Suy ngẫm

1.Tùy vào hoàn cảnh

Ba con vật nuôi: lợn con, cừu và bò sữa cùng bị nhốt trong một cái chuồng. Có một hôm,ông chủ bắt chú lợn, nó kêu gào thảm thiết và ra sức kháng cự. Cừu và bò rất khó chịu với tiếng kêu của lợn bèn nói: ”Ông ta cũng hay bắt chúng tôi mà chúng tôi có kêu gào như vậy đâu!”. Lợn nghe thấy liền đáp lại rằng: ”Ông ấy bắt các anh và bắt tôi là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, ông ấy bắt hai anh chỉ để lấy lông và sữa thôi, còn bắt tôi chính là lấy mạng tôi”... Những người có lập trường khác nhau được đặt trong hoàn cảnh khác nhau rất khó có thể hiểu được suy nghĩ của đối phương. Vì vậy chúng ta không nên vui mừng khi người khác thất bại, khó khăn hay đau khổ mà nên quan tâm đến họ, tìm hiểu rõ vấn đề và có lòng khoan dung.

2.Dựa vào bản thân

Ốc sên con hỏi mẹ: Vì sao từ khi sinh ra chúng ta lại phải cõng cái vỏ ốc vừa cứng vừa nặng hả mẹ?

Mẹ: Bởi vì cơ thể chúng ta không có sự chống đỡ của khung xương, chỉ có thể bò mà bò lại rất chậm. Cho nên phải có vỏ cứng để bảo vệ!

Ốc sên con: Chị sâu dóm cũng không có xương, cũng bò chậm, tại sao chị ấy không cần cái vỏ như vậy?

Mẹ: Bởi vì chị sâu dóm có thể biến thành bướm, bầu trời rộng lớn sẽ bảo vệ chị ấy con ạ.

Ốc sên con: Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò rất chậm cũng không biến thành bướm, vì sao lại không đeo vỏ?

Mẹ: Vì em ấy biết chui xuống đất, em ấy sẽ được đất mẹ bảo vệ.

Ốc sên bắt đầu khóc toáng lên: Chúng ta thật đáng thương, cả bầu trời cả đất mẹ đều không bảo vệ chúng ta...

Ốc mẹ an ủi: Vì thế mà chúng ta có vỏ trên lưng! Chúng ta không dựa vào trời, không dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình.

3.Cá và cá mập

Có người từng làm thí nghiệm, đem một con cá mập to lớn nhốt chung trong hồ với một đàn cá nhiệt đới sau đó chắn ở giữa bởi một tấm kính dày. Ban đầu, ngày nào con cá mập cũng không ngừng đâm vào tấm kính trong suốt ấy, dù thế nào cũng vô ích, nó không thể qua được phía bên kia. Hơn nữa, người thực nghiệm mỗi ngày đều thả ít cá diếc vào hồ nên cá mập không bao giờ thiếu thức ăn, chỉ là nó vẫn muốn tiến về phía trước để nếm thử mùi vị hấp dẫn, mỗi ngày vẫn không ngừng đâm vào tấm kính theo mọi góc cạnh, lần nào cũng đều dùng hết sức lực. Nhưng sau mỗi lần nó đều bị thương mệt mỏi, nhiều khi còn bị thương chảy máu khắp người. Cho đến một hôm trên tấm kính xuất hiện vết nứt, anh ta lập tức chắn thêm một tấm kính dày hơn. Sau đó, con cá mập không đâm và tấm kính nữa, nó cũng không để tâm tới đàn cá vằn nhiệt đới bên kia mà giống bức tranh trên tường biết cử động. Nó bắt đầu chờ đợi cá diếc được thả xuống hồ theo giờ cố định mỗi ngày rồi dùng bản năng nhanh nhẹn của mình để bắt chúng như trở về khí thế dũng mãnh vô địch dưới biển. Song tất cả chỉ như bức tượng giả bày ra đó mà thôi! Đến giai đoạn cuối của thí nghiệm, người ấy bỏ tấm kính ra nhưng cá mập cũng không có phản ứng gì. Mỗi ngày nó vẫn bơi trong khu vực cố định, không những không đếm xỉa đến cá nhiệt đới thậm chí khi đàn cá diếc bơi qua nó cũng không buổi bắt. Làm thế nào nó cũng không chịu qua bên kia. Thí nghiệm kết thúc, người thực nghiệm cười nhạo cá mập là con cá hèn nhát nhất biển khơi. Nhưng chỉ có người đã từng thất tình mới biết nguyên nhân, là do nó sợ đau.

4. Kì tích

Trong một thị trấn nhỏ hoang vu ở nước Pháp có lưu truyền về một giếng nước vô cùng linh nghiệm, luôn xuất hiện điều kì lạ có thể chữa được bách bệnh. Một hôm, có một người lính giải ngũ mất một chân, chống gậy bước khập khiễng trên đường vào thị trấn ấy. Người dân đi bên cạnh trông thấy đồng tình nói chuyện với nhau: ”Thật đáng thương, có lẽ anh ta đến cầu xin ông trời ban cho cái chân khác cũng nên”. Người lính nghe được liền quay lại trả lời: ”Tôi không xin ông trời cho một cái chân mà muốn cầu xin ông trời nói cho tôi biết, sau khi mất một chân tôi phải làm thế nào để sống”.

Thiết nghĩ: học được cách biết ơn những thứ đã mất cũng là cách chấp nhận hiện thực. Cho dù người khác được hay mất cũng nên để bản thân luôn lạc quan vui vẻ, không đau khổ vì quá khứ đã qua mà cố gắng sống tốt cuộc sống của mình.

5. Cái cần câu

Có một ông lão ngồi câu cá bên bờ sông, một cậu bé đi qua nhìn thấy kĩ thuật câu cá điêu luyện của ông chẳng mấy chốc cá câu được đã đầy sọt. Ông lão thấy cậu bé đáng yêu liền tặng cậu cả sọt cá. Cậu bé lắc đầu. Ông lão ngạc nhiên hỏi: ”Sao cháu không lấy?”. Cậu bé trả lời : “Cháu muốn cái cần câu của ông”. Ông lão hỏi: ”Cháu lấy cần câu làm gì”. Cậu bé đáp: ”Một sọt cá ăn chẳng bao lâu sẽ ăn hết, nếu có cần câu cháu có thể tự đi câu, không bao giờ ăn hết cá”. Tôi nghĩ bạn nhất định sẽ nói cậu bé này thật thông minh. Sai rồi! Nếu có cần câu, một con cá cậu bé cũng không được ăn. Bởi vì cậu ta không biết cách câu cá, có cần câu cũng vô ích. Bởi vì câu cá quan trọng nhất không phải ở cần câu mà là ở kĩ thuật. Có rất nhiều người cho rằng chỉ cần có người vạch sẵn đường đi cho mình thì không hề lo sợ những khó khăn phía trước, như vậy khó tránh khỏi ngã xuống đống buồn lầy. Như khi đứa bé thấy ông lão chỉ nghĩ là có cần câu sẽ không sợ đói, cũng như nhân viên nhìn thấy ông chủ thì nghĩ chỉ việc ngồi vào phòng làm việc thì có thể bòn rút được tiền bạc.
HGTH
 

Thống kê

Chủ đề
102,155
Bài viết
469,742
Thành viên
340,380
Thành viên mới nhất
aecungchoidue
Top