta.
Nguồn
The Multiplier Effect
Kindness begets kindness
Published on June 17, 2012 by Beverly D. Flaxington in Understand Other People
Psychologytoday
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một trò chơi mà ở đó tính ích kỷ là có lý hơn sự hợp tác, và mặc cho điều này, hành động cho đi “tăng gấp ba lần trong suốt quá trình thực nghiệm bởi những đối tượng khác, người bị gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp để đóng góp nhiều hơn,” nhà khoa học chính trị James Fowler ở đại học California, San Diego, và nhà khoa học xã hội Nicholas Christakis ở đại học Harvard viết.
Những phát hiện của họ được công bố trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences (8/3/2010).
Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Nếu chúng ta nhìn lại cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta đã có những hành động tử tế bao nhiều lần một ngày? Như một thực nghiệm cá nhân, bạn có thể hành động như một thám tử và xem điều gì đang xảy ra trong thế giới xung quanh bạn.
Tôi quyết định tiến hành thực nghiệm của riêng tôi, khi tôi sống một ngày, có bao nhiêu lần tôi hành động tử tế, trái ngược với sự vội vàng, hoặc cảm thấy bị stress và không tử tế - và bao nhiêu lần người khác cư xử với tôi theo cách tử tế.
Tôi phát hiện thấy một kết luận thú vị. Khi tôi trở nên tử tế - làm những việc như giữ cửa lâu hơn 5 giây để chờ một ai đó, mỉm cười và nói ‘xin chào’ với mọi người ở một cửa hàng hoặc trên đường, …tôi phát hiện thấy dường như có nhiều người đáp lại bằng sự tử tế hơn.
Khi tôi cố tình hành động theo một cách không tử tế, giữ một bộ mặt cau có và phớt lờ mọi người xung quanh tôi, thì phần còn lại của thế giới thật xấu tính! Người ta đóng sầm cửa trước mặt tôi và tôi ngồi mất 7 phút ở điểm giao nhau để đợi một ai đó nhường đường cho tôi!
Chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác và những sự kiện xung quanh chúng ta bởi những hành động của chúng ta.
Nguồn
The Multiplier Effect
Kindness begets kindness
Published on June 17, 2012 by Beverly D. Flaxington in Understand Other People
Psychologytoday