Những thay đổi lớn trong cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng, vì những bản năng của bạn và những chuyện quan trọng khẩn cấp của ngày làm việc chống lại bạn. Nhưng khi bạn học cách tập trung vào cái tôi tương lai của bạn thì bạn sẽ bất ngờ trước điều mà bạn có thể đạt được.
Năm 2002, Steve Silberberg là một nhà lập trình phần mềm cho một công ty đầu tư, kiếm được mức lương thoải mái có 6 con số. Nhưng anh không hạnh phúc. “Tôi thất vọng với cuộc sống ở công ty của tôi,” anh nói. Một phần của vấn đề là do chiến lược đầu tư của công ty anh: “Nếu họ thấy lợi nhuận trong việc phá một cánh rừng hoặc làm ô nhiễm một con sông, thì họ sẽ đầu tư vào nó”, anh nói. Nó là một sự bất đồng với Silberberg. Những đòi hỏi hằng ngày của công việc làm anh bế tắc. “Tôi ngồi ở bàn làm việc mỗi ngày suy nghĩ, Làm thế nào tôi có thể sống trong môi trường hoang vu thường xuyên hơn.”Tôi muốn vác balo trên vai, có lẽ không phải mọi ngày, nhưng khoảng 3 tháng – điều đó không phải tuyệt lắm sao?
Silberberg vừa chạm ngưỡng 40 tuổi và nhận ra anh còn 15 năm nữa là đến độ tuổi mà cha anh chết vì bệnh ung thư. “Cha tôi chưa bao giờ làm những việc mà ông nói ông muốn làm – như đi du lịch hoặc đi chơi biển trên một chiếc thuyền,” anh nói. “Tôi nhận ra, đây là một điều quan trọng với tôi. Đây là thời điểm để tôi làm việc đó.”
Anh bắt đầu lập kế hoạch cho một công việc mới là hướng dẫn những người đi du lịch balo xuyên qua những khu vực thiên nhiên hùng vĩ nhất ở Mĩ, ở đó họ có thể tận hưởng phong cảnh đẹp và có sức khỏe tốt. Công việc đó sẽ không ổn định hoặc sinh lợi như nghề lập trình của anh, nhưng anh sẵn sàng mạo hiểm.
Năm ngoái, Silberberg đã trải qua 12 chuyến và “Tôi kiếm được số tiền bằng ¼ trước đây, nhưng tôi có một cuộc sống cực kì chất lượng”.
Nhiều người chúng ta mơ về một tương lai rất khác so với hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ sống ở Hawaii thay vì Hackensack; từ bỏ đời độc thân để lập gia đình; hoặc vẽ tranh để kiếm sống. Nhưng để đi từ đây đến đó là khó khăn, phần lớn vì một số yếu tố tâm lý mạnh mẽ chống lại sự tái định dạng bản thân.
Nó nằm trong bản chất của chúng ta, ví dụ, dành năng lượng của chúng ta chủ yếu cho những mối quan tâm ngay tức thì của ngày hôm nay, lưu giữ một quan điểm bị bóp méo về tương lai của chúng ta, hoặc ngay cả nếu chúng ta tập trung vào tương lai, thì chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi những thứ hóa ra là những giấc mơ sai. Rất thường xuyên, chúng ta từ bỏ khi chúng ta cần cố gắng hơn, và kiên trì khi chúng ta thực sự nên từ bỏ. Không có một sự đánh giá với đôi mắt tinh tường hơn về hiện tại và tương lai của chúng ta, và một cách tiếp cận hiệu quả hơn để đặt ra mục tiêu, theo đuổi và đạt được mục tiêu, thì chúng ta cuối cùng có thể đến một tương lai mà chúng ta thực sự không muốn – ở đó chúng ta ốm đau, chia tay, cô đơn, hoặc đơn giản là không thỏa mãn.
“Chúng ta phải thay đổi những bản sắc tâm lý của chúng ta khi chúng ta trải qua cuộc sống,” Ravenna Helson, giáo sư tâm lý ở đại học California, Berkeley. Bà đã chỉ đạo nghiên cứu Mills, theo dõi 120 phụ nữ trên 50 tuổi, kiểm tra những nét tính cách, ảnh hưởng xã hội và sự phát triển cá nhân và chứng minh rằng không bao giờ quá trễ để tái định dạng bản thân bạn.” Helson nói, ngay cả ở độ tuổi 60, con người có thể quyết tâm để biến bản thân họ trở thành kiểu người họ muốn trở thành. Trong nghiên cứu Mills, khoảng 12 phụ nữ bộc lộ sự thay đổi tính cách tích cực từ tuổi 60 sang 70.
Nhưng tất nhiên, bạn nên bắt đầu sớm hơn thì sẽ hay hơn. “Bạn không thể hoàn thành những việc khó khăn trong một ngày hoặc 1 tuần”, Art Markman, giáo sư tâm lý ở đại học Texas at Austin và là tác giả cuốn sách Smart Change. “Bạn phải cho bản thân đủ thời gian để đạt được mục tiêu của bạn”, ông nói.
Nếu bạn không có những mục tiêu dài hạn, Markman cảnh báo, bạn có nguy cơ làm rất nhiều việc lặt vặt mỗi ngày – lau nhà, gửi email, xem TV – mà không tạo ra một sự đóng góp vào tương lai của bạn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn không yên và không thỏa mãn. “ Những thứ to lớn đem lại ý nghĩa cho cuộc sống”, ông nói “như làm cha mẹ hoặc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực gì đó.”
Làm sao bạn biết được bạn nên phấn đấu vì điều gì? “Hãy phóng bản thân vào tương lai và hỏi: Tôi sẽ hối tiếc điều gì khi không làm nó?” Markman khuyên, và sau đó “sử dụng nó như một cách để lên kế hoạch cho cuộc đời bạn.”
Trước khi bạn có thể tái định dạng bản thân, bạn phải biết hiện tại bạn là ai. “Con người cần hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ, những đam mê và câu chuyện của họ” Robert Steven Kaplan, tác giả cuốn What You’re Really Meant to Do. “Sau đó họ có thể xem xét điều gì đang diễn ra trên thế giới và cố gắng làm cho bản thân phù hợp với những cơ hội.”
Một thách thức cho sự đánh giá bản thân: Đa số chúng ta có xu hướng ảo tưởng về sự hơn người – niềm tin rằng những khả năng của chúng ta cao hơn trung bình, dù tất cả chúng ta không thể được như vậy. Đó là lí do tại sao trở nên trung thực khi bạn đánh giá về bản thân là rất quan trọng và sự nỗ lực cần có để đạt được sự tái định dạng. Thảo luận về những giấc mơ của bạn với những người quan tâm bạn và hiểu bạn rõ, và người bạn tin tưởng là trung thực với bạn về những sức mạnh và điểm yếu của bạn. Họ có thể giúp bạn đánh giá những kỹ năng của bạn và định nghĩa chính xác những đam mê đích thực của bạn.
Các chuyên gia về tái định dạng nói chúng ta cần tìm thấy sự phù hợp giữa điều thật sự quan trọng với chúng ta và những mục tiêu chúng ta theo đuổi. Nhưng thường thì những kế hoạch tương lai của chúng ta bị ảnh hưởng quá mức bởi những người khác – bạn thân của bạn tha thiết mong bạn tham gia kinh doanh với cô hoặc cha bạn muốn một đứa cháu nội. Những áp lực bên ngoài đó có thể tách chúng ta ra khỏi những giá trị cốt lõi của chúng ta. “Nếu bạn không trải qua một quá trình khám phá bản thân mà chỉ chấp nhận những quyết định của người khác, thì 10 năm sau bạn có thể thấy mình đang nói ‘Tôi không nghĩ đó là tôi,” John Mayer, giáo sư tâm lý ở trường đại học New Hampshire và là tác giả cuốn sách Personal Intelligence.
Các nhà nghiên cứu ở đạo học Rochester phát hiện thấy những người có động cơ nội tại – làm việc hướng đến những điều họ thấy thỏa mãn về mặt cá nhân – thì ít bị trầm cảm và thỏa mãn với cuộc sống của họ hơn những người có động cơ ngoại giới, nỗ lực chủ yếu để gây ấn tượng với thế giới bên ngoài với một thu nhập khủng hoặc một công việc danh giá. Người có động cơ nội tại cũng có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu cá nhân, theo một loạt nghiên cứu của giáo sư tâm lý Ken Sheldon, đại học Missouri. Ông phát hiện thấy những người có những mục tiêu phù hợp với bản thân thì có nhiều khả năng đạt được sự tiến bộ đều đều vì họ có nhiều khả năng ( hơn người khác ) duy trì sự nỗ lực mặc cho những chướng ngại vật và những thứ gây sao lãng.
Chúng ta dành nhiều thời gian suy nghĩ về tương lai nhưng chúng ta rất tệ trong việc đạt được tương lai mà chúng ta khao khát. Đối với những người bắt đầu, chúng ta quá lạc quan về điều gì sẽ đến. Giáo sư tâm lý Neil Weinstein phát hiện thấy những sinh viên đại học mong đợi sống khỏe mạnh hơn, có hôn nhân lâu dài hơn, và du lịch đến châu Âu thường xuyên hơn bất kì nghiên cứu nào khác về những xu hướng dân số sẽ dự đoán. Ở nghiên cứu khác, những phụ nữ trẻ nói rằng họ mong đợi sẽ trở nên quyết đoán và thẳng thắn trong những tình huống phỏng vấn xin việc sắp đến. Tuy nhiên, khi được kiểm tra, họ thực sự dè dặt hơn nhiều so với họ dự đoán.
“Chúng ta kỳ vọng rằng trong tương lai, cái tôi tốt nhất của chúng ta sẽ xuất hiện”, Peg Streep, tác giả cuốn Mastering the Art of Quitting. Thay vào đó, chúng ta sống với cái tôi bình thường hằng ngày của chúng ta, vật lộn với những đặc điểm – sợ hãi, lười biếng, trì hoãn — kìm hãm chúng ta ngày nay.
Chúng ta không chỉ đánh giá quá cao khả năng đạt được sự thay đổi của chúng ta mà chúng ta còn đánh giá thấp nỗ lực mà nó đòi hỏi. Khi chúng ta nghĩ về vị trí quản lý mà chúng ta lên kế hoạch đạt được, chúng ta không dự kiến trước về những stress không ngừng xảy đến. Chúng ta tưởng tượng mình đang ôm ấp một đứa bé nhưng không tính đến những đêm mất ngủ. Chúng ta đều mơ về chiến thắng, nhưng ít người tưởng tượng về việc tập luyện.
Để ngăn ngừa những cạm bẫy đó khi bạn lao vào sự tái định dạng của bạn, hãy tìm đến những người đã đạt được giấc mơ mà bạn khao khát, giáo sư tâm lý trường Harvard, Daniel Gilbert khuyên trong cuốn sách của ông Stumbling on Happiness. Những người đạt được thành công có thể chia sẻ thực tế với bạn – cả tốt và xấu.
Thật khó để dự đoán chính xác ảnh hưởng của sự tái định dạng sẽ có lên thế giới của chúng ta, một phần vì chúng ta rất tệ trong việc dự đoán chúng ta sẽ cảm nhận như thế nào ở tương lai. Chúng ta giả định là những thành công và thành tựu sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn chúng thực tế sẽ đem lại, vì chúng ta thích nghi trước những sự thay đổi trong cuộc sống, ngay cả những thay đổi lớn, khá nhanh chóng và sau đó có xu hướng quay lại với mức độ hạnh phúc thường lệ của chúng ta. Mặt khác, khi những chuyện tồi tệ xảy đến với chúng ta, chúng ta có xu hướng không đau khổ như chúng ta nghĩ: Chúng ta rốt cuộc dừng lại ở gần mức độ hạnh phúc được thiết lập từ trước của chúng ta.
Để đưa ra những quyết định tốt nhất cho cái tôi tương lai của bạn, bạn cần chấm dứt việc tưởng tượng con người đó như một người xa lạ và hãy xem đó là bạn. Hal Hershfield, một giáo sư marketing ở NYU, thực hiện các nghiên cứu cho thấy những người có thể nhận biết rất sát khít cái tôi tương lai của họ thì đưa ra những quyết định tốt hơn cho bản thân, như tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho lúc về hưu.
Để làm cho con người hướng đến hành vi tập trung vào tương lai tích cực, nhóm của Hershfield yêu cầu các đối tượng xem những tấm ảnh ảo về cái tôi tương lai của họ. Ông nói, “chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ làm cho mọi người suy nghĩ về cái tôi tương lai của họ.”
Quan tâm nhiều về cái tôi tương lai của chúng ta có thể giúp chúng ta chống lại xu hướng xem nhẹ những phần thưởng trong tương lai, khiến cho nhiều người trong chúng ta chạy theo sự thỏa mãn ngay tức thì thay vì những phần thưởng dài hạn. Tưởng tượng về cái tôi tương lai của bạn là một người mẹ, một người đi du lịch vòng quanh thế giới, hoặc một người về hưu đi leo núi có thể là điều bạn cần để chọn món salad và một giờ trong phòng gym thay vì một cái bánh buger và khoai tây chiên.
Đặt ra những mục tiêu thực tế, tiến hành hành động thực tế
Khi bạn đang lên kế hoạch cho việc tái định dạng của bạn, hãy càng thực tế càng tốt. “Bạn không muốn trở nên quá lạc quan vì bạn có thể chọn mục tiêu sai”, Peter Gollwitzer, giáo sư tâm lý ở trường NYU.
Việc tái định dạng của bạn có thể sẽ đòi hỏi bạn tạo ra những thói quen mới tích cực để làm bạn thoát khỏi những lề thói sinh hoạt mà bạn từng làm theo trong nhiều năm.
Việc tạo ra những thói quen mới là một bức tường quan trọng chống lại tính ì.” Một số người nói ‘Tôi muốn kết hôn, nhưng tôi sẽ chờ đợi và xem điều gì xảy ra.’ Đó là một cách không hiệu quả. Mayer nói “nếu bạn nói, ‘Tôi cứ vài tuần sẽ gặp một người mới,’ đó là một kế hoạch làm bạn có nhiều khả năng tìm thấy một người yêu.”
Khi bạn chia nhỏ một kế hoạch tái định dạng thành những hành động mà bạn có thể làm mỗi ngày, thì bạn sẽ hợp nhất những mục tiêu dài hạn vào hiện tại của bạn.
Khi bạn hợp nhất những nỗ lực tái định dạng vào trong danh sách những việc cần làm hằng ngày, thì hãy trung thực với bản thân về khoảng thời gian mà mỗi bước sẽ đòi hỏi. Điều này sẽ làm giảm khả năng bạn sẽ nhanh chóng trở nên thất vọng. Trong một dự án dài hạn, có một số nhiệm vụ kéo dài 30 phút, một số nhiệm vụ kéo dài 1 tuần, và một số bước có thể đòi hỏi nhiều năm nỗ lực. Lên kế hoạch dựa vào đó.
Một số chuyên gia nói rằng những người có nhu cầu cao về cảm giác thành tựu thì có nhiều khả năng phớt lờ những mục tiêu dài hạn của họ. Những người đó dành quá nhiều tâm trí cho những đòi hỏi của ngày đến nỗi họ không dành thời gian để phấn đấu cho những ước mơ trong tương lai của họ.
Bạn không thể kiểm soát được mọi thứ trong môi trường của bạn – đôi khi những email đó phải được trả lời – nhưng bạn có thể kiểm soát được một số yếu tố bên ngoài để tự thiết lập thành công cho bạn. Nếu kiểm soát cân nặng là mục tiêu của bạn, hãy làm đầy tủ lạnh của bạn bằng hoa quả. Nếu bạn đang học một ngoại ngữ mới, hãy đặt tài liệu học trên bàn bên cạnh dĩa thức ăn của bạn mỗi tối để bạn có thể chuyển ngay sang bài tập của bạn khi ăn xong.
“Ở cạnh những người có mục tiêu dài hạn giống bạn sẽ làm tăng sự dấn thân của bạn với nó”, Markman nói.
Kì vọng về những thất bại
Chúng ta chỉ có một lượng sức mạnh ý chí và năng lượng để huy động mỗi ngày. Nếu chúng ta tiêu dùng nó vào những quyết định cam go trong công việc, thì chúng ta sẽ không có đủ ý chí để làm bản thân tham dự một lớp học tài chính vào buổi tối. Mô hình này của sức mạnh ý chí được miêu tả lần đầu bởi Roy Baumeister. Bạn cần nhận ra nó.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn viết ra một mục tiêu thì bạn có nhiều khả năng đạt được nó. Các nhà nghiên cứu ở đại học McGill và Toronto yêu cầu 85 học sinh yếu hoàn thành một chương trình đặt ra mục tiêu được viết ra; sau 4 tháng những học sinh đó học tốt hơn nhiều ở trường so với một nhóm đối chứng.
Và tất nhiên bạn phải tiên liệu trước những trở ngại. “Tin rằng chúng ta có nhiều sự kiểm soát là một sai lầm. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể xảy ra không như ý, và chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó.”
Thường xuyên đánh giá lại
“Thế giới không đình trệ, và bạn cũng không đình trệ”, Kaplan nói. Những giấc mơ bạn có ngày hôm nay có thể không còn là mục tiêu của bạn 2, 3 hoặc 5 năm sau. Ngay cả nếu chúng còn là mục tiêu của bạn, thì sự tiến bộ bạn đạt được khi cố gắng đạt được chúng ngày hôm nay có thể không còn làm bạn thỏa mãn trong tương lai.
Hãy đánh giá lại sự tiến bộ về tái định dạng của bạn mỗi năm. Một số người dùng ngày sinh nhật, kỳ nghỉ hè của họ hoặc thời điểm bắt đầu năm mới để đánh giá liệu họ có đang đi đúng hướng, hoặc liệu họ có cần thay đổi mục tiêu của họ. Một nghiên cứu của Pháp gần đây theo dõi 704 người già trong 6 năm đã phát hiện thấy những người đủ linh hoạt để điều chỉnh những mục tiêu của họ thì có những mức độ thỏa mãn cuộc sống cao hơn.
Tuy nhiên, con người có thể kiên trì với những mục tiêu hoặc ở lại trong những mối quan hệ hoặc hoàn cảnh không còn làm họ hạnh phúc.
Thật dễ dàng rơi vào cãi bẫy sự hiểu lầm về chi phí chìm – đó là bạn đã bỏ quá nhiều thời gian, tiền bạc hoặc công sức vào một mục tiêu đến nỗi nó sẽ là một sự lãng phí nếu dừng theo đuổi mục tiêu đó lúc này. Nhưng năng lượng và tiền bạc mà bạn đã bỏ ra đã mất mãi mãi. Khi đánh giá lại, bạn nên xem xét việc những nguồn lực còn chưa dùng của bạn sẽ bị tiêu dùng không sinh lợi.
Chúng ta cũng đôi lúc bị thúc đẩy đi theo hướng sai, bằng việc né tránh nỗi sợ thất bại. “Nếu quan điểm mắc phải một sai lầm làm cho bạn điên dại thì khả năng là bạn sẽ kiên trì quá mức,” Streep nói. “Một phần của sự thông thái của việc xúc tiến là biết khi nào một mục tiêu hoặc đã trở nên lỗi thời theo quan điểm của những nhu cầu và mong muốn của bạn hoặc nó không thể đạt được.” Đôi khi, từ bỏ mục tiêu là cần thiết và có lợi.
Khi bạn có thể nhận ra con người bạn muốn trở thành và mường tượng về một bối cảnh mà ở đó cái tôi tương lai sẽ hạnh phúc hơn cái tôi hiện tại của bạn, thì sự tái định dạng trở nên hợp lý và không thể tránh khỏi.
Sự tái định dạng của bạn có thực tế?
Trước khi bạn có thể tái tạo tương lai của bạn, bạn cần trung thực về hiện tại của bạn. Bạn sẽ cần thay đổi nhiều như thế nào để đạt được sự tái định dạng mà bạn muốn? Bạn có điều đó ở trong bạn chưa? Hãy xem xét những câu hỏi quan trọng sau từ các chuyên gia trước khi bạn tiến hành:
Mục tiêu của bạn có phù hợp với những giá trị của bạn?
Nếu mục tiêu của bạn không phù hợp với những giá trị của bạn thì bạn sẽ có ít động lực để phấn đấu vì nó và sẽ cảm thấy ít thỏa mãn ngay cả nếu bạn đạt được nó.
Nó có xung đột với những ưu tiên khác trong cuộc sống của bạn?
Bạn có khả năng theo đuổi nó lâu dài, và với những lí do đúng?
Khi bạn biết bạn là ai, thì bạn có thể nhận ra bạn cần những gì để ngăn không cho tính cách của bạn cản trở những ước mơ của bạn. Ví dụ, nếu bạn không thể chịu đựng nổi thất bại thì bạn có thể kiên trì ngay cả khi bạn nên dừng lại.
Bạn có đạt được sự thỏa mãn từ mỗi bước đi?
Nếu những hành động của bạn đem bạn vào một trạng thái dòng chảy hoặc tập trung cao độ vào một nhiệm vụ, thì bạn sẽ có được sự thỏa mãn từ những nỗ lực của bạn ngay cả nếu bạn chưa bao giờ đạt được trọn vẹn mục tiêu của bạn.
Bạn có chắc chắn là bạn muốn nó?
Buộc bản thân hình dung về tương lai của bạn, ghi nhớ về xu hướng của chúng ta là quay trở lại mức độ hạnh phúc ban đầu ngay cả sau khi thành công.
Liệu đạt được nó nằm trong sự kiểm soát của bạn?
Nếu bạn có thể thực hiện những hành động cụ thể, thiết thực để đạt được mục tiêu của bạn thì bạn đang ở trong điều kiện tốt. Nếu nó đòi hỏi bạn chiến thắng một cuộc thi, hoặc vượt qua những thử thách như sức khỏe hoặc địa lý, thì hãy suy nghĩ chín chắn.
Nguồn
psychologytoday
Năm 2002, Steve Silberberg là một nhà lập trình phần mềm cho một công ty đầu tư, kiếm được mức lương thoải mái có 6 con số. Nhưng anh không hạnh phúc. “Tôi thất vọng với cuộc sống ở công ty của tôi,” anh nói. Một phần của vấn đề là do chiến lược đầu tư của công ty anh: “Nếu họ thấy lợi nhuận trong việc phá một cánh rừng hoặc làm ô nhiễm một con sông, thì họ sẽ đầu tư vào nó”, anh nói. Nó là một sự bất đồng với Silberberg. Những đòi hỏi hằng ngày của công việc làm anh bế tắc. “Tôi ngồi ở bàn làm việc mỗi ngày suy nghĩ, Làm thế nào tôi có thể sống trong môi trường hoang vu thường xuyên hơn.”Tôi muốn vác balo trên vai, có lẽ không phải mọi ngày, nhưng khoảng 3 tháng – điều đó không phải tuyệt lắm sao?
Silberberg vừa chạm ngưỡng 40 tuổi và nhận ra anh còn 15 năm nữa là đến độ tuổi mà cha anh chết vì bệnh ung thư. “Cha tôi chưa bao giờ làm những việc mà ông nói ông muốn làm – như đi du lịch hoặc đi chơi biển trên một chiếc thuyền,” anh nói. “Tôi nhận ra, đây là một điều quan trọng với tôi. Đây là thời điểm để tôi làm việc đó.”
Anh bắt đầu lập kế hoạch cho một công việc mới là hướng dẫn những người đi du lịch balo xuyên qua những khu vực thiên nhiên hùng vĩ nhất ở Mĩ, ở đó họ có thể tận hưởng phong cảnh đẹp và có sức khỏe tốt. Công việc đó sẽ không ổn định hoặc sinh lợi như nghề lập trình của anh, nhưng anh sẵn sàng mạo hiểm.
Năm ngoái, Silberberg đã trải qua 12 chuyến và “Tôi kiếm được số tiền bằng ¼ trước đây, nhưng tôi có một cuộc sống cực kì chất lượng”.
Nhiều người chúng ta mơ về một tương lai rất khác so với hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ sống ở Hawaii thay vì Hackensack; từ bỏ đời độc thân để lập gia đình; hoặc vẽ tranh để kiếm sống. Nhưng để đi từ đây đến đó là khó khăn, phần lớn vì một số yếu tố tâm lý mạnh mẽ chống lại sự tái định dạng bản thân.
Nó nằm trong bản chất của chúng ta, ví dụ, dành năng lượng của chúng ta chủ yếu cho những mối quan tâm ngay tức thì của ngày hôm nay, lưu giữ một quan điểm bị bóp méo về tương lai của chúng ta, hoặc ngay cả nếu chúng ta tập trung vào tương lai, thì chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi những thứ hóa ra là những giấc mơ sai. Rất thường xuyên, chúng ta từ bỏ khi chúng ta cần cố gắng hơn, và kiên trì khi chúng ta thực sự nên từ bỏ. Không có một sự đánh giá với đôi mắt tinh tường hơn về hiện tại và tương lai của chúng ta, và một cách tiếp cận hiệu quả hơn để đặt ra mục tiêu, theo đuổi và đạt được mục tiêu, thì chúng ta cuối cùng có thể đến một tương lai mà chúng ta thực sự không muốn – ở đó chúng ta ốm đau, chia tay, cô đơn, hoặc đơn giản là không thỏa mãn.
“Chúng ta phải thay đổi những bản sắc tâm lý của chúng ta khi chúng ta trải qua cuộc sống,” Ravenna Helson, giáo sư tâm lý ở đại học California, Berkeley. Bà đã chỉ đạo nghiên cứu Mills, theo dõi 120 phụ nữ trên 50 tuổi, kiểm tra những nét tính cách, ảnh hưởng xã hội và sự phát triển cá nhân và chứng minh rằng không bao giờ quá trễ để tái định dạng bản thân bạn.” Helson nói, ngay cả ở độ tuổi 60, con người có thể quyết tâm để biến bản thân họ trở thành kiểu người họ muốn trở thành. Trong nghiên cứu Mills, khoảng 12 phụ nữ bộc lộ sự thay đổi tính cách tích cực từ tuổi 60 sang 70.
Nhưng tất nhiên, bạn nên bắt đầu sớm hơn thì sẽ hay hơn. “Bạn không thể hoàn thành những việc khó khăn trong một ngày hoặc 1 tuần”, Art Markman, giáo sư tâm lý ở đại học Texas at Austin và là tác giả cuốn sách Smart Change. “Bạn phải cho bản thân đủ thời gian để đạt được mục tiêu của bạn”, ông nói.
Nếu bạn không có những mục tiêu dài hạn, Markman cảnh báo, bạn có nguy cơ làm rất nhiều việc lặt vặt mỗi ngày – lau nhà, gửi email, xem TV – mà không tạo ra một sự đóng góp vào tương lai của bạn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn không yên và không thỏa mãn. “ Những thứ to lớn đem lại ý nghĩa cho cuộc sống”, ông nói “như làm cha mẹ hoặc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực gì đó.”
Làm sao bạn biết được bạn nên phấn đấu vì điều gì? “Hãy phóng bản thân vào tương lai và hỏi: Tôi sẽ hối tiếc điều gì khi không làm nó?” Markman khuyên, và sau đó “sử dụng nó như một cách để lên kế hoạch cho cuộc đời bạn.”
Trước khi bạn có thể tái định dạng bản thân, bạn phải biết hiện tại bạn là ai. “Con người cần hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ, những đam mê và câu chuyện của họ” Robert Steven Kaplan, tác giả cuốn What You’re Really Meant to Do. “Sau đó họ có thể xem xét điều gì đang diễn ra trên thế giới và cố gắng làm cho bản thân phù hợp với những cơ hội.”
Một thách thức cho sự đánh giá bản thân: Đa số chúng ta có xu hướng ảo tưởng về sự hơn người – niềm tin rằng những khả năng của chúng ta cao hơn trung bình, dù tất cả chúng ta không thể được như vậy. Đó là lí do tại sao trở nên trung thực khi bạn đánh giá về bản thân là rất quan trọng và sự nỗ lực cần có để đạt được sự tái định dạng. Thảo luận về những giấc mơ của bạn với những người quan tâm bạn và hiểu bạn rõ, và người bạn tin tưởng là trung thực với bạn về những sức mạnh và điểm yếu của bạn. Họ có thể giúp bạn đánh giá những kỹ năng của bạn và định nghĩa chính xác những đam mê đích thực của bạn.
Các chuyên gia về tái định dạng nói chúng ta cần tìm thấy sự phù hợp giữa điều thật sự quan trọng với chúng ta và những mục tiêu chúng ta theo đuổi. Nhưng thường thì những kế hoạch tương lai của chúng ta bị ảnh hưởng quá mức bởi những người khác – bạn thân của bạn tha thiết mong bạn tham gia kinh doanh với cô hoặc cha bạn muốn một đứa cháu nội. Những áp lực bên ngoài đó có thể tách chúng ta ra khỏi những giá trị cốt lõi của chúng ta. “Nếu bạn không trải qua một quá trình khám phá bản thân mà chỉ chấp nhận những quyết định của người khác, thì 10 năm sau bạn có thể thấy mình đang nói ‘Tôi không nghĩ đó là tôi,” John Mayer, giáo sư tâm lý ở trường đại học New Hampshire và là tác giả cuốn sách Personal Intelligence.
Các nhà nghiên cứu ở đạo học Rochester phát hiện thấy những người có động cơ nội tại – làm việc hướng đến những điều họ thấy thỏa mãn về mặt cá nhân – thì ít bị trầm cảm và thỏa mãn với cuộc sống của họ hơn những người có động cơ ngoại giới, nỗ lực chủ yếu để gây ấn tượng với thế giới bên ngoài với một thu nhập khủng hoặc một công việc danh giá. Người có động cơ nội tại cũng có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu cá nhân, theo một loạt nghiên cứu của giáo sư tâm lý Ken Sheldon, đại học Missouri. Ông phát hiện thấy những người có những mục tiêu phù hợp với bản thân thì có nhiều khả năng đạt được sự tiến bộ đều đều vì họ có nhiều khả năng ( hơn người khác ) duy trì sự nỗ lực mặc cho những chướng ngại vật và những thứ gây sao lãng.
Chúng ta dành nhiều thời gian suy nghĩ về tương lai nhưng chúng ta rất tệ trong việc đạt được tương lai mà chúng ta khao khát. Đối với những người bắt đầu, chúng ta quá lạc quan về điều gì sẽ đến. Giáo sư tâm lý Neil Weinstein phát hiện thấy những sinh viên đại học mong đợi sống khỏe mạnh hơn, có hôn nhân lâu dài hơn, và du lịch đến châu Âu thường xuyên hơn bất kì nghiên cứu nào khác về những xu hướng dân số sẽ dự đoán. Ở nghiên cứu khác, những phụ nữ trẻ nói rằng họ mong đợi sẽ trở nên quyết đoán và thẳng thắn trong những tình huống phỏng vấn xin việc sắp đến. Tuy nhiên, khi được kiểm tra, họ thực sự dè dặt hơn nhiều so với họ dự đoán.
“Chúng ta kỳ vọng rằng trong tương lai, cái tôi tốt nhất của chúng ta sẽ xuất hiện”, Peg Streep, tác giả cuốn Mastering the Art of Quitting. Thay vào đó, chúng ta sống với cái tôi bình thường hằng ngày của chúng ta, vật lộn với những đặc điểm – sợ hãi, lười biếng, trì hoãn — kìm hãm chúng ta ngày nay.
Chúng ta không chỉ đánh giá quá cao khả năng đạt được sự thay đổi của chúng ta mà chúng ta còn đánh giá thấp nỗ lực mà nó đòi hỏi. Khi chúng ta nghĩ về vị trí quản lý mà chúng ta lên kế hoạch đạt được, chúng ta không dự kiến trước về những stress không ngừng xảy đến. Chúng ta tưởng tượng mình đang ôm ấp một đứa bé nhưng không tính đến những đêm mất ngủ. Chúng ta đều mơ về chiến thắng, nhưng ít người tưởng tượng về việc tập luyện.
Để ngăn ngừa những cạm bẫy đó khi bạn lao vào sự tái định dạng của bạn, hãy tìm đến những người đã đạt được giấc mơ mà bạn khao khát, giáo sư tâm lý trường Harvard, Daniel Gilbert khuyên trong cuốn sách của ông Stumbling on Happiness. Những người đạt được thành công có thể chia sẻ thực tế với bạn – cả tốt và xấu.
Thật khó để dự đoán chính xác ảnh hưởng của sự tái định dạng sẽ có lên thế giới của chúng ta, một phần vì chúng ta rất tệ trong việc dự đoán chúng ta sẽ cảm nhận như thế nào ở tương lai. Chúng ta giả định là những thành công và thành tựu sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn chúng thực tế sẽ đem lại, vì chúng ta thích nghi trước những sự thay đổi trong cuộc sống, ngay cả những thay đổi lớn, khá nhanh chóng và sau đó có xu hướng quay lại với mức độ hạnh phúc thường lệ của chúng ta. Mặt khác, khi những chuyện tồi tệ xảy đến với chúng ta, chúng ta có xu hướng không đau khổ như chúng ta nghĩ: Chúng ta rốt cuộc dừng lại ở gần mức độ hạnh phúc được thiết lập từ trước của chúng ta.
Để đưa ra những quyết định tốt nhất cho cái tôi tương lai của bạn, bạn cần chấm dứt việc tưởng tượng con người đó như một người xa lạ và hãy xem đó là bạn. Hal Hershfield, một giáo sư marketing ở NYU, thực hiện các nghiên cứu cho thấy những người có thể nhận biết rất sát khít cái tôi tương lai của họ thì đưa ra những quyết định tốt hơn cho bản thân, như tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho lúc về hưu.
Để làm cho con người hướng đến hành vi tập trung vào tương lai tích cực, nhóm của Hershfield yêu cầu các đối tượng xem những tấm ảnh ảo về cái tôi tương lai của họ. Ông nói, “chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ làm cho mọi người suy nghĩ về cái tôi tương lai của họ.”
Quan tâm nhiều về cái tôi tương lai của chúng ta có thể giúp chúng ta chống lại xu hướng xem nhẹ những phần thưởng trong tương lai, khiến cho nhiều người trong chúng ta chạy theo sự thỏa mãn ngay tức thì thay vì những phần thưởng dài hạn. Tưởng tượng về cái tôi tương lai của bạn là một người mẹ, một người đi du lịch vòng quanh thế giới, hoặc một người về hưu đi leo núi có thể là điều bạn cần để chọn món salad và một giờ trong phòng gym thay vì một cái bánh buger và khoai tây chiên.
Đặt ra những mục tiêu thực tế, tiến hành hành động thực tế
Khi bạn đang lên kế hoạch cho việc tái định dạng của bạn, hãy càng thực tế càng tốt. “Bạn không muốn trở nên quá lạc quan vì bạn có thể chọn mục tiêu sai”, Peter Gollwitzer, giáo sư tâm lý ở trường NYU.
Việc tái định dạng của bạn có thể sẽ đòi hỏi bạn tạo ra những thói quen mới tích cực để làm bạn thoát khỏi những lề thói sinh hoạt mà bạn từng làm theo trong nhiều năm.
Việc tạo ra những thói quen mới là một bức tường quan trọng chống lại tính ì.” Một số người nói ‘Tôi muốn kết hôn, nhưng tôi sẽ chờ đợi và xem điều gì xảy ra.’ Đó là một cách không hiệu quả. Mayer nói “nếu bạn nói, ‘Tôi cứ vài tuần sẽ gặp một người mới,’ đó là một kế hoạch làm bạn có nhiều khả năng tìm thấy một người yêu.”
Khi bạn chia nhỏ một kế hoạch tái định dạng thành những hành động mà bạn có thể làm mỗi ngày, thì bạn sẽ hợp nhất những mục tiêu dài hạn vào hiện tại của bạn.
Khi bạn hợp nhất những nỗ lực tái định dạng vào trong danh sách những việc cần làm hằng ngày, thì hãy trung thực với bản thân về khoảng thời gian mà mỗi bước sẽ đòi hỏi. Điều này sẽ làm giảm khả năng bạn sẽ nhanh chóng trở nên thất vọng. Trong một dự án dài hạn, có một số nhiệm vụ kéo dài 30 phút, một số nhiệm vụ kéo dài 1 tuần, và một số bước có thể đòi hỏi nhiều năm nỗ lực. Lên kế hoạch dựa vào đó.
Một số chuyên gia nói rằng những người có nhu cầu cao về cảm giác thành tựu thì có nhiều khả năng phớt lờ những mục tiêu dài hạn của họ. Những người đó dành quá nhiều tâm trí cho những đòi hỏi của ngày đến nỗi họ không dành thời gian để phấn đấu cho những ước mơ trong tương lai của họ.
Bạn không thể kiểm soát được mọi thứ trong môi trường của bạn – đôi khi những email đó phải được trả lời – nhưng bạn có thể kiểm soát được một số yếu tố bên ngoài để tự thiết lập thành công cho bạn. Nếu kiểm soát cân nặng là mục tiêu của bạn, hãy làm đầy tủ lạnh của bạn bằng hoa quả. Nếu bạn đang học một ngoại ngữ mới, hãy đặt tài liệu học trên bàn bên cạnh dĩa thức ăn của bạn mỗi tối để bạn có thể chuyển ngay sang bài tập của bạn khi ăn xong.
“Ở cạnh những người có mục tiêu dài hạn giống bạn sẽ làm tăng sự dấn thân của bạn với nó”, Markman nói.
Kì vọng về những thất bại
Chúng ta chỉ có một lượng sức mạnh ý chí và năng lượng để huy động mỗi ngày. Nếu chúng ta tiêu dùng nó vào những quyết định cam go trong công việc, thì chúng ta sẽ không có đủ ý chí để làm bản thân tham dự một lớp học tài chính vào buổi tối. Mô hình này của sức mạnh ý chí được miêu tả lần đầu bởi Roy Baumeister. Bạn cần nhận ra nó.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bạn viết ra một mục tiêu thì bạn có nhiều khả năng đạt được nó. Các nhà nghiên cứu ở đại học McGill và Toronto yêu cầu 85 học sinh yếu hoàn thành một chương trình đặt ra mục tiêu được viết ra; sau 4 tháng những học sinh đó học tốt hơn nhiều ở trường so với một nhóm đối chứng.
Và tất nhiên bạn phải tiên liệu trước những trở ngại. “Tin rằng chúng ta có nhiều sự kiểm soát là một sai lầm. Ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể xảy ra không như ý, và chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó.”
Thường xuyên đánh giá lại
“Thế giới không đình trệ, và bạn cũng không đình trệ”, Kaplan nói. Những giấc mơ bạn có ngày hôm nay có thể không còn là mục tiêu của bạn 2, 3 hoặc 5 năm sau. Ngay cả nếu chúng còn là mục tiêu của bạn, thì sự tiến bộ bạn đạt được khi cố gắng đạt được chúng ngày hôm nay có thể không còn làm bạn thỏa mãn trong tương lai.
Hãy đánh giá lại sự tiến bộ về tái định dạng của bạn mỗi năm. Một số người dùng ngày sinh nhật, kỳ nghỉ hè của họ hoặc thời điểm bắt đầu năm mới để đánh giá liệu họ có đang đi đúng hướng, hoặc liệu họ có cần thay đổi mục tiêu của họ. Một nghiên cứu của Pháp gần đây theo dõi 704 người già trong 6 năm đã phát hiện thấy những người đủ linh hoạt để điều chỉnh những mục tiêu của họ thì có những mức độ thỏa mãn cuộc sống cao hơn.
Tuy nhiên, con người có thể kiên trì với những mục tiêu hoặc ở lại trong những mối quan hệ hoặc hoàn cảnh không còn làm họ hạnh phúc.
Thật dễ dàng rơi vào cãi bẫy sự hiểu lầm về chi phí chìm – đó là bạn đã bỏ quá nhiều thời gian, tiền bạc hoặc công sức vào một mục tiêu đến nỗi nó sẽ là một sự lãng phí nếu dừng theo đuổi mục tiêu đó lúc này. Nhưng năng lượng và tiền bạc mà bạn đã bỏ ra đã mất mãi mãi. Khi đánh giá lại, bạn nên xem xét việc những nguồn lực còn chưa dùng của bạn sẽ bị tiêu dùng không sinh lợi.
Chúng ta cũng đôi lúc bị thúc đẩy đi theo hướng sai, bằng việc né tránh nỗi sợ thất bại. “Nếu quan điểm mắc phải một sai lầm làm cho bạn điên dại thì khả năng là bạn sẽ kiên trì quá mức,” Streep nói. “Một phần của sự thông thái của việc xúc tiến là biết khi nào một mục tiêu hoặc đã trở nên lỗi thời theo quan điểm của những nhu cầu và mong muốn của bạn hoặc nó không thể đạt được.” Đôi khi, từ bỏ mục tiêu là cần thiết và có lợi.
Khi bạn có thể nhận ra con người bạn muốn trở thành và mường tượng về một bối cảnh mà ở đó cái tôi tương lai sẽ hạnh phúc hơn cái tôi hiện tại của bạn, thì sự tái định dạng trở nên hợp lý và không thể tránh khỏi.
Sự tái định dạng của bạn có thực tế?
Trước khi bạn có thể tái tạo tương lai của bạn, bạn cần trung thực về hiện tại của bạn. Bạn sẽ cần thay đổi nhiều như thế nào để đạt được sự tái định dạng mà bạn muốn? Bạn có điều đó ở trong bạn chưa? Hãy xem xét những câu hỏi quan trọng sau từ các chuyên gia trước khi bạn tiến hành:
Mục tiêu của bạn có phù hợp với những giá trị của bạn?
Nếu mục tiêu của bạn không phù hợp với những giá trị của bạn thì bạn sẽ có ít động lực để phấn đấu vì nó và sẽ cảm thấy ít thỏa mãn ngay cả nếu bạn đạt được nó.
Nó có xung đột với những ưu tiên khác trong cuộc sống của bạn?
Bạn có khả năng theo đuổi nó lâu dài, và với những lí do đúng?
Khi bạn biết bạn là ai, thì bạn có thể nhận ra bạn cần những gì để ngăn không cho tính cách của bạn cản trở những ước mơ của bạn. Ví dụ, nếu bạn không thể chịu đựng nổi thất bại thì bạn có thể kiên trì ngay cả khi bạn nên dừng lại.
Bạn có đạt được sự thỏa mãn từ mỗi bước đi?
Nếu những hành động của bạn đem bạn vào một trạng thái dòng chảy hoặc tập trung cao độ vào một nhiệm vụ, thì bạn sẽ có được sự thỏa mãn từ những nỗ lực của bạn ngay cả nếu bạn chưa bao giờ đạt được trọn vẹn mục tiêu của bạn.
Bạn có chắc chắn là bạn muốn nó?
Buộc bản thân hình dung về tương lai của bạn, ghi nhớ về xu hướng của chúng ta là quay trở lại mức độ hạnh phúc ban đầu ngay cả sau khi thành công.
Liệu đạt được nó nằm trong sự kiểm soát của bạn?
Nếu bạn có thể thực hiện những hành động cụ thể, thiết thực để đạt được mục tiêu của bạn thì bạn đang ở trong điều kiện tốt. Nếu nó đòi hỏi bạn chiến thắng một cuộc thi, hoặc vượt qua những thử thách như sức khỏe hoặc địa lý, thì hãy suy nghĩ chín chắn.
Nguồn
psychologytoday