Sau đây là một thực nghiệm ngắn: hãy nghĩ về ba hoặc bốn tính từ miêu tả về bản thân bạn. Có lẽ chúng là: rộng lượng, thông minh, chung thuỷ, quyến rũ...OK. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang sống một mình trên một hoang đảo không liên lạc với ai. Hãy nhìn lại những đặc điểm trên. Chúng còn ý nghĩa trong tình huống này không? Không còn nhiều. Hoá ra hầu hết những đặc điểm chúng ta quy gán cho bản thân chúng ta chỉ có ý nghĩa trong một bối cảnh xã hội. Những câu hỏi về bản sắc tâm lý của chúng ta (tôi là ai, tôi là gì?) thực tế là những câu hỏi về bản sắc xã hội (tôi là ai, tôi là gì, trong bối cảnh của một nhóm, khi so sánh với những người khác?). Lấy đi bối cảnh xã hội của một người, và người đó biến mất.
Nhà tâm lý Leon Festinger nghiên cứu về cơ chế do sánh xã hội là một trong những nền tảng của tâm lý học loài người. Theo Festinger, chúng ta so sánh bản thân với những người khác vì một khao khát muốn biết sự thật về bản thân chúng ta. Những sự so sánh đó là có ích vì nó ít quan trọng với bạn khi biết bạn nặng bao nhiêu kí (một chỉ số cá nhân, khách quan) hơn là biết cân nặng của bạn là nhiều hay ít hơn so với những người xung quanh bạn (một chỉ số tương quan, xã hội).
Những cơ chế so sánh xã hội thấm vào cuộc sống của chúng ta một cách sâu rộng. Lấy ví dụ về vấn đề tiền bạc. Giả sử bạn đến cơ quan sáng nay và sếp gây bất ngờ cho bạn bằng một món quà 100$. Bạn cảm thấy thế nào? Chắc là bạn thấy vui. Vì bạn vừa nhận được món tiền cho không. Nhưng các đồng nghiệp của bạn đến sớm 5 phút và được nhận những món quà 1000$. Khi đó bạn sẽ thấy thế nào? Không vui. Tại sao? Món quà ban đầu vẫn giữ nguyên. Bạn vừa kiếm được 100$ bất ngờ sáng nay. Nhưng, mọi người xung quanh bạn kiếm được 1000$. So với họ, bạn thua. Cái mất (Bạn kiếm ít hơn họ 900$) làm mất hiệu lực của cái đạt được (tôi được 100$).
Ví dụ khác: xem hai tình huống sau:
A. Bạn kiếm được 50,000$ một năm còn những người khác là 25,000$.
B. Bạn kiếm được 100,000$ còn những người khác 200,000$.
Bạn thích tình huống nào hơn? Theo nghiên cứu, hầu hết mọi người thích tình huống A hơn, dù điều này bao gồm việc từ bỏ 50,000$ tiền thu nhập mỗi năm. Tại sao? Vì chúng ta đánh giá bản thân chúng ta, trước hết và trên hết, trong tương quan với những người khác.
Nhà nghiên cứu người Anh Chris Boyce ở đại học Warwick đem đến một nghiên cứu thú vị kiểm tra dữ liệu về thu nhập và sự thoả mãn với cuộc sống ở hơn 10,000 người tham gia qua 7 năm. Boyce và nhóm của ông phát hiện thấy con người hạnh phúc với thu nhập của họ nếu nó cao hơn những hàng xóm của họ. Những phát hiện đó giúp giải thích tại sao sự tăng lên trong thu nhập trung bình ở phương Tây trong những thập kỉ gần đây không đi cùng với sự gia tăng của hạnh phúc. Thứ quyết định mức độ hạnh phúc của chúng ta không phải là thu nhập thuần tuý của chúng ta mà là thứ bậc thu nhập của chúng ta. Chừng nào thu nhập của hàng xóm tăng lên cùng với của tôi thì vị trí tương đối của chúng ta so với người khác trong thứ bậc xã hội vẫn giữ nguyên và theo đó là mức độ hạnh phúc của chúng ta. Nếu tôi tìm cách vượt qua mức thu nhập của hàng xóm và do đó làm tăng hạnh phúc của tôi, còn hàng xóm của tôi, người bị giảm thứ bậc, sẽ thấy mức độ hạnh phúc của anh ta giảm.
Những con khỉ cái Brown được huấn luyện thực hiện một nhiệm vụ khó để lấy phần thưởng, đã không tham gia tiếp sau khi thấy con khỉ khác nhận được phần thưởng tốt hơn cho cùng hành động hoặc được thưởng mà không thực hiện nhiệm vụ. (Những kết quả tương tự cũng được phát hiện ở loài chó). Thêm nữa, nhà nghiên cứu Robert Sapolsky ở đại học Stanford từng có nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống xã hội ở những con khỉ đầu chó ở Kenya, phát hiện thấy những con khỉ đầu chó có địa vị cao thì có sức khoẻ tốt và sống lâu hơn so với những con có địa vị thấp. Sapolsky phát hiện thấy những con có địa vị thấp thường sản sinh ra những hoc mon gây stress ở mức cao. Những thay đổi về hoc mon đó theo thời gian làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng, DNA bị hư hỏng và thoái hoá thần kinh, do đó làm tăng tỷ lệ bệnh tật và cuối cùng là cái chết.
Nhà nghiên cứu Sir Michael Marmot, trong một nghiên cứu theo dõi hàng ngàn nhân viên phục vụ làm việc trong một hệ thống phân bậc nghiêm khắc, phát hiện thấy bằng chứng vững chắc về mối liên quan nhân quả giữa địa vị xã hội và sức khoẻ. Người có địa vị cao hơn thì có sức khoẻ tốt hơn. Những nhà quản lý thậm chí sống lâu hơn những người cấp dưới gần nhất của họ. Những khác biệt đó không thể quy cho nghèo khổ hoặc những bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vì cả những người quản lý và những người cấp dưới của họ trong hệ thống nước Anh kiếm được số tiền khá; cả hai nhóm đều tiếp cận đầy đủ và bình đẳng với hệ thống y tế chất lượng cao ở Anh. Những khác biệt trong thói quen sức khoẻ, như hút thuốc hoặc uống rượu cũng không chịu trách nhiệm cho 'sự chênh lệch xã hội' vì sự chênh lệch cũng được phát hiện thấy ở những con khỉ đầu chó. Theo Sapolsky và Marmot, nguyên nhân của ảnh hưởng địa vị xã hội lên tuổi thọ nằm ở hai yếu tố chính: tính tự chủ và quan hệ xã hội. Những người ở vị trí đứng đầu của hệ thống cấp bậc thì có nhiều tự chủ hơn và quan hệ xã hội rộng hơn. Do đó họ giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của stress.
Giống như hạnh phúc, sức khoẻ không chỉ phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của một người mà đặc biệt nó còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội của người đó.
Khuynh hướng so sánh xã hội của chúng ta cũng không bỏ qua địa hạt những mối quan hệ tình cảm. Theo Lý thuyết trao đổi xã hội, ví dụ, một yếu tố quan trọng trong quyết định tiếp tục hay chấm dứt mối quan hệ tình cảm của bạn đó là sự có sẵn của những lựa chọn thay thế và chất lượng của những lựa chọn thay thế. Nếu không có nhiều đối tượng quyến rũ thay thế xung quanh, thì giá trị của người yêu của bạn và sự chung thuỷ của bạn với anh ta và với mối quan hệ sẽ tăng lên. Nếu xung quanh bạn có đầy những đối tác tiềm năng, sẵn sàng, đáng khao khát thì khả năng sống sót của mối quan hệ của bạn giảm xuống. Do đó, sự thoả mãn của bạn trong mối quan hệ không chỉ phụ thuộc vào bản chất và chất lượng của người bạn sống cùng mà còn phụ thuộc bản chất và chất lượng của những người khác xung quanh mà bạn có thể sống cùng.
Bây giờ, dường như những ảnh hưởng của sự so sánh xã hội còn chạm đến phòng ngủ. Tim Wadsworth ở đại học Denver trong một nghiên cứu gần đây với hơn 15,000 người Mĩ tham gia, phát hiện thấy mối quan hệ giữa tần suất ân ái và mức độ hạnh phúc liên quan đến so sánh xã hội. Những người tin rằng tần suất ân ái của họ thấp hơn trung bình thì thông báo hạnh phúc thấp hơn những người tin là tần suất ân ái của họ vượt quá trung bình. Nói cách khác, nếu A tin là B ân ái một lần một tuần, và B tin là A ân ái ba lần một tuần, và nếu họ thực tế đều ân ái với người tình hai lần một tuần, thì khi đó A sẽ hạnh phúc hơn B, dù tần suất ân ái của họ giống nhau.
So sánh trong sự thoả mãn tình dục đáng ngạc nhiên hơn những kết quả từ so sánh mức độ giàu có vì sự giàu có có những dấu hiệu bên ngoài dễ nhận ra. Nếu hàng xóm có một cái xe mới, bạn biết rằng cô ấy có tiền. Nhưng tình dục được thực hiện ở nơi riêng tư, vậy làm sao bạn biết hàng xóm ân ái nhiều hơn bạn? Wadsworth suy đoán là chúng ta thu thập thông tin về tần suất ân ái trung bình trong xã hội của chúng ta thông qua những nguồn gián tiếp như truyền thông, báo chí và blog công bố những khảo sát và kết quả nghiên cứu, và thông qua trò chuyện với bạn bè. Hạnh phúc trong tình dục phần lớn dựa trên những thông tin so sánh đó hơn là dựa trên những gì xảy ra trong phòng ngủ.
Festinger từng cảm nhận, những khuynh hướng xã hội của chúng ta định nghĩa về chúng ta và chỉ đạo cuộc sống của chúng ta. Jean-Paul Sartre nói rằng "Người khác là địa ngục." Nhưng không có những người khác, chúng ta sẽ không biết mình là ai. Bên cạnh đó, chừng nào những người khác còn ở xung quanh, thì ít nhất chúng ta không cô đơn ở địa ngục...
Nguồn
Your Happiness and Health Don't Belong to You
Why the quality of your health, happiness and sex life depends on your neighbors
Published on September 15, 2013 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
PsychologyToday
Nhà tâm lý Leon Festinger nghiên cứu về cơ chế do sánh xã hội là một trong những nền tảng của tâm lý học loài người. Theo Festinger, chúng ta so sánh bản thân với những người khác vì một khao khát muốn biết sự thật về bản thân chúng ta. Những sự so sánh đó là có ích vì nó ít quan trọng với bạn khi biết bạn nặng bao nhiêu kí (một chỉ số cá nhân, khách quan) hơn là biết cân nặng của bạn là nhiều hay ít hơn so với những người xung quanh bạn (một chỉ số tương quan, xã hội).
Những cơ chế so sánh xã hội thấm vào cuộc sống của chúng ta một cách sâu rộng. Lấy ví dụ về vấn đề tiền bạc. Giả sử bạn đến cơ quan sáng nay và sếp gây bất ngờ cho bạn bằng một món quà 100$. Bạn cảm thấy thế nào? Chắc là bạn thấy vui. Vì bạn vừa nhận được món tiền cho không. Nhưng các đồng nghiệp của bạn đến sớm 5 phút và được nhận những món quà 1000$. Khi đó bạn sẽ thấy thế nào? Không vui. Tại sao? Món quà ban đầu vẫn giữ nguyên. Bạn vừa kiếm được 100$ bất ngờ sáng nay. Nhưng, mọi người xung quanh bạn kiếm được 1000$. So với họ, bạn thua. Cái mất (Bạn kiếm ít hơn họ 900$) làm mất hiệu lực của cái đạt được (tôi được 100$).
Ví dụ khác: xem hai tình huống sau:
A. Bạn kiếm được 50,000$ một năm còn những người khác là 25,000$.
B. Bạn kiếm được 100,000$ còn những người khác 200,000$.
Bạn thích tình huống nào hơn? Theo nghiên cứu, hầu hết mọi người thích tình huống A hơn, dù điều này bao gồm việc từ bỏ 50,000$ tiền thu nhập mỗi năm. Tại sao? Vì chúng ta đánh giá bản thân chúng ta, trước hết và trên hết, trong tương quan với những người khác.
Nhà nghiên cứu người Anh Chris Boyce ở đại học Warwick đem đến một nghiên cứu thú vị kiểm tra dữ liệu về thu nhập và sự thoả mãn với cuộc sống ở hơn 10,000 người tham gia qua 7 năm. Boyce và nhóm của ông phát hiện thấy con người hạnh phúc với thu nhập của họ nếu nó cao hơn những hàng xóm của họ. Những phát hiện đó giúp giải thích tại sao sự tăng lên trong thu nhập trung bình ở phương Tây trong những thập kỉ gần đây không đi cùng với sự gia tăng của hạnh phúc. Thứ quyết định mức độ hạnh phúc của chúng ta không phải là thu nhập thuần tuý của chúng ta mà là thứ bậc thu nhập của chúng ta. Chừng nào thu nhập của hàng xóm tăng lên cùng với của tôi thì vị trí tương đối của chúng ta so với người khác trong thứ bậc xã hội vẫn giữ nguyên và theo đó là mức độ hạnh phúc của chúng ta. Nếu tôi tìm cách vượt qua mức thu nhập của hàng xóm và do đó làm tăng hạnh phúc của tôi, còn hàng xóm của tôi, người bị giảm thứ bậc, sẽ thấy mức độ hạnh phúc của anh ta giảm.
Những con khỉ cái Brown được huấn luyện thực hiện một nhiệm vụ khó để lấy phần thưởng, đã không tham gia tiếp sau khi thấy con khỉ khác nhận được phần thưởng tốt hơn cho cùng hành động hoặc được thưởng mà không thực hiện nhiệm vụ. (Những kết quả tương tự cũng được phát hiện ở loài chó). Thêm nữa, nhà nghiên cứu Robert Sapolsky ở đại học Stanford từng có nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống xã hội ở những con khỉ đầu chó ở Kenya, phát hiện thấy những con khỉ đầu chó có địa vị cao thì có sức khoẻ tốt và sống lâu hơn so với những con có địa vị thấp. Sapolsky phát hiện thấy những con có địa vị thấp thường sản sinh ra những hoc mon gây stress ở mức cao. Những thay đổi về hoc mon đó theo thời gian làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng, DNA bị hư hỏng và thoái hoá thần kinh, do đó làm tăng tỷ lệ bệnh tật và cuối cùng là cái chết.
Nhà nghiên cứu Sir Michael Marmot, trong một nghiên cứu theo dõi hàng ngàn nhân viên phục vụ làm việc trong một hệ thống phân bậc nghiêm khắc, phát hiện thấy bằng chứng vững chắc về mối liên quan nhân quả giữa địa vị xã hội và sức khoẻ. Người có địa vị cao hơn thì có sức khoẻ tốt hơn. Những nhà quản lý thậm chí sống lâu hơn những người cấp dưới gần nhất của họ. Những khác biệt đó không thể quy cho nghèo khổ hoặc những bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ vì cả những người quản lý và những người cấp dưới của họ trong hệ thống nước Anh kiếm được số tiền khá; cả hai nhóm đều tiếp cận đầy đủ và bình đẳng với hệ thống y tế chất lượng cao ở Anh. Những khác biệt trong thói quen sức khoẻ, như hút thuốc hoặc uống rượu cũng không chịu trách nhiệm cho 'sự chênh lệch xã hội' vì sự chênh lệch cũng được phát hiện thấy ở những con khỉ đầu chó. Theo Sapolsky và Marmot, nguyên nhân của ảnh hưởng địa vị xã hội lên tuổi thọ nằm ở hai yếu tố chính: tính tự chủ và quan hệ xã hội. Những người ở vị trí đứng đầu của hệ thống cấp bậc thì có nhiều tự chủ hơn và quan hệ xã hội rộng hơn. Do đó họ giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của stress.
Giống như hạnh phúc, sức khoẻ không chỉ phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của một người mà đặc biệt nó còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội của người đó.
Khuynh hướng so sánh xã hội của chúng ta cũng không bỏ qua địa hạt những mối quan hệ tình cảm. Theo Lý thuyết trao đổi xã hội, ví dụ, một yếu tố quan trọng trong quyết định tiếp tục hay chấm dứt mối quan hệ tình cảm của bạn đó là sự có sẵn của những lựa chọn thay thế và chất lượng của những lựa chọn thay thế. Nếu không có nhiều đối tượng quyến rũ thay thế xung quanh, thì giá trị của người yêu của bạn và sự chung thuỷ của bạn với anh ta và với mối quan hệ sẽ tăng lên. Nếu xung quanh bạn có đầy những đối tác tiềm năng, sẵn sàng, đáng khao khát thì khả năng sống sót của mối quan hệ của bạn giảm xuống. Do đó, sự thoả mãn của bạn trong mối quan hệ không chỉ phụ thuộc vào bản chất và chất lượng của người bạn sống cùng mà còn phụ thuộc bản chất và chất lượng của những người khác xung quanh mà bạn có thể sống cùng.
Bây giờ, dường như những ảnh hưởng của sự so sánh xã hội còn chạm đến phòng ngủ. Tim Wadsworth ở đại học Denver trong một nghiên cứu gần đây với hơn 15,000 người Mĩ tham gia, phát hiện thấy mối quan hệ giữa tần suất ân ái và mức độ hạnh phúc liên quan đến so sánh xã hội. Những người tin rằng tần suất ân ái của họ thấp hơn trung bình thì thông báo hạnh phúc thấp hơn những người tin là tần suất ân ái của họ vượt quá trung bình. Nói cách khác, nếu A tin là B ân ái một lần một tuần, và B tin là A ân ái ba lần một tuần, và nếu họ thực tế đều ân ái với người tình hai lần một tuần, thì khi đó A sẽ hạnh phúc hơn B, dù tần suất ân ái của họ giống nhau.
So sánh trong sự thoả mãn tình dục đáng ngạc nhiên hơn những kết quả từ so sánh mức độ giàu có vì sự giàu có có những dấu hiệu bên ngoài dễ nhận ra. Nếu hàng xóm có một cái xe mới, bạn biết rằng cô ấy có tiền. Nhưng tình dục được thực hiện ở nơi riêng tư, vậy làm sao bạn biết hàng xóm ân ái nhiều hơn bạn? Wadsworth suy đoán là chúng ta thu thập thông tin về tần suất ân ái trung bình trong xã hội của chúng ta thông qua những nguồn gián tiếp như truyền thông, báo chí và blog công bố những khảo sát và kết quả nghiên cứu, và thông qua trò chuyện với bạn bè. Hạnh phúc trong tình dục phần lớn dựa trên những thông tin so sánh đó hơn là dựa trên những gì xảy ra trong phòng ngủ.
Festinger từng cảm nhận, những khuynh hướng xã hội của chúng ta định nghĩa về chúng ta và chỉ đạo cuộc sống của chúng ta. Jean-Paul Sartre nói rằng "Người khác là địa ngục." Nhưng không có những người khác, chúng ta sẽ không biết mình là ai. Bên cạnh đó, chừng nào những người khác còn ở xung quanh, thì ít nhất chúng ta không cô đơn ở địa ngục...
Nguồn
Your Happiness and Health Don't Belong to You
Why the quality of your health, happiness and sex life depends on your neighbors
Published on September 15, 2013 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
PsychologyToday