Tham khảo:
Why Letting Yourself Make Mistakes Means Making Fewer of Them
Allowing mistakes is the best way to avoid making them.
Published on February 1, 2011 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
Hãy nghĩ về lần cuối cùng sếp giao cho bạn một dự án mới hoặc một nhiệm vụ mới. Bạn đã cảm thấy như thế nào ? Tôi đoán là rất đáng sợ, đúng không ?
Trong khi một số người có vẻ háo hức tìm cách giải quyết những thách thức mới, nhiều người trong chúng ta chỉ thực sự cố gắng để tồn tại với cam kết không gây ra bất kỳ lỗi lầm lớn nào. Nhận làm một việc gì đó hoàn toàn mới và không quen thuộc có thể hiểu là rất đáng sợ vì khả năng mắc sai lầm rất lớn khi bạn không có kinh nghiệm. Chúng ta chào đón những thách thức mới với rất ít nhiệt tình.
Làm thế nào chúng ta có thể học cách nhìn mọi việc khác đi ? Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của mình và tiếp cận những trách nhiệm và thách thức mới với nhiều tự tin và năng lượng hơn ?
Câu trả lời thật đơn giản với một chút sự ngạc nhiên: Cho phép bản thân được mắc sai lầm. Hãy bắt đầu bất kỳ dự án mới nào bằng cách nói rằng " Tôi sẽ không giỏi trong lĩnh vực này ngay lập tức, tôi sẽ mắc sai lầm, và điều đó ổn thôi."
Bạn có lẽ đang nghĩ rằng, " Nếu tôi làm theo lời khuyên của bạn và thực sự để mình mắc sai lầm, sẽ có những hậu quả và tôi sẽ phải trả giá cho nó." Nhưng bạn thực sự không cần lo lắng về điều đó, vì các nghiên cứu cho thấy khi mọi người cho phép họ mắc sai lầm, họ càng ít có khả năng thực sự mắc phải chúng! Để tôi giải thích.
Chúng ta tiếp cận phần lớn những điều mình làm với một trong 2 kiểu mục tiêu: *những mục tiêu tốt ( good goals ) tập trung vào việc chứng minh bạn có nhiều khả năng và đã biết những gì bạn đang làm, và những mục tiêu trở nên tốt hơn ( get-better goals ) tập trung vào việc phát triển khả năng của bạn và học hỏi một kỹ năng mới. Đó là sự khác nhau giữa mong muốn thể hiện rằng bạn thông minh vs. Muốn trở nên thông minh hơn.
Vấn đề của những 'mục tiêu tốt' là chúng có xu hướng đem lại kết quả ngược với sự mong đợi khi mọi việc trở nên khó khăn. Chúng ta nhanh chóng bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình (" Có lẽ tôi không giỏi trong lĩnh vực này !"), và điều này tạo ra rất nhiều sự lo lắng. Trớ trêu thay, lo lắng về khả năng của bạn làm bạn có nhiều khả năng bị thất bại. Vô số nghiên cứu đã chứng minh rằng không có gì cản trở hiệu suất của bạn bằng sự lo lắng - đó là kẻ giết chết mục tiêu.
'Mục tiêu trở nên tốt hơn' thì ngược lại. Khi chúng ta nghĩ về những gì mình đang làm theo quan điểm học hỏi và tiến bộ, chấp nhận rằng mình có thể mắc một số sai lầm trên con đường, chúng ta giữ được động cơ hành động mặc cho những thất bại có thể xảy ra.
Trong một nghiên cứu của tôi và Laura Gelety, chúng tôi phát hiện thấy những người cố gắng trở nên tốt, giỏi ( cố chứng tỏ họ thông minh như thế nào ) thực hiện bài test về xử lý vấn đề rất kém khi tôi làm cho bài test trở nên khó hơn ( bằng cách làm gián đoạn thường xuyên trong khi họ đang làm việc, hoặc bằng cách đưa thêm một số vấn đề chưa được giải quyết ).
Điều ngạc nhiên là, những người cố gắng trở nên tốt hơn ( người xem bài Test như một cơ hội để học hỏi một kỹ năng xử lý vấn đề mới ) hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ trò chơi xấu nào của tôi. Dù tôi có gây khó khăn thế nào cho họ đi nữa, những sinh viên tập trung vào việc làm bài tốt hơn, duy trì được động cơ hành động và hoàn thành bài tốt.
Rất thường xuyên khi sếp giao cho chúng ta một nhiệm vụ, chúng ta mong đợi mình có khả năng hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, cho dù nhiệm vụ đó mang tính thách thức thế nào đi nữa. Trọng tâm ở đây là trở nên tốt, giỏi. Điều trớ trêu là tất cả sức ép của việc đạt được những kết quả tốt lại gây ra nhiều sai lầm hơn, hiệu suất kém hơn so với tập trung vào việc trở nên tốt hơn.
Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh lại mục tiêu của bạn theo quan điểm trở nên tốt hơn ? Sau đây là 3 bước:
Bước 1: Bắt đầu bằng cách chấp nhận thực tế rằng khi có một cái gì đó khó khăn và không quen thuộc, bạn sẽ cần một thời gian để thực sự nắm rõ được nó. Bạn có thể mắc một số sai lầm, và điều đó là ổn.
Bước 2: Hãy nhớ yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Cần sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn không có khả năng. Chỉ có người ngốc mới tin là họ có thể tự làm tất cả mọi việc.
Bước 3: Cố gắng không so sánh bản thân với người khác - thay vào đó, hãy so sánh hiệu suất của bạn ngày hôm nay so với hôm qua. Tập trung vào việc trở tốt hơn có nghĩa là luôn luôn suy nghĩ theo quan điểm của sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo.
Why Letting Yourself Make Mistakes Means Making Fewer of Them
Allowing mistakes is the best way to avoid making them.
Published on February 1, 2011 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
Hãy nghĩ về lần cuối cùng sếp giao cho bạn một dự án mới hoặc một nhiệm vụ mới. Bạn đã cảm thấy như thế nào ? Tôi đoán là rất đáng sợ, đúng không ?
Trong khi một số người có vẻ háo hức tìm cách giải quyết những thách thức mới, nhiều người trong chúng ta chỉ thực sự cố gắng để tồn tại với cam kết không gây ra bất kỳ lỗi lầm lớn nào. Nhận làm một việc gì đó hoàn toàn mới và không quen thuộc có thể hiểu là rất đáng sợ vì khả năng mắc sai lầm rất lớn khi bạn không có kinh nghiệm. Chúng ta chào đón những thách thức mới với rất ít nhiệt tình.
Làm thế nào chúng ta có thể học cách nhìn mọi việc khác đi ? Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của mình và tiếp cận những trách nhiệm và thách thức mới với nhiều tự tin và năng lượng hơn ?
Câu trả lời thật đơn giản với một chút sự ngạc nhiên: Cho phép bản thân được mắc sai lầm. Hãy bắt đầu bất kỳ dự án mới nào bằng cách nói rằng " Tôi sẽ không giỏi trong lĩnh vực này ngay lập tức, tôi sẽ mắc sai lầm, và điều đó ổn thôi."
Bạn có lẽ đang nghĩ rằng, " Nếu tôi làm theo lời khuyên của bạn và thực sự để mình mắc sai lầm, sẽ có những hậu quả và tôi sẽ phải trả giá cho nó." Nhưng bạn thực sự không cần lo lắng về điều đó, vì các nghiên cứu cho thấy khi mọi người cho phép họ mắc sai lầm, họ càng ít có khả năng thực sự mắc phải chúng! Để tôi giải thích.
Chúng ta tiếp cận phần lớn những điều mình làm với một trong 2 kiểu mục tiêu: *những mục tiêu tốt ( good goals ) tập trung vào việc chứng minh bạn có nhiều khả năng và đã biết những gì bạn đang làm, và những mục tiêu trở nên tốt hơn ( get-better goals ) tập trung vào việc phát triển khả năng của bạn và học hỏi một kỹ năng mới. Đó là sự khác nhau giữa mong muốn thể hiện rằng bạn thông minh vs. Muốn trở nên thông minh hơn.
Vấn đề của những 'mục tiêu tốt' là chúng có xu hướng đem lại kết quả ngược với sự mong đợi khi mọi việc trở nên khó khăn. Chúng ta nhanh chóng bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình (" Có lẽ tôi không giỏi trong lĩnh vực này !"), và điều này tạo ra rất nhiều sự lo lắng. Trớ trêu thay, lo lắng về khả năng của bạn làm bạn có nhiều khả năng bị thất bại. Vô số nghiên cứu đã chứng minh rằng không có gì cản trở hiệu suất của bạn bằng sự lo lắng - đó là kẻ giết chết mục tiêu.
'Mục tiêu trở nên tốt hơn' thì ngược lại. Khi chúng ta nghĩ về những gì mình đang làm theo quan điểm học hỏi và tiến bộ, chấp nhận rằng mình có thể mắc một số sai lầm trên con đường, chúng ta giữ được động cơ hành động mặc cho những thất bại có thể xảy ra.
Trong một nghiên cứu của tôi và Laura Gelety, chúng tôi phát hiện thấy những người cố gắng trở nên tốt, giỏi ( cố chứng tỏ họ thông minh như thế nào ) thực hiện bài test về xử lý vấn đề rất kém khi tôi làm cho bài test trở nên khó hơn ( bằng cách làm gián đoạn thường xuyên trong khi họ đang làm việc, hoặc bằng cách đưa thêm một số vấn đề chưa được giải quyết ).
Điều ngạc nhiên là, những người cố gắng trở nên tốt hơn ( người xem bài Test như một cơ hội để học hỏi một kỹ năng xử lý vấn đề mới ) hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ trò chơi xấu nào của tôi. Dù tôi có gây khó khăn thế nào cho họ đi nữa, những sinh viên tập trung vào việc làm bài tốt hơn, duy trì được động cơ hành động và hoàn thành bài tốt.
Rất thường xuyên khi sếp giao cho chúng ta một nhiệm vụ, chúng ta mong đợi mình có khả năng hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, cho dù nhiệm vụ đó mang tính thách thức thế nào đi nữa. Trọng tâm ở đây là trở nên tốt, giỏi. Điều trớ trêu là tất cả sức ép của việc đạt được những kết quả tốt lại gây ra nhiều sai lầm hơn, hiệu suất kém hơn so với tập trung vào việc trở nên tốt hơn.
Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh lại mục tiêu của bạn theo quan điểm trở nên tốt hơn ? Sau đây là 3 bước:
Bước 1: Bắt đầu bằng cách chấp nhận thực tế rằng khi có một cái gì đó khó khăn và không quen thuộc, bạn sẽ cần một thời gian để thực sự nắm rõ được nó. Bạn có thể mắc một số sai lầm, và điều đó là ổn.
Bước 2: Hãy nhớ yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Cần sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn không có khả năng. Chỉ có người ngốc mới tin là họ có thể tự làm tất cả mọi việc.
Bước 3: Cố gắng không so sánh bản thân với người khác - thay vào đó, hãy so sánh hiệu suất của bạn ngày hôm nay so với hôm qua. Tập trung vào việc trở tốt hơn có nghĩa là luôn luôn suy nghĩ theo quan điểm của sự tiến bộ chứ không phải sự hoàn hảo.