Thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều sản vật quý giá như hải sản dồi dào, các loài sinh vật phong phú nhưng dam lam thắng cảnh tươi đẹp, hùng vĩ. Thiên nhiên có lúc hiền dịu, hào phóng nhưng cũng có có những lúc khó chịu, giận dữ. Và nó biểu hiện sự giận dữ của mình bằng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa gió, động đất, nghiêm trọng hơn là sóng thần và phổ biến nhất là lũ lụt. Ở nước ta lũ lụt xảy ra thường xuyên đặc biệt là các tỉnh trũng thấp như các tỉnh ven biển miền Trung. Với những ai đã từng trải qua cảm giác này chắc hẳn sẽ không bao giờ quên. Bởi vậy, tả cảnh lũ lụt em từng chứng kiến hoặc xem trên truyền hình là một đề văn khá khó đòi hỏi sự quan sát cũng như kiến thức thực tế của học sinh. Các bạn nên đặc tả dòng nước trong lũ như thế nào, các đồ vật bị thiệt hại và ảnh hưởng ra sao cũng như hoạt động của con người. Trong lũ lụt có cả khó khăn nhưng vẫn sáng ngời tình người. Cuối cùng, chúc các bạn có một bài văn thành công trong bài viết sô 5 lớp 6 đề 3 chương trình ngữ văn lớp 6.
Nếu các bạn khong ở vũng lũ nhưng cũng có thể được xem rất nhiều cảnh lũ lụt trên truyền hình thông qua các chương trình thời sự hay dự báo thời tiết
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 TẢ CẢNH LŨ LỤT EM TỪNG CHỨNG KIẾN
Hè vừa rồi, theo lời mời của chú em, cả gia đình em đã dành thời gian vào miền Trung để chơi với chú. Miền Trung có rất nhiều địa điểm đẹp nhưng trong mấy tuần ở đây, em và bố mẹ mình đã trải qua cảm giác đặc biệt, cảm giác chứng kiến lũ lụt trước mắt mình.
Đài đã báo tình hình thời tiết xấu từ khoảng mấy trước. Người dân, trong đó có cả chú em cũng tất bật chuẩn bị chống lũ lụt. Chú mua cả bao big nilon chống thấm nước. Gia đình chú mỗi người một tay di chuyển đồ đạc lên trên tầng cao. Nhà chú xây cao nhất khu phố này vì chú bảo “Bình thường người ta cứ nghĩ làm nhà qua loa vì năm nào cũng lũ lụt. Nhưng chú nghĩ cứ xây cho chắc chắn vào đỡ phải mất công làm lại, mình cũng an tâm”. Trước tình hình thời tiết xấu sắp tới bố mẹ em tỏ ra rất lo lắng, chú vội trấn an: “Anh chị cứ yên tâm”.
Đúng năm giờ chiều, mây đen ùn ùn kéo đến, gió bắt đầu nổi lên, cây cối lắc lư nghiêng ngả. Đường vắng tanh không lấy một bóng người, nhà nhà đều đóng cửa im thin thít. Điện đã bị ngắt, ánh nến tỏa ra từ các ô cửa sổ. Ông trời nổi giận được một lúc thì bắt đầu đổ mưa. Mưa tầm tã, xối xả như trút hết mọi sự tích tụ bấy lâu nay. Mưa đập trên những tàu lá nghe lộp độp, đập vào những ô cửa kính nghe như muốn vỡ ra làm trăm mảnh. Cả nhà di chuyển lên tầng ba được phòng ngự kiên cố. Đồ đạc được chất gọn vào một góc, đa phần đều là những đồ có giá trị nhất trong căn nhà này. Cô và chú đã chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ không kém ngày thường. Không khí trong nhà vẫn ấm áp bởi tiếng nói cười rộn ràng mặc ngoài kia trời trắng xóa.
Đêm hôm đó, trong sự bao bọc của mọi người, em vẫn ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau thức dậy, khi nhìn ra bên ngoài, em chỉ thấy bốn bề là nước. Trời vẫn mưa không dứt, nước bắn lên tung tóe. Em nghe thấy tiếng nói chuyện thỏ thẻ của chú và bố em. Bố em giọng sốt sắng: “Nước cũng phải dâng lên ba mét rồi nhỉ”. Chú vẫn cười bình thản: “Vẫn còn là bình thường anh ạ”. Em vẫn ngồi yên trên giường, cuốn quang chiếc chăn mỏng. Thỉnh thoảng, em thấy trong dòng nước một vài đồ đạc bị cuốn đi. Cây cối đều bị quật ngã, ruộng đồng chìm trong biển nước. Mặc dù có hơi sợ hãi nhưng em cũng phải bật cười khi thấy những con cá tung tăng bơi trong nước. Dù gặp phải lũ lụt nhưng người dân vẫn rất bình tĩnh, động viên, san sẽ với nhau. Có tiếng í ới vọng từ nhà này sang nhà khác.
Lũ kéo dài khoảng hai ngày rồi rút nhanh chóng. Mọi người tranh thủ dọn dẹp để nhanh chóng ổn định lại cuộc sống. Mỗi người một tay một chân, tất bật không ngừng.
Sau trận lũ lụt ấy, em càng cảm thông với những khó khăn mà những người dân ở các tỉnh miền trung, miền núi phải đối mặt.
-Phan-vfo.vn-
BÀI VĂN MẪU VỀ CẢNH LŨ LỤT EM ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC XEM TRÊN TRUYỀN HÌNH
Ở đất nước Việt Nam hằng năm vẫn thường xảy ra nhiều trận thiên tai: mưa bão, sạt lở đất và lũ lụt. Lũ lụt vẫn thường xảy ra triền miên tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam ta vào hằng năm. Em chưa từng chứng kiến trực tiếp một cảnh lũ lụt nào nhưng cũng đã nhiều lần xem trên truyền hình. Cảnh lũ lụt là một khung cảnh rất dữ dội, hỗn loạn và rất đau thương, tan tác!
Thông qua các kênh truyền hình thì em có biết được rằng lũ lụt thường xảy ra rất nhanh chóng. Một trận lũ lụt kéo tới rất nhanh và thường không thể biết trước được là khi nào thì một trận lũ lụt sẽ kéo đến khu vực mà mình đang sống. Lũ lụt thường xảy ra ở những khu vực có đồi núi, vùng thượng nguồn và vùng hay có hiện tượng sạt lở đất.
Khi lũ kéo đến thì mọi thứ đều bị cuốn trôi đi hết không còn một chút dấu vết gì cả. Nước lũ cuộn một màu đục ngầu trông tới mà khiếp. Cơn lũ tới kéo theo rất nhiều nước, nước từ thượng nguồn để về nhiều không thể nói xiết. Nước chảy từ trên cao xuống, không những nhiều mà còn chảy với vận tốc rất nhanh, cuộn xiết có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ. Nước lũ kéo tới nhưng một trận đại hồng thủy vậy. Nước tràn tới đâu thì tất cả mọi thứ đều chìm vào trong quên lãng. Trận lũ lụt là nỗi sợ, nỗi đe dọa lớn của người dân trong vùng. Lũ kéo tới thì ngay cả một vùng đất bên cạnh cũng bị cuốn trôi.
Cơn lũ ập tới bất ngờ, không ai phòng tránh trước, nó đi tới đâu thì phong cảnh xung quanh vùng đó thật là thảm họa và đáng thương vô cùng. Đất bị cuốn trôi, nhà cửa của người dân trong vùng bị ảnh hưởng cũng bị trôi sạch, không còn gì cả. Cơn lũ qua đi là một biển nước mênh mông, trắng xóa. Tất cả, tất cả mọi thứ đều chìm vào trong biển nước không có lối thoát. Những đội cứu hộ phải dùng thuyền, ca nô thậm chí là trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng bị lũ lụt. Bà con trong những ngày chờ lũ rút phải chịu một cuộc sống rất vất vả, khó khăn, cực khổ, bất tiện trong mọi vấn đề sinh hoạt. Không những thế, những trận lũ lụt còn để lại nhiều dịch bệnh cho người dân...Mọi thứ thật đáng sợ biết bao nhiêu!
Chứng kiến cảnh lũ lụt qua truyền hình thôi mà em đã rất sợ hãi rồi. Khung cảnh tiêu điều, xơ xác, hoang tàn và người dân thì thật đáng thương. Em mong rằng thiên nhiên sẽ không bị biến đổi nhiều nữa và những trận lũ lụt có thể được giảm đi hằng năm.
-Whalien52 - vfo.vn-
Tả cảnh lũ lụt mà em đã một lần tận mắt chứng kiến hoặc xem trên truyền hình là đề văn trong bài viết số 6 của chương trình ngữ văn lớp 6 của cấp 2, trên vfo.vn cũng có khá nhiều bài văn hướng dẫn về bài viết số 5 các đề rồi. Trong bài viết này mình sẽ bổ sung thêm 2 bài văn nữa để hướng dẫn các bạn cách tả cảnh lũ lụt đơn giản mà chi tiết nhất. Nếu có các bài văn hay và đạt điểm cao các bạn có thể đóng góp cho vfo.vn để các bạn khác được tham khảo nhé
Nếu các bạn khong ở vũng lũ nhưng cũng có thể được xem rất nhiều cảnh lũ lụt trên truyền hình thông qua các chương trình thời sự hay dự báo thời tiết
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 TẢ CẢNH LŨ LỤT EM TỪNG CHỨNG KIẾN
Hè vừa rồi, theo lời mời của chú em, cả gia đình em đã dành thời gian vào miền Trung để chơi với chú. Miền Trung có rất nhiều địa điểm đẹp nhưng trong mấy tuần ở đây, em và bố mẹ mình đã trải qua cảm giác đặc biệt, cảm giác chứng kiến lũ lụt trước mắt mình.
Đài đã báo tình hình thời tiết xấu từ khoảng mấy trước. Người dân, trong đó có cả chú em cũng tất bật chuẩn bị chống lũ lụt. Chú mua cả bao big nilon chống thấm nước. Gia đình chú mỗi người một tay di chuyển đồ đạc lên trên tầng cao. Nhà chú xây cao nhất khu phố này vì chú bảo “Bình thường người ta cứ nghĩ làm nhà qua loa vì năm nào cũng lũ lụt. Nhưng chú nghĩ cứ xây cho chắc chắn vào đỡ phải mất công làm lại, mình cũng an tâm”. Trước tình hình thời tiết xấu sắp tới bố mẹ em tỏ ra rất lo lắng, chú vội trấn an: “Anh chị cứ yên tâm”.
Đúng năm giờ chiều, mây đen ùn ùn kéo đến, gió bắt đầu nổi lên, cây cối lắc lư nghiêng ngả. Đường vắng tanh không lấy một bóng người, nhà nhà đều đóng cửa im thin thít. Điện đã bị ngắt, ánh nến tỏa ra từ các ô cửa sổ. Ông trời nổi giận được một lúc thì bắt đầu đổ mưa. Mưa tầm tã, xối xả như trút hết mọi sự tích tụ bấy lâu nay. Mưa đập trên những tàu lá nghe lộp độp, đập vào những ô cửa kính nghe như muốn vỡ ra làm trăm mảnh. Cả nhà di chuyển lên tầng ba được phòng ngự kiên cố. Đồ đạc được chất gọn vào một góc, đa phần đều là những đồ có giá trị nhất trong căn nhà này. Cô và chú đã chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ không kém ngày thường. Không khí trong nhà vẫn ấm áp bởi tiếng nói cười rộn ràng mặc ngoài kia trời trắng xóa.
Đêm hôm đó, trong sự bao bọc của mọi người, em vẫn ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau thức dậy, khi nhìn ra bên ngoài, em chỉ thấy bốn bề là nước. Trời vẫn mưa không dứt, nước bắn lên tung tóe. Em nghe thấy tiếng nói chuyện thỏ thẻ của chú và bố em. Bố em giọng sốt sắng: “Nước cũng phải dâng lên ba mét rồi nhỉ”. Chú vẫn cười bình thản: “Vẫn còn là bình thường anh ạ”. Em vẫn ngồi yên trên giường, cuốn quang chiếc chăn mỏng. Thỉnh thoảng, em thấy trong dòng nước một vài đồ đạc bị cuốn đi. Cây cối đều bị quật ngã, ruộng đồng chìm trong biển nước. Mặc dù có hơi sợ hãi nhưng em cũng phải bật cười khi thấy những con cá tung tăng bơi trong nước. Dù gặp phải lũ lụt nhưng người dân vẫn rất bình tĩnh, động viên, san sẽ với nhau. Có tiếng í ới vọng từ nhà này sang nhà khác.
Lũ kéo dài khoảng hai ngày rồi rút nhanh chóng. Mọi người tranh thủ dọn dẹp để nhanh chóng ổn định lại cuộc sống. Mỗi người một tay một chân, tất bật không ngừng.
Sau trận lũ lụt ấy, em càng cảm thông với những khó khăn mà những người dân ở các tỉnh miền trung, miền núi phải đối mặt.
-Phan-vfo.vn-
BÀI VĂN MẪU VỀ CẢNH LŨ LỤT EM ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC XEM TRÊN TRUYỀN HÌNH
Ở đất nước Việt Nam hằng năm vẫn thường xảy ra nhiều trận thiên tai: mưa bão, sạt lở đất và lũ lụt. Lũ lụt vẫn thường xảy ra triền miên tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam ta vào hằng năm. Em chưa từng chứng kiến trực tiếp một cảnh lũ lụt nào nhưng cũng đã nhiều lần xem trên truyền hình. Cảnh lũ lụt là một khung cảnh rất dữ dội, hỗn loạn và rất đau thương, tan tác!
Thông qua các kênh truyền hình thì em có biết được rằng lũ lụt thường xảy ra rất nhanh chóng. Một trận lũ lụt kéo tới rất nhanh và thường không thể biết trước được là khi nào thì một trận lũ lụt sẽ kéo đến khu vực mà mình đang sống. Lũ lụt thường xảy ra ở những khu vực có đồi núi, vùng thượng nguồn và vùng hay có hiện tượng sạt lở đất.
Khi lũ kéo đến thì mọi thứ đều bị cuốn trôi đi hết không còn một chút dấu vết gì cả. Nước lũ cuộn một màu đục ngầu trông tới mà khiếp. Cơn lũ tới kéo theo rất nhiều nước, nước từ thượng nguồn để về nhiều không thể nói xiết. Nước chảy từ trên cao xuống, không những nhiều mà còn chảy với vận tốc rất nhanh, cuộn xiết có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ. Nước lũ kéo tới nhưng một trận đại hồng thủy vậy. Nước tràn tới đâu thì tất cả mọi thứ đều chìm vào trong quên lãng. Trận lũ lụt là nỗi sợ, nỗi đe dọa lớn của người dân trong vùng. Lũ kéo tới thì ngay cả một vùng đất bên cạnh cũng bị cuốn trôi.
Cơn lũ ập tới bất ngờ, không ai phòng tránh trước, nó đi tới đâu thì phong cảnh xung quanh vùng đó thật là thảm họa và đáng thương vô cùng. Đất bị cuốn trôi, nhà cửa của người dân trong vùng bị ảnh hưởng cũng bị trôi sạch, không còn gì cả. Cơn lũ qua đi là một biển nước mênh mông, trắng xóa. Tất cả, tất cả mọi thứ đều chìm vào trong biển nước không có lối thoát. Những đội cứu hộ phải dùng thuyền, ca nô thậm chí là trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng bị lũ lụt. Bà con trong những ngày chờ lũ rút phải chịu một cuộc sống rất vất vả, khó khăn, cực khổ, bất tiện trong mọi vấn đề sinh hoạt. Không những thế, những trận lũ lụt còn để lại nhiều dịch bệnh cho người dân...Mọi thứ thật đáng sợ biết bao nhiêu!
Chứng kiến cảnh lũ lụt qua truyền hình thôi mà em đã rất sợ hãi rồi. Khung cảnh tiêu điều, xơ xác, hoang tàn và người dân thì thật đáng thương. Em mong rằng thiên nhiên sẽ không bị biến đổi nhiều nữa và những trận lũ lụt có thể được giảm đi hằng năm.
-Whalien52 - vfo.vn-
Tả cảnh lũ lụt mà em đã một lần tận mắt chứng kiến hoặc xem trên truyền hình là đề văn trong bài viết số 6 của chương trình ngữ văn lớp 6 của cấp 2, trên vfo.vn cũng có khá nhiều bài văn hướng dẫn về bài viết số 5 các đề rồi. Trong bài viết này mình sẽ bổ sung thêm 2 bài văn nữa để hướng dẫn các bạn cách tả cảnh lũ lụt đơn giản mà chi tiết nhất. Nếu có các bài văn hay và đạt điểm cao các bạn có thể đóng góp cho vfo.vn để các bạn khác được tham khảo nhé
- Chủ đề
- ta canh lu lut