Tham khảo : Markman Art , “ Smart Thinking: How to Think Big, Innovate and Outperform Your Rivals”.
Suy nghĩ thông minh đòi hỏi bạn phát triển những thói quen thông minh để đạt được kiến thức có chất lượng cao và áp dụng kiến thức của bạn để đạt được mục tiêu của bạn.
**
Tâm trí con người được sắp đặt để suy nghĩ càng ít càng tốt.
Hệ thống nhận thức của con người được thiết kế để không phải suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Có nhiều nhiệm vụ mà bạn thực hiện theo thói quen và bạn không muốn suy nghĩ về nhiệm vụ đó. Những thói quen cho phép bạn chuyển những nhiệm vụ đó thành những lề thói tự động hóa ; do đó bạn có thể tập trung chú ý nhiều hơn đến những thứ quan trọng khác.
Bất cứ khi nào bạn làm 1 việc gì đó theo cùng 1 cách giống nhau trong phần lớn thời gian, bạn sẽ phát triển 1 thói quen để bạn không phải suy nghĩ nhiều về việc đó. Ví dụ, ở nhà, bạn biết vị trí của bàn chải đánh răng. Bạn thực hiện công việc của mình theo cách giống nhau mỗi ngày... Đó là những thói quen thông minh ( Smart habits ). Bạn không muốn phải suy nghĩ về tất cả những chi tiết về cách thức tiến hành những hoạt động trong ngày. Khi bạn bị buộc phải suy nghĩ về những chi tiết đó, nó sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi bạn không phải suy nghĩ cụ thể, chi tiết về cách thức tiến hành những nhiệm vụ lặt vặt và lặp đi lặp lại hằng ngày.
Những thói quen thông minh cho phép bạn tiến hành những hành động mà bạn muốn 1 cách tự động hóa. Những hành vi tự động hóa là những hành động mà bạn không phải suy nghĩ ( về ý thức ) để thực hiện. Bạn có thể có kinh nghiệm về việc mình quên khóa cửa ở nhà. Thường thì, ngay cả khi bạn có cảm giác này thì cửa nhà bạn thực sự đã được khóa rồi. Sự không chắc chắn ( về việc mình đã khóa cửa chưa ) phản ánh rằng bạn có 1 thói quen rời khỏi nhà và khóa cửa là 1 phần của thói quen đó. Bởi vì bạn thực hiện hành động này 1 cách tự động , nên có lẽ bạn không nhớ về việc đã khóa cửa chưa.
Phần lớn thời gian, những thói quen của bạn là những thói quen thông minh. Điều không may là chúng ta thường sử dụng từ “thói quen “ để ám chỉ về những hành vi mà bạn muốn thay đổi. Nếu không có những thói quen, cuộc sống của chúng ta sẽ mệt mỏi khi phải tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản hằng ngày. Những thói quen là 1 phần quan trọng của suy nghĩ thông minh.
Công thức của những thói quen thông minh :
Yêu cầu phải có 2 thành phần :
- Sự nhất quán giữa 1 hành động và môi trường.
- Tiến hành hoạt động đó lặp đi lặp lại.
Bạn sẽ thiết lập được 1 thói quen nhanh hơn khi môi trường mà bạn tiến hành hoạt động đó là duy nhất. Nhưng khi có nhiều hoạt động khác nhau có thể được tiến hành trong những hoàn cảnh tương tự, thì thói quen sẽ cần nhiều thời gian hơn để hình thành.
1 dấu hiệu của 1 thói quen , đó là bạn sẽ không phải suy nghĩ về quá trình thực hiện hành động đó.
Có 1 cách khác mà bạn có thể nói rằng bạn có 1 thói quen, đó là bạn sẽ gặp rắc rối trong những môi trường có sự thay đổi mà môi trường đó không còn hỗ trợ cho thói quen của bạn.
Thúc đẩy chất lượng học tập bằng cách hiểu về những giới hạn của bạn.
Thế giới xung quanh bạn có vô số những sự kiện. Nhưng thế giới nhận thức của bạn thì có giới hạn. Khi bạn chuyển những thông tin về những gì đang xảy ra tong thế giới từ kinh nghiệm ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, thì lượng thông tin đó còn trở nên ít hơn.
Điều quan trọng là cần nhận ra những giới hạn về những gì bạn có thể tri nhận tại 1 thời điểm cũng như những gì bạn có thể chuyển thành trí nhớ. Hiểu được những giới hạn và làm việc với những giới hạn đó là bước đầu tiên để suy nghĩ thông minh hơn.
Tôi gọi những giới hạn đó là vai trò của 3 ( Role of 3) . Khi bạn đang trải nghiệm một số sự kiện ( ví dụ như 1 trận bóng chày ) , sẽ có nhiều sự việc xuất hiện trong môi trường của bạn, nhưng bạn chỉ chú ý được khoảng 3 trong số những sự việc đó tại 1 thời điểm.
Nhà tâm lý học Dan Simons và Dan Levin đã nghiên cứu về câu hỏi : chúng ta thấy và nhớ điều gì trong những hoàn cảnh phức tạp.
Những gì bạn nhìn thấy phụ thuộc vào những gì bạn biết.
Vì lần đầu tiên bạn bắt đầu nhìn vào 1 tình huống là bạn cũng đang sử dụng những kiến thức mà bạn có. Nếu bạn đang xem 1 trận đấu bóng chày, làm thế nào bạn biết được chỗ/ vị trí để nhìn ? Nếu bạn chưa bao giờ xem bóng chày trước đây thì mọi thứ đối với bạn có lẽ là 1 đống lộn xộn. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều hoạt động, bởi vì bạn có thể không dự đoán được cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng khi bạn học hỏi nhiều về môn bóng chày , bạn học được vị trí nào cần quan sát và những vật thể nào là quan trọng. Bạn càng hiểu về bóng chày thì những kiến thức đó sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để quan sát 1 trận đấu.
Tầm nhìn của bạn được chỉ dẫn bởi những kiến thức mà bạn có. Và chúng ta sẽ đòi hỏi những thông tin mới có liên quan đến những cách thức mà chúng ta suy nghĩ về sự hoạt động của thế giới.
Những gì bạn biết phụ thuộc vào những gì bạn thấy.
Cách thức mà bạn trải nghiệm điều gì đó mới lạ, cho dù đó là 1 sự kiện hoặc là 1 vấn đề, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi cách thức mà bạn nhìn sự việc trong quá khứ. Thỉnh thoảng khi bạn mắc kẹt trong 1 vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết, nó có thể là do những kinh nghiệm của bạn trước đây với những vấn đề có liên quan đã khiến bạn mô tả vấn đề theo cách sai lầm. Bạn đang nhìn vấn đề và diễn giải nó thông qua tất cả những kinh nghiệm của bạn trước đây.
Bởi vì bạn sử dụng những kiến thức bạn đã biết để diễn giải cho những sự kiện mới, cho nên những điều mới lạ mà bạn có thể học được dễ dàng nhất là những điều có quan hệ với những gì bạn từng gặp trong quá khứ. Kiến thức của bạn không phải là 1 tập hớp của những sự kiện rời rạc. Mà nó là 1 mạng lưới nối kết giữa những thông tin.
Có được những kiến thức có chất lượng cao ( High-quality knowledge ) không chỉ là học những kiến thức rời rạc , mà đó là học mối liên quan giữa những kiến thức. Bởi vì bạn sử dụng kiến thức của bạn để giúp mình hiểu về những tình huống mới, bạn muốn có được những mối quan hệ giữa những kiến thức cho phép bạn mang những thông tin quan trọng xuất hiện trong đầu khi bạn cần sử dụng chúng.
Khi bạn học được những điều mới lạ, bạn sẽ cố gắng kết nối những thông tin mới với bất cứ những gì có trong trí nhớ của bạn.
***
Trong cuộc họp hàng năm về Tâm lý học xã hội, rất nhiều nhà khoa học muốn có cơ hội để nói về những dự án của họ , và có hàng trăm buổi nói chuyện được trình bày tại cuộc họp 2 ngày rưỡi này. Mỗi người chỉ được nói trong 15 phút. Nếu bạn chỉ có 1 cơ hội để nói với những đồng nghiệp trên toàn thế giới , và chỉ có 15 phút, bạn có thể sẽ cố gắng đưa vào càng nhiều thông tin càng tốt trong chừng đó thời gian. Và những buổi nói chuyện tại cuộc họp trở nên dày đặc. Người ta cố gắng trình bày thật nhiều thông tin trong 1 khoảng thời gian ngắn. Và tôi ( tác giả ) gặp nhiều khó khăn để ghi nhớ những gì nghe được tại cuộc họp.
Nói chung, trí nhớ của bạn về điều gì đó xảy đến với bạn trong quá khứ được quy định bởi “Vai trò của 3”. Bạn chỉ có thể nhớ được khoảng 3 việc khác nhau về một kinh nghiệm nào đó, cho dù đó là kinh nghiệm xem 1 trận bóng chày, 1 bộ phim hoặc 1 cuộc họp. Chất lượng của những gì bạn có thể ghi nhớ phụ thuộc vào việc bạn kết nối 3 việc đó với những kiến thức bạn đã biết. Bạn tạo ra được kiến thức có chất lượng cao khi bạn liên kết những thông tin mới với những kiến thức quan trọng mà bạn đã có.
“Vai trò của 3” đề nghị về 2 nguyên tắc chung bạn cần nhớ khi thiết kế buổi trình bày, và khi gặp gỡ người khác :
- Kết nối những điều mới lạ mà bạn muốn người khác ghi nhớ với những kiến thức mà họ đã biết.
- Người ta sẽ nhớ khoảng 3 điều về buổi tiếp xúc với bạn.
Sau đây là 3 chỉ dẫn để cải thiện những điều người khác ghi nhớ về bài thuyết trình của bạn :
1. Bắt đầu bài trình bày của bạn với 1 sự tổ chức từ trước. Mục đích của việc tổ chức trước này là để mọi người chuẩn bị để sử dụng 1 số kiến thức họ đã biết. Điều quan trọng là mọi người sẽ gắn kết những kiến thức mới với những gì họ đã biết. Hãy cho mọi người biết thông tin về những gì sẽ xuất hiện trong bài trình bày của bạn nhằm tạo cơ hội để họ chuẩn bị.
1 lỗi phổ biến trong việc chuẩn bị bài thuyết trình đó là cố gắng cung cấp nhiều thông tin . Bạn hãy cắt bớt thông tin, còn khoảng 3 mục thôi. Nếu bạn thấy bài thuyết trình của mình nhiều hơn 3 mục, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang cố gắng trình bày nhiều thông tin hơn những gì mọi người có thể kỳ vọng để nghe. Khi bạn cắt xuống còn 3 mục, bạn sẽ thấy bài thuyết trình của mình hiệu quả hơn và mọi người sẽ nhớ được nhiều hơn. Nếu bạn không thể hạn chế xuống 3 mục được, hãy cố tìm mối quan hệ giữa các mục.
2. Trong suốt bài thuyết trình, hãy tập trung chủ yếu vào 3 mục đó. Bạn càng thêm vào những sự kiện thú vị thì mọi người sẽ nhớ những sự kiện đó hơn là thông điệp chính mà bạn đang hy vọng truyền tải. Bạn có thể sợ rằng khi chỉ tập trung vào 3 mục chính thì bạn sẽ không nói đủ. Bạn có cảm giác như thể mình đang lặp lại nếu bạn cứ tập trung vào 3 mục đó. Nhưng hãy nhớ là, khi bạn đưa ra thông tin mới cho mọi người, họ cũng không hiểu về chúng giống như bạn. Việc lặp lại này sẽ mang lại cho họ 1 cơ hội để tập trung vào những thông tin chính và học kỹ lưỡng hơn.
3. Cuối bài thuyết trình, hãy tóm tắt 3 điểm chính.
Suy nghĩ thông minh là khả năng có được kiến thức có chất lượng cao và áp dụng kiến thức đó khi bạn cần đến chúng.
Hiểu mọi việc hoạt động như thế nào
1. Kiến thức về nguyên nhân ( causal knowledge ) là thông tin mà bạn hiểu về thế giới hoạt động như thế nào.
2. Chất lượng của causal knowledge của chúng ta không tốt như những gì chúng ta nghĩ.
3. Chúng ta có thể nâng cao chất lượng của causal knowledge của chúng ta thông qua việc tự giải thích với bản thân.
Nhà tâm lý học Michael Tomasello cho rằng khả năng suy nghĩ về việc tại sao mọi chuyện lại xảy ra như vậy là lý do quan trọng khiến con người có những nền văn hóa phức tạp mà tinh tinh không có.
Bởi vì con người hứng thú, quan tâm đến nguyên nhân nên họ thường thấy sản phẩm nào đó hấp dẫn hơn khi nhà sản xuất đưa ra 1 số chỉ dẫn về cách thức hoạt động của sản phẩm.
Nhìn chung, khả năng hỏi và trả lời câu hỏi “tại sao” dẫn dắt chúng ta đổi mới , tạo ra những công cụ nhân tạo mới. Trong 1 nền văn hóa mà mỗi người hỏi câu hỏi “tại sao”, mỗi thế hệ có thể bắt đầu với những công cụ hiện tại và cố gắng cải thiện những công cụ đó.
Để hiểu sức mạnh của kiến thức nguyên nhân, điều quan trọng là bạn cần nhận thức về việc bạn tổ chức những kiến thức nguyên nhân của mình như thế nào và dùng nó như thế nào để giải quyết những vấn đề mới.
Kiến thức nguyên nhân luôn luôn liên quan đến câu hỏi “tại sao”.
Khía cạnh đầu tiên của kiến thức nguyên nhân đó là thường có nhiều lời giải thích khác nhau cho cùng 1 sự kiện. Những lời giải thích đó chịu trách nhiệm cho những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến 1 tình huống.
Khía cạnh quan trọng thứ 2 của kiến thức nguyên nhân của chúng ta đó là nó có tính “lồng vào nhau”. Nghĩa là, bất cứ khi nào bạn đưa ra 1 lời giải thích thì luôn luôn có khả năng hỏi “tại sao” thêm 1 lần nữa và đưa ra 1 lời giải thích ở 1 mức độ cụ thể hơn. Đứa bé 5 tuổi học điều này rất nhanh, bé sẽ tiếp tục gây sức ép cho người lớn , đòi hỏi những lời giải thích cụ thể hơn nữa cho 1 sự kiện. Quá trình này không bao giờ kết thúc.
Lý do chúng ta quan tâm đến kiến thức nguyên nhân là bởi vì chúng quan trọng cho việc giải quyết những vấn đề mới. Kiến thức nguyên nhân của bạn càng sâu sắc thì bạn có khả năng giải quyết những vấn đề càng phức tạp.
Khi chúng ta phân loại 1 ai đó như 1 chuyên gia, thì luôn luôn có 2 chiều kích quan trọng của chuyên gia (1) chuyên gia có những kỹ năng ( hoặc những thói quen ) cho phép họ thực hiện những hoạt động mà 1 người không phải chuyên gia thì không thể thực hiện; (2) Chuyên gia có kiến thức nguyên nhân sâu sắc hơn người không phải chuyên gia. 1 chuyên gia bắt buộc phải hiểu về nhiều kiểu giải thích khác nhau liên quan đến lĩnh vực của anh ấy. Vì yêu cầu khối lượng kiến thức như vậy nên 1 ai đó không thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.
Nếu bạn muốn trở nên thông minh, rõ ràng là bạn muốn nâng cao chất lượng kiến thức của bạn. Thêm vào đó, bạn muốn chắc chắn là bạn biết người để liên lạc khi bạn chạm đến những giới hạn kiến thức của mình. Hãy chú ý đến người mà dường như họ có kiến thức quan trọng mà bạn đang thiếu. Xem họ như những nguồn lực để giúp bạn mở rộng hiểu biết.
Bạn có thể nâng cao chất lượng của kiến thức nguyên nhân của bạn bằng cách suy nghĩ cụ thể. Khi bạn suy nghĩ về 1 vật thể nào đó theo cách trừu tượng , thì ảo tưởng về độ sâu của lời giải thích trở nên mạnh mẽ. Bạn có 1 hình ảnh chung chung về 1 vài vật thể và đưa ra 1 đánh giá về hiểu biết của bạn về cách thức hoạt động của vật thể đó. Nhưng khi bạn suy nghĩ thật cụ thể về 1 vật thể thì bạn càng có khả năng nhận ra những khía cạnh của vật thể đó mà bạn không hiểu được. Bằng cách suy nghĩ cụ thể, bạn sẽ làm cho những đánh giá về chất lượng của kiến thức nguyên nhân của bạn chính xác hơn.
Cách tốt nhất để học hỏi điều gì đó là dạy nó cho 1 người khác. Lý do tại sao việc giảng dạy cho người khác lại hiệu quả là vì khi bạn dạy cho người khác, bạn sẽ hình thành được sự giải thích đầy đủ và dễ hiểu về điều đó. Việc giảng dạy yêu cầu bạn phải có những sự giải thích tốt. Theo cách này, việc dạy học sẽ nâng cao kiến thức nguyên nhân của bạn.
Áp dụng kiến thức của bạn.
Phần thứ 3 của suy nghĩ thông minh bao gồm việc áp dụng kiến thức bạn có.
Kiến thức của bạn được tạo thành bởi 2 loại thông tin : những vật thể và những mối liên hệ. Những mối liên hệ cung cấp thông tin về những mối quan hệ giữa tất cả các vật thể trong 1 bối cảnh. Chúng ta học được nhiều loại mối quan hệ khác nhau trong suốt cuộc đời.
Tìm kiếm sự giống nhau
Sức mạnh của việc so sánh đó là nó cho phép chúng ta tìm thấy sự giống nhau giữa 2 tình huống. Khi chúng ta nhận ra có sự giống nhau giữa các tình huống, chúng ta có thể xem xét liệu giải pháp có hiệu quả trong 1 tình huống sẽ có hiệu quả trong tình huống khác.
So sánh không chỉ là 1 công cụ để giải quyết vấn đề mà nó còn là một trong những quá trình suy nghĩ trung tâm. Chúng ta phân loại những sự việc mới lạ dựa trên sự giống nhau của những sự việc đó với những sự vật/sự việc chúng ta gặp trong quá khứ. Những phản ứng của chúng ta trước 1 người lạ thường bị ảnh hưởng bởi những tương tác của chúng ta với người tương tự chúng ta đã gặp trong quá khứ . Những thói quen cũng dựa trên sự giống nhau.Chúng ta có khả năng thực hiện 1 hành động theo thói quen khi 1 tình huống mới tương tự với tình huống mà chúng ta áp dụng thói quen trước đây. Sự so sánh cũng giúp bạn đánh giá về con người, những sản phẩm, những màn biểu diễn.
Sự tương tự/ sự giống nhau là quan trọng vì chúng giúp bạn áp dụng kiến thức của bạn. Bạn có xu hướng tập trung vào những gì của tình huống hiện tại có điểm tương đồng với những tình huống trước đây. Những yếu tô độc đáo/ duy nhất nhìn chung không được nhấn mạnh trong suy nghĩ của bạn.
Suy nghĩ thông minh đòi hỏi bạn phát triển những thói quen thông minh để đạt được kiến thức có chất lượng cao và áp dụng kiến thức của bạn để đạt được mục tiêu của bạn.
**
Tâm trí con người được sắp đặt để suy nghĩ càng ít càng tốt.
Hệ thống nhận thức của con người được thiết kế để không phải suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Có nhiều nhiệm vụ mà bạn thực hiện theo thói quen và bạn không muốn suy nghĩ về nhiệm vụ đó. Những thói quen cho phép bạn chuyển những nhiệm vụ đó thành những lề thói tự động hóa ; do đó bạn có thể tập trung chú ý nhiều hơn đến những thứ quan trọng khác.
Bất cứ khi nào bạn làm 1 việc gì đó theo cùng 1 cách giống nhau trong phần lớn thời gian, bạn sẽ phát triển 1 thói quen để bạn không phải suy nghĩ nhiều về việc đó. Ví dụ, ở nhà, bạn biết vị trí của bàn chải đánh răng. Bạn thực hiện công việc của mình theo cách giống nhau mỗi ngày... Đó là những thói quen thông minh ( Smart habits ). Bạn không muốn phải suy nghĩ về tất cả những chi tiết về cách thức tiến hành những hoạt động trong ngày. Khi bạn bị buộc phải suy nghĩ về những chi tiết đó, nó sẽ gây căng thẳng và mệt mỏi. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi bạn không phải suy nghĩ cụ thể, chi tiết về cách thức tiến hành những nhiệm vụ lặt vặt và lặp đi lặp lại hằng ngày.
Những thói quen thông minh cho phép bạn tiến hành những hành động mà bạn muốn 1 cách tự động hóa. Những hành vi tự động hóa là những hành động mà bạn không phải suy nghĩ ( về ý thức ) để thực hiện. Bạn có thể có kinh nghiệm về việc mình quên khóa cửa ở nhà. Thường thì, ngay cả khi bạn có cảm giác này thì cửa nhà bạn thực sự đã được khóa rồi. Sự không chắc chắn ( về việc mình đã khóa cửa chưa ) phản ánh rằng bạn có 1 thói quen rời khỏi nhà và khóa cửa là 1 phần của thói quen đó. Bởi vì bạn thực hiện hành động này 1 cách tự động , nên có lẽ bạn không nhớ về việc đã khóa cửa chưa.
Phần lớn thời gian, những thói quen của bạn là những thói quen thông minh. Điều không may là chúng ta thường sử dụng từ “thói quen “ để ám chỉ về những hành vi mà bạn muốn thay đổi. Nếu không có những thói quen, cuộc sống của chúng ta sẽ mệt mỏi khi phải tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản hằng ngày. Những thói quen là 1 phần quan trọng của suy nghĩ thông minh.
Công thức của những thói quen thông minh :
Yêu cầu phải có 2 thành phần :
- Sự nhất quán giữa 1 hành động và môi trường.
- Tiến hành hoạt động đó lặp đi lặp lại.
Bạn sẽ thiết lập được 1 thói quen nhanh hơn khi môi trường mà bạn tiến hành hoạt động đó là duy nhất. Nhưng khi có nhiều hoạt động khác nhau có thể được tiến hành trong những hoàn cảnh tương tự, thì thói quen sẽ cần nhiều thời gian hơn để hình thành.
1 dấu hiệu của 1 thói quen , đó là bạn sẽ không phải suy nghĩ về quá trình thực hiện hành động đó.
Có 1 cách khác mà bạn có thể nói rằng bạn có 1 thói quen, đó là bạn sẽ gặp rắc rối trong những môi trường có sự thay đổi mà môi trường đó không còn hỗ trợ cho thói quen của bạn.
Thúc đẩy chất lượng học tập bằng cách hiểu về những giới hạn của bạn.
Thế giới xung quanh bạn có vô số những sự kiện. Nhưng thế giới nhận thức của bạn thì có giới hạn. Khi bạn chuyển những thông tin về những gì đang xảy ra tong thế giới từ kinh nghiệm ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, thì lượng thông tin đó còn trở nên ít hơn.
Điều quan trọng là cần nhận ra những giới hạn về những gì bạn có thể tri nhận tại 1 thời điểm cũng như những gì bạn có thể chuyển thành trí nhớ. Hiểu được những giới hạn và làm việc với những giới hạn đó là bước đầu tiên để suy nghĩ thông minh hơn.
Tôi gọi những giới hạn đó là vai trò của 3 ( Role of 3) . Khi bạn đang trải nghiệm một số sự kiện ( ví dụ như 1 trận bóng chày ) , sẽ có nhiều sự việc xuất hiện trong môi trường của bạn, nhưng bạn chỉ chú ý được khoảng 3 trong số những sự việc đó tại 1 thời điểm.
Nhà tâm lý học Dan Simons và Dan Levin đã nghiên cứu về câu hỏi : chúng ta thấy và nhớ điều gì trong những hoàn cảnh phức tạp.
Những gì bạn nhìn thấy phụ thuộc vào những gì bạn biết.
Vì lần đầu tiên bạn bắt đầu nhìn vào 1 tình huống là bạn cũng đang sử dụng những kiến thức mà bạn có. Nếu bạn đang xem 1 trận đấu bóng chày, làm thế nào bạn biết được chỗ/ vị trí để nhìn ? Nếu bạn chưa bao giờ xem bóng chày trước đây thì mọi thứ đối với bạn có lẽ là 1 đống lộn xộn. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều hoạt động, bởi vì bạn có thể không dự đoán được cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng khi bạn học hỏi nhiều về môn bóng chày , bạn học được vị trí nào cần quan sát và những vật thể nào là quan trọng. Bạn càng hiểu về bóng chày thì những kiến thức đó sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để quan sát 1 trận đấu.
Tầm nhìn của bạn được chỉ dẫn bởi những kiến thức mà bạn có. Và chúng ta sẽ đòi hỏi những thông tin mới có liên quan đến những cách thức mà chúng ta suy nghĩ về sự hoạt động của thế giới.
Những gì bạn biết phụ thuộc vào những gì bạn thấy.
Cách thức mà bạn trải nghiệm điều gì đó mới lạ, cho dù đó là 1 sự kiện hoặc là 1 vấn đề, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi cách thức mà bạn nhìn sự việc trong quá khứ. Thỉnh thoảng khi bạn mắc kẹt trong 1 vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết, nó có thể là do những kinh nghiệm của bạn trước đây với những vấn đề có liên quan đã khiến bạn mô tả vấn đề theo cách sai lầm. Bạn đang nhìn vấn đề và diễn giải nó thông qua tất cả những kinh nghiệm của bạn trước đây.
Bởi vì bạn sử dụng những kiến thức bạn đã biết để diễn giải cho những sự kiện mới, cho nên những điều mới lạ mà bạn có thể học được dễ dàng nhất là những điều có quan hệ với những gì bạn từng gặp trong quá khứ. Kiến thức của bạn không phải là 1 tập hớp của những sự kiện rời rạc. Mà nó là 1 mạng lưới nối kết giữa những thông tin.
Có được những kiến thức có chất lượng cao ( High-quality knowledge ) không chỉ là học những kiến thức rời rạc , mà đó là học mối liên quan giữa những kiến thức. Bởi vì bạn sử dụng kiến thức của bạn để giúp mình hiểu về những tình huống mới, bạn muốn có được những mối quan hệ giữa những kiến thức cho phép bạn mang những thông tin quan trọng xuất hiện trong đầu khi bạn cần sử dụng chúng.
Khi bạn học được những điều mới lạ, bạn sẽ cố gắng kết nối những thông tin mới với bất cứ những gì có trong trí nhớ của bạn.
***
Trong cuộc họp hàng năm về Tâm lý học xã hội, rất nhiều nhà khoa học muốn có cơ hội để nói về những dự án của họ , và có hàng trăm buổi nói chuyện được trình bày tại cuộc họp 2 ngày rưỡi này. Mỗi người chỉ được nói trong 15 phút. Nếu bạn chỉ có 1 cơ hội để nói với những đồng nghiệp trên toàn thế giới , và chỉ có 15 phút, bạn có thể sẽ cố gắng đưa vào càng nhiều thông tin càng tốt trong chừng đó thời gian. Và những buổi nói chuyện tại cuộc họp trở nên dày đặc. Người ta cố gắng trình bày thật nhiều thông tin trong 1 khoảng thời gian ngắn. Và tôi ( tác giả ) gặp nhiều khó khăn để ghi nhớ những gì nghe được tại cuộc họp.
Nói chung, trí nhớ của bạn về điều gì đó xảy đến với bạn trong quá khứ được quy định bởi “Vai trò của 3”. Bạn chỉ có thể nhớ được khoảng 3 việc khác nhau về một kinh nghiệm nào đó, cho dù đó là kinh nghiệm xem 1 trận bóng chày, 1 bộ phim hoặc 1 cuộc họp. Chất lượng của những gì bạn có thể ghi nhớ phụ thuộc vào việc bạn kết nối 3 việc đó với những kiến thức bạn đã biết. Bạn tạo ra được kiến thức có chất lượng cao khi bạn liên kết những thông tin mới với những kiến thức quan trọng mà bạn đã có.
“Vai trò của 3” đề nghị về 2 nguyên tắc chung bạn cần nhớ khi thiết kế buổi trình bày, và khi gặp gỡ người khác :
- Kết nối những điều mới lạ mà bạn muốn người khác ghi nhớ với những kiến thức mà họ đã biết.
- Người ta sẽ nhớ khoảng 3 điều về buổi tiếp xúc với bạn.
Sau đây là 3 chỉ dẫn để cải thiện những điều người khác ghi nhớ về bài thuyết trình của bạn :
1. Bắt đầu bài trình bày của bạn với 1 sự tổ chức từ trước. Mục đích của việc tổ chức trước này là để mọi người chuẩn bị để sử dụng 1 số kiến thức họ đã biết. Điều quan trọng là mọi người sẽ gắn kết những kiến thức mới với những gì họ đã biết. Hãy cho mọi người biết thông tin về những gì sẽ xuất hiện trong bài trình bày của bạn nhằm tạo cơ hội để họ chuẩn bị.
1 lỗi phổ biến trong việc chuẩn bị bài thuyết trình đó là cố gắng cung cấp nhiều thông tin . Bạn hãy cắt bớt thông tin, còn khoảng 3 mục thôi. Nếu bạn thấy bài thuyết trình của mình nhiều hơn 3 mục, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang cố gắng trình bày nhiều thông tin hơn những gì mọi người có thể kỳ vọng để nghe. Khi bạn cắt xuống còn 3 mục, bạn sẽ thấy bài thuyết trình của mình hiệu quả hơn và mọi người sẽ nhớ được nhiều hơn. Nếu bạn không thể hạn chế xuống 3 mục được, hãy cố tìm mối quan hệ giữa các mục.
2. Trong suốt bài thuyết trình, hãy tập trung chủ yếu vào 3 mục đó. Bạn càng thêm vào những sự kiện thú vị thì mọi người sẽ nhớ những sự kiện đó hơn là thông điệp chính mà bạn đang hy vọng truyền tải. Bạn có thể sợ rằng khi chỉ tập trung vào 3 mục chính thì bạn sẽ không nói đủ. Bạn có cảm giác như thể mình đang lặp lại nếu bạn cứ tập trung vào 3 mục đó. Nhưng hãy nhớ là, khi bạn đưa ra thông tin mới cho mọi người, họ cũng không hiểu về chúng giống như bạn. Việc lặp lại này sẽ mang lại cho họ 1 cơ hội để tập trung vào những thông tin chính và học kỹ lưỡng hơn.
3. Cuối bài thuyết trình, hãy tóm tắt 3 điểm chính.
Suy nghĩ thông minh là khả năng có được kiến thức có chất lượng cao và áp dụng kiến thức đó khi bạn cần đến chúng.
Hiểu mọi việc hoạt động như thế nào
1. Kiến thức về nguyên nhân ( causal knowledge ) là thông tin mà bạn hiểu về thế giới hoạt động như thế nào.
2. Chất lượng của causal knowledge của chúng ta không tốt như những gì chúng ta nghĩ.
3. Chúng ta có thể nâng cao chất lượng của causal knowledge của chúng ta thông qua việc tự giải thích với bản thân.
Nhà tâm lý học Michael Tomasello cho rằng khả năng suy nghĩ về việc tại sao mọi chuyện lại xảy ra như vậy là lý do quan trọng khiến con người có những nền văn hóa phức tạp mà tinh tinh không có.
Bởi vì con người hứng thú, quan tâm đến nguyên nhân nên họ thường thấy sản phẩm nào đó hấp dẫn hơn khi nhà sản xuất đưa ra 1 số chỉ dẫn về cách thức hoạt động của sản phẩm.
Nhìn chung, khả năng hỏi và trả lời câu hỏi “tại sao” dẫn dắt chúng ta đổi mới , tạo ra những công cụ nhân tạo mới. Trong 1 nền văn hóa mà mỗi người hỏi câu hỏi “tại sao”, mỗi thế hệ có thể bắt đầu với những công cụ hiện tại và cố gắng cải thiện những công cụ đó.
Để hiểu sức mạnh của kiến thức nguyên nhân, điều quan trọng là bạn cần nhận thức về việc bạn tổ chức những kiến thức nguyên nhân của mình như thế nào và dùng nó như thế nào để giải quyết những vấn đề mới.
Kiến thức nguyên nhân luôn luôn liên quan đến câu hỏi “tại sao”.
Khía cạnh đầu tiên của kiến thức nguyên nhân đó là thường có nhiều lời giải thích khác nhau cho cùng 1 sự kiện. Những lời giải thích đó chịu trách nhiệm cho những yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến 1 tình huống.
Khía cạnh quan trọng thứ 2 của kiến thức nguyên nhân của chúng ta đó là nó có tính “lồng vào nhau”. Nghĩa là, bất cứ khi nào bạn đưa ra 1 lời giải thích thì luôn luôn có khả năng hỏi “tại sao” thêm 1 lần nữa và đưa ra 1 lời giải thích ở 1 mức độ cụ thể hơn. Đứa bé 5 tuổi học điều này rất nhanh, bé sẽ tiếp tục gây sức ép cho người lớn , đòi hỏi những lời giải thích cụ thể hơn nữa cho 1 sự kiện. Quá trình này không bao giờ kết thúc.
Lý do chúng ta quan tâm đến kiến thức nguyên nhân là bởi vì chúng quan trọng cho việc giải quyết những vấn đề mới. Kiến thức nguyên nhân của bạn càng sâu sắc thì bạn có khả năng giải quyết những vấn đề càng phức tạp.
Khi chúng ta phân loại 1 ai đó như 1 chuyên gia, thì luôn luôn có 2 chiều kích quan trọng của chuyên gia (1) chuyên gia có những kỹ năng ( hoặc những thói quen ) cho phép họ thực hiện những hoạt động mà 1 người không phải chuyên gia thì không thể thực hiện; (2) Chuyên gia có kiến thức nguyên nhân sâu sắc hơn người không phải chuyên gia. 1 chuyên gia bắt buộc phải hiểu về nhiều kiểu giải thích khác nhau liên quan đến lĩnh vực của anh ấy. Vì yêu cầu khối lượng kiến thức như vậy nên 1 ai đó không thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực.
Nếu bạn muốn trở nên thông minh, rõ ràng là bạn muốn nâng cao chất lượng kiến thức của bạn. Thêm vào đó, bạn muốn chắc chắn là bạn biết người để liên lạc khi bạn chạm đến những giới hạn kiến thức của mình. Hãy chú ý đến người mà dường như họ có kiến thức quan trọng mà bạn đang thiếu. Xem họ như những nguồn lực để giúp bạn mở rộng hiểu biết.
Bạn có thể nâng cao chất lượng của kiến thức nguyên nhân của bạn bằng cách suy nghĩ cụ thể. Khi bạn suy nghĩ về 1 vật thể nào đó theo cách trừu tượng , thì ảo tưởng về độ sâu của lời giải thích trở nên mạnh mẽ. Bạn có 1 hình ảnh chung chung về 1 vài vật thể và đưa ra 1 đánh giá về hiểu biết của bạn về cách thức hoạt động của vật thể đó. Nhưng khi bạn suy nghĩ thật cụ thể về 1 vật thể thì bạn càng có khả năng nhận ra những khía cạnh của vật thể đó mà bạn không hiểu được. Bằng cách suy nghĩ cụ thể, bạn sẽ làm cho những đánh giá về chất lượng của kiến thức nguyên nhân của bạn chính xác hơn.
Cách tốt nhất để học hỏi điều gì đó là dạy nó cho 1 người khác. Lý do tại sao việc giảng dạy cho người khác lại hiệu quả là vì khi bạn dạy cho người khác, bạn sẽ hình thành được sự giải thích đầy đủ và dễ hiểu về điều đó. Việc giảng dạy yêu cầu bạn phải có những sự giải thích tốt. Theo cách này, việc dạy học sẽ nâng cao kiến thức nguyên nhân của bạn.
Áp dụng kiến thức của bạn.
Phần thứ 3 của suy nghĩ thông minh bao gồm việc áp dụng kiến thức bạn có.
Kiến thức của bạn được tạo thành bởi 2 loại thông tin : những vật thể và những mối liên hệ. Những mối liên hệ cung cấp thông tin về những mối quan hệ giữa tất cả các vật thể trong 1 bối cảnh. Chúng ta học được nhiều loại mối quan hệ khác nhau trong suốt cuộc đời.
Tìm kiếm sự giống nhau
Sức mạnh của việc so sánh đó là nó cho phép chúng ta tìm thấy sự giống nhau giữa 2 tình huống. Khi chúng ta nhận ra có sự giống nhau giữa các tình huống, chúng ta có thể xem xét liệu giải pháp có hiệu quả trong 1 tình huống sẽ có hiệu quả trong tình huống khác.
So sánh không chỉ là 1 công cụ để giải quyết vấn đề mà nó còn là một trong những quá trình suy nghĩ trung tâm. Chúng ta phân loại những sự việc mới lạ dựa trên sự giống nhau của những sự việc đó với những sự vật/sự việc chúng ta gặp trong quá khứ. Những phản ứng của chúng ta trước 1 người lạ thường bị ảnh hưởng bởi những tương tác của chúng ta với người tương tự chúng ta đã gặp trong quá khứ . Những thói quen cũng dựa trên sự giống nhau.Chúng ta có khả năng thực hiện 1 hành động theo thói quen khi 1 tình huống mới tương tự với tình huống mà chúng ta áp dụng thói quen trước đây. Sự so sánh cũng giúp bạn đánh giá về con người, những sản phẩm, những màn biểu diễn.
Sự tương tự/ sự giống nhau là quan trọng vì chúng giúp bạn áp dụng kiến thức của bạn. Bạn có xu hướng tập trung vào những gì của tình huống hiện tại có điểm tương đồng với những tình huống trước đây. Những yếu tô độc đáo/ duy nhất nhìn chung không được nhấn mạnh trong suy nghĩ của bạn.