Ai cũng có cho mình một quê hương để về, là nơi chôn nhau cắt rốn và là nơi thân thương, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Và tại mỗi quê hương của mỗi người chúng ta đều có những ngày lễ hội thật vui và giàu ý nghĩa: lễ hội chọi trâu, đá gà, kéo co, đua thuyền, trung thu....Tất cả đều mang bật lên những nét văn hoa cổ truyền, những tín ngưỡng thật đẹp của dân tộc ta, của cha ông ta từ trước tới nay. Là những phong tục tập quán được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Nói là quen thuộc, gần gũi nhưng không phải ai trong số chúng ta cũng có cơ hội được ngắm nhìn, tham gia và thưởng thức những lễ hội dễ thương ấy vì thời gian giữa cuộc sống bộn bề không cho phép chúng ta. Vì vậy, để viết một bài văn miêu tả lễ hội ở quê em không phải khó mà cũng không quá dễ dàng. Khi viết, chúng ta cần sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức gợi kết hợp với các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa...Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài văn mẫu để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!
Lễ hội đua thuyền thường được sự quan tâm của rất nhiều người vì tính chất khá căng thẳng và vui
BÀI VĂN MIÊU TẢ LỄ HỘI QUÊ EM: LỄ HỘI ĐUA THUYỀN
Quê em ở vùng đồng bằng chiêm trũng, có rất nhiều cánh đồng xanh trải dài bất tận tới chân trời xa xăm kia. Và đặc biệt ở quê em có rất nhiều sông ngòi. Những dòng sông hiền hòa ôm ấp lấy làng quê em, không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của làng quê em mà còn tạo cho làng quê em một nguồn lợi kinh tế vô cùng quan trọng. Không chỉ có vậy mà những dòng sông ở quê em còn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các lễ hội vào các dịp lễ trong năm: Đó là lễ hội đua thuyền. Đây là một nét đặc trưng không thể thiếu được ở làng quê em. Một lễ hội rất thú vị, nhiều người tham gia và rất đáng mong chờ.
Lễ hội đua thuyền của quê em thường được tổ chức vào tháng ba hằng năm, thu hút rất nhiều khách du lịch tới thăm quan, thưởng thức và tham gia trải nghiệm. Đó là một lễ hội rất thú vị và độc đáo. Tham gia vào lễ hội đua thuyền này không chỉ có mọi người dân trong làng mà còn có rất nhiều khách du lịch tham gia. Vào ngày tổ chức lễ hội đua thuyền, mọi người đều tập trung đông đúc tại, bao chật ních cả dòng sông ở quê em. Dòng sông hôm ấy như một sân thi đấu độc quyền cho các vận động viên chèo thuyền. Ngay từ khi còn tờ mờ sáng, các đội tham gia thi đấu đã tập trung đông đủ ở khu vực xung quanh con sông xinh đẹp này. Các đội thi đấu đều chuẩn bị chu đáo cho mình những con thuyền thật đẹp, thật lộng lẫy nhưng cũn không kém phần chắc chắn, đảm bảo độ an toàn cho mọi người khi tham gia thi đấu. Nhiều nhất vẫn là những con thuyền rồng oai phong, lẫm liệt hệt như những con chiến mã. Ngoài ra, các đội khi tham gia thi đấu cũng không quên chuẩn bị cho mình những bộ trang phục dân gian truyền thống thật đẹp và bắt mắt làm sao! Mọi người hào hứng tham gia vào ngày hội đua thuyền. Sau khi ban tổ chức khai mạc và lên tiếng còi báo hiệu bắt đầu trận đấu thì ngay lập tức. Những con thuyền vào sẵn vị trí từ trước và khi tiếng còi vang lên báo hiệu thì những con thuyền như những mũi tên lao thẳng về phía trước. Những con thuyền phi nước đại, lướt nhanh, nhẹ như gió trên mặt sông. Những người tham gia thi đấu trong cùng một đội thì đoàn kết chèo những con thuyền đều nhau tăm tắp trông thật là thích mắt làm sao. Mọi người trên bờ cổ vũ rất vui và náo nhiệt. Tiếng reo hò cổ vũ náo động và xôn xao cả một dòng sông vốn yên tĩnh, êm đềm trước đây. Và khi con thuyền đầu tiên chạm đích, đồng nghĩa với việc con thuyền đó đã giành chiến thắng trên đường đua. Mọi người reo lên, hò vang chúc mừng đội giành được chiến thắng. Và nhìn ai cũng vô cùng vui vẻ vả thỏa mãn bất kể là thắng hay thua.
Lễ hội đua thuyền ở quên em náo nức và vui vẻ như thế đó. Em mong sẽ có cơ hội được tham gia thi đấu và tận hưởng cảm giác lướt như bay trên mặt nước. Sau này dù đi đâu xa thì em cũng không bao giờ quên lễ hội đua thuyền ở quê em.
Whalien 52 – VFO.VN
BÀI VĂN MIÊU TẢ CẢNH LỄ HỘI QUÊ EM: LỄ HỘI TRUNG THU
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…..” Tiếng trẻ em hát vang ngoài đầu ngõ khiến tâm trạng em trở nên vui vẻ, một mùa lễ hội lại sắp sửa bắt đầu trên quê em. Năm nào cũng thế, cứ đến Rằm Tháng Tám, quê em lại tổ chức lễ hội dành cho trẻ em, là Tết Trung Thu. Đây là lễ hội mà chúng em mong chờ nhất trong năm.
Ở quê em ,Tết Trung thu thường được tổ chức vào tối ngày 14,15 tháng 8 Âm lịch, đây là lúc Trăng lên tròn nhất, sáng nhất, lúc trăng đẹp nhất. Mới chập tối mà trẻ em làng trên xóm dưới đã rôm rả, nhộn nhịp chạy quanh làng với những chiếc đèn lồng trên tay. Vầng trăng trên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc khổng lồ. Ánh trăng rải xuống thế gian như mật ngọt tỏa sáng, soi rõ bóng cây trên mặt đất. Dòng sông cuộn mình trong ánh trăng lung linh, trăng khoác thêm cho sông chiếc áo bằng bạc lấp lánh. Dưới sân đình, những chiếc trại nhỏ xinh đã được dựng lên làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ. Từng đám trẻ con tay cầm đèn lồng các loại: ông sao, cá chép… nối đuôi nhau chơi trò rước đèn, vừa đi vừa cất tiếng hát “Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh…” nghe thật vui tai. Tiếng trống ếch, trống cơm náo nức, rộn ràng. Các bà, các mẹ tất bật chuẩn bị mâm cỗ Trung thu. Từng gói bánh, quả ngọt được sắp xếp ngay ngắn trên mâm. Trung thu năm nay chúng em còn được tham gia những trò chơi dân gian như nhảy bao bố, đi cầu kiều, kéo co… Những tiếng cười rộn vang cả một vùng. Ngay sau khi những trò chơi kết thúc, tiết mục phá cỗ trông trăng được diễn ra sôi nổi. Những tiết mục văn nghệ đến từ đội thiếu nhi của làng cũng rất hay và đẹp mắt. Vầng trăng trên cao ghé xuống mỉm cười nhìn chúng em.
Em rất thích lễ hội Trung thu ở quê em.
Sora-VFORUM.VN
Ngoài lễ hội đua thuyền và lễ hội trung thu thì còn có thể có rất nhiều lễ hội khác ở nhiều vùng quê khác nhau có những nét đặc trưng riêng để các bạn có thể miêu tả và viết nên những bài văn hay cũng là để giới thiệu thêm nên văn hóa ở quê em cho mọi người cùng biết
Lễ hội đua thuyền thường được sự quan tâm của rất nhiều người vì tính chất khá căng thẳng và vui
BÀI VĂN MIÊU TẢ LỄ HỘI QUÊ EM: LỄ HỘI ĐUA THUYỀN
Quê em ở vùng đồng bằng chiêm trũng, có rất nhiều cánh đồng xanh trải dài bất tận tới chân trời xa xăm kia. Và đặc biệt ở quê em có rất nhiều sông ngòi. Những dòng sông hiền hòa ôm ấp lấy làng quê em, không chỉ tô điểm thêm cho vẻ đẹp của làng quê em mà còn tạo cho làng quê em một nguồn lợi kinh tế vô cùng quan trọng. Không chỉ có vậy mà những dòng sông ở quê em còn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các lễ hội vào các dịp lễ trong năm: Đó là lễ hội đua thuyền. Đây là một nét đặc trưng không thể thiếu được ở làng quê em. Một lễ hội rất thú vị, nhiều người tham gia và rất đáng mong chờ.
Lễ hội đua thuyền của quê em thường được tổ chức vào tháng ba hằng năm, thu hút rất nhiều khách du lịch tới thăm quan, thưởng thức và tham gia trải nghiệm. Đó là một lễ hội rất thú vị và độc đáo. Tham gia vào lễ hội đua thuyền này không chỉ có mọi người dân trong làng mà còn có rất nhiều khách du lịch tham gia. Vào ngày tổ chức lễ hội đua thuyền, mọi người đều tập trung đông đúc tại, bao chật ních cả dòng sông ở quê em. Dòng sông hôm ấy như một sân thi đấu độc quyền cho các vận động viên chèo thuyền. Ngay từ khi còn tờ mờ sáng, các đội tham gia thi đấu đã tập trung đông đủ ở khu vực xung quanh con sông xinh đẹp này. Các đội thi đấu đều chuẩn bị chu đáo cho mình những con thuyền thật đẹp, thật lộng lẫy nhưng cũn không kém phần chắc chắn, đảm bảo độ an toàn cho mọi người khi tham gia thi đấu. Nhiều nhất vẫn là những con thuyền rồng oai phong, lẫm liệt hệt như những con chiến mã. Ngoài ra, các đội khi tham gia thi đấu cũng không quên chuẩn bị cho mình những bộ trang phục dân gian truyền thống thật đẹp và bắt mắt làm sao! Mọi người hào hứng tham gia vào ngày hội đua thuyền. Sau khi ban tổ chức khai mạc và lên tiếng còi báo hiệu bắt đầu trận đấu thì ngay lập tức. Những con thuyền vào sẵn vị trí từ trước và khi tiếng còi vang lên báo hiệu thì những con thuyền như những mũi tên lao thẳng về phía trước. Những con thuyền phi nước đại, lướt nhanh, nhẹ như gió trên mặt sông. Những người tham gia thi đấu trong cùng một đội thì đoàn kết chèo những con thuyền đều nhau tăm tắp trông thật là thích mắt làm sao. Mọi người trên bờ cổ vũ rất vui và náo nhiệt. Tiếng reo hò cổ vũ náo động và xôn xao cả một dòng sông vốn yên tĩnh, êm đềm trước đây. Và khi con thuyền đầu tiên chạm đích, đồng nghĩa với việc con thuyền đó đã giành chiến thắng trên đường đua. Mọi người reo lên, hò vang chúc mừng đội giành được chiến thắng. Và nhìn ai cũng vô cùng vui vẻ vả thỏa mãn bất kể là thắng hay thua.
Lễ hội đua thuyền ở quên em náo nức và vui vẻ như thế đó. Em mong sẽ có cơ hội được tham gia thi đấu và tận hưởng cảm giác lướt như bay trên mặt nước. Sau này dù đi đâu xa thì em cũng không bao giờ quên lễ hội đua thuyền ở quê em.
Whalien 52 – VFO.VN
BÀI VĂN MIÊU TẢ CẢNH LỄ HỘI QUÊ EM: LỄ HỘI TRUNG THU
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…..” Tiếng trẻ em hát vang ngoài đầu ngõ khiến tâm trạng em trở nên vui vẻ, một mùa lễ hội lại sắp sửa bắt đầu trên quê em. Năm nào cũng thế, cứ đến Rằm Tháng Tám, quê em lại tổ chức lễ hội dành cho trẻ em, là Tết Trung Thu. Đây là lễ hội mà chúng em mong chờ nhất trong năm.
Ở quê em ,Tết Trung thu thường được tổ chức vào tối ngày 14,15 tháng 8 Âm lịch, đây là lúc Trăng lên tròn nhất, sáng nhất, lúc trăng đẹp nhất. Mới chập tối mà trẻ em làng trên xóm dưới đã rôm rả, nhộn nhịp chạy quanh làng với những chiếc đèn lồng trên tay. Vầng trăng trên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc khổng lồ. Ánh trăng rải xuống thế gian như mật ngọt tỏa sáng, soi rõ bóng cây trên mặt đất. Dòng sông cuộn mình trong ánh trăng lung linh, trăng khoác thêm cho sông chiếc áo bằng bạc lấp lánh. Dưới sân đình, những chiếc trại nhỏ xinh đã được dựng lên làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ. Từng đám trẻ con tay cầm đèn lồng các loại: ông sao, cá chép… nối đuôi nhau chơi trò rước đèn, vừa đi vừa cất tiếng hát “Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh…” nghe thật vui tai. Tiếng trống ếch, trống cơm náo nức, rộn ràng. Các bà, các mẹ tất bật chuẩn bị mâm cỗ Trung thu. Từng gói bánh, quả ngọt được sắp xếp ngay ngắn trên mâm. Trung thu năm nay chúng em còn được tham gia những trò chơi dân gian như nhảy bao bố, đi cầu kiều, kéo co… Những tiếng cười rộn vang cả một vùng. Ngay sau khi những trò chơi kết thúc, tiết mục phá cỗ trông trăng được diễn ra sôi nổi. Những tiết mục văn nghệ đến từ đội thiếu nhi của làng cũng rất hay và đẹp mắt. Vầng trăng trên cao ghé xuống mỉm cười nhìn chúng em.
Em rất thích lễ hội Trung thu ở quê em.
Sora-VFORUM.VN
Ngoài lễ hội đua thuyền và lễ hội trung thu thì còn có thể có rất nhiều lễ hội khác ở nhiều vùng quê khác nhau có những nét đặc trưng riêng để các bạn có thể miêu tả và viết nên những bài văn hay cũng là để giới thiệu thêm nên văn hóa ở quê em cho mọi người cùng biết