Tham khảo : "No Pain, No Gain: Why We Punish Ourselves"
(short-term) psychological benefits of self-punishment.
Published on April 23, 2012 by Juliana Breines in In Love and War
*
Những lợi ích tâm lý ( ngắn hạn ) của sự tự trừng phạt bản thân.
Việc tự trừng phạt bản thân chúng ta học được khi còn là đứa trẻ có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành, khi chúng ta trở thành " bố mẹ " của chính mình. Mặc dù một số người trưởng thành dễ tự đánh mình ( bằng roi ) hơn những người khác, thì xu hướng này xuất hiện khá phổ biến, thậm chí ở những cá nhân lành mạnh về tâm lý. Nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực tâm lý học xã hội cho thấy có ít nhất 3 nguyên nhân chính giải thích tại sao con người có thể, đôi khi, chọn cách tự trừng phạt mình.
1. " Tôi xứng đáng chịu đau khổ ". Một giả định cơ bản trong tâm lý học, đó là con người được thúc đẩy bởi động cơ duy trì những cảm xúc tốt đẹp và giảm bớt những cảm xúc tệ hại, nhưng đôi khi con người lại làm những việc nhằm duy trì hoặc thậm chí làm gia tăng những cảm xúc tiêu cực, giống như việc nghe đi nghe lại một bài hát buồn. Nghiên cứu được thực hiện bởi*Joanne Wood và cộng sự cho thấy những cá nhân có lòng tự trọng ( self-esteem ) thấp thì ít có động lực để cải thiện những tâm trạng tiêu cực. Tại sao lại như vậy ? Phù hợp với dự đoán của lý thuyết tự xác nhận (*self-verification theory ) khẳng định : con người nhìn chung cảm thấy thoải mái hơn với cách đối xử quen thuộc và nhất quán với những quan điểm về bản thân của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy : những người tham gia nghiên cứu có lòng tự trọng thấp thì ít có động cơ để " cảm thấy tốt " vì cảm thấy tốt ( feeling good ) không nhất quán với quan niệm tiêu cực về bản thân của họ , và bởi vì họ không cảm thấy họ xứng đáng được cảm thấy tốt.
2. " Sự đau khổ sẽ làm tôi trở thành một con người tốt hơn." Đau đớn không chỉ là một cảm giác thể chất khó chịu , báo hiệu tổn thương hoặc bệnh tật mà nó còn giữ tầm quan trọng sâu sắc trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo như là một phương tiện để làm sạch , tẩy uế những khía cạnh khó ưa của con người. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi*Brock Bastian và cộng sự, những người tham gia được giao ngẫu nhiên cho một điều kiện thí nghiệm ( họ được hướng dẫn nhớ lại về một sự vi phạm đạo đức so với những người nhớ lại một sự kiện trung bình ) , kết quả là, họ nắm chặt tay trong nước đá trong một khoảng thời gian lâu hơn.*
Điều quan trọng là , trong số các nhóm của những người tham gia nhớ lại việc làm sai trái , những người được phân ngẫu nhiên để hoàn thành nhiệm vụ nắm tay trong nước đá đau đớn , so với một nhóm *không đau , sau đó báo cáo sự suy giảm trong cảm giác tội lỗi . Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cơn đau vật lý có thể khôi phục lại cảm giác của sự công bình đạo đức theo sau việc làm sai trái . Nó cũng có thể truyền đạt cảm giác hối hận với những người khác và làm giảm mối đe dọa trừng phạt từ bên ngoài . Mặc dù việc làm giảm cảm giác tội lỗi theo cách này có thể mang lại sự giải tỏa, nhưng tự trừng phạt bản thân không phải là cách duy nhất để sửa sai. Những hành vi như xin lỗi và sửa đổi có thể là lành mạnh hơn và là những phương án mang tính xây dựng.
3. "Tôi có nhiệm vụ phải đau khổ." Điều thú vị là, con người đôi lúc lựa chọn sự đau khổ khi họ mong đợi sự đau khổ, ngay cả nếu họ chưa làm điều gì sai trái. Trong một nghiên cứu cổ điển được thực hiện bởi*Ronald Comer và James Laird, đa số những người tham gia dự kiến sẽ phải ăn một con sâu như là một phần của thí nghiệm , kết quả đã chọn để ăn sâu , khi họ sau đó đã được nói rằng họ thực sự có thể chọn một công việc trung lập thay thế. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia cho rằng số phận ăn sâu của họ là không thể tránh khỏi bằng cách thay đổi những quan điểm về bản thân, quyết định rằng họ xứng đáng với sự trừng phạt ăn sâu hoặc họ dũng cảm và có thể xử lý nó.
Những kết quả trên đã làm sáng tỏ câu hỏi tại sao con người đôi khi lại chịu đựng sự đối xử tồi tệ. Nhiều người tin rằng thế giới là một nơi công bằng, do đó nếu họ đau khổ thì họ giả định là họ phải xứng đáng bị khổ , hoặc ít nhất họ phải cam chịu nó. Niềm tin rằng mọi chuyện xảy đến đều có 1 nguyên nhân , có thể mang lại sự thoải mái, nhưng đôi lúc niềm tin này cản trở những nỗ lực làm giảm những hình thức đau khổ có thể kiểm soát được, như trong trường hợp cuộc thí nghiệm này.
Ngoài việc nhấn chìm tay trong nước đá và ăn sâu, sự tự trừng phạt bản thân có thể có nhiều hình thức, từ việc tự nói xấu, tiêu cực về bản thân đến tự gây thương tích. Dường như những hành vi tích cực như tập thể dục và ăn uống lành mạnh cũng có thể được sử dụng như sự tự trừng phạt khi được dùng 1 cách cực đoan. Mặc dù tự trừng phạt mình có thể mang đến sự giải tỏa trong ngắn hạn, khôi phục cảm giác công bằng, quen thuộc, nó cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần. Sự tự trừng phạt mãn tính là đặc trưng của một số bệnh tâm thần như rối loạn ranh giới nhân cách (*borderline personality disorder ) , rối loạn ăn uống. Vì vậy, lần tới nếu bạn cảm thấy thôi thúc gây đau khổ cho mình vì những lỗi lầm của bạn, hãy xem xét những cách khác để đương đầu , có thể đem lại cho bạn những lợi ích tương tự mà không gây đau đớn. Một số ý tưởng như : thực hành lòng từ bi, tự tha thứ, cố gắng sửa chữa những mối quan hệ trục trặc và học hỏi từ những lỗi lầm của bạn.
*
*
(short-term) psychological benefits of self-punishment.
Published on April 23, 2012 by Juliana Breines in In Love and War
*
Những lợi ích tâm lý ( ngắn hạn ) của sự tự trừng phạt bản thân.
Việc tự trừng phạt bản thân chúng ta học được khi còn là đứa trẻ có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành, khi chúng ta trở thành " bố mẹ " của chính mình. Mặc dù một số người trưởng thành dễ tự đánh mình ( bằng roi ) hơn những người khác, thì xu hướng này xuất hiện khá phổ biến, thậm chí ở những cá nhân lành mạnh về tâm lý. Nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực tâm lý học xã hội cho thấy có ít nhất 3 nguyên nhân chính giải thích tại sao con người có thể, đôi khi, chọn cách tự trừng phạt mình.
1. " Tôi xứng đáng chịu đau khổ ". Một giả định cơ bản trong tâm lý học, đó là con người được thúc đẩy bởi động cơ duy trì những cảm xúc tốt đẹp và giảm bớt những cảm xúc tệ hại, nhưng đôi khi con người lại làm những việc nhằm duy trì hoặc thậm chí làm gia tăng những cảm xúc tiêu cực, giống như việc nghe đi nghe lại một bài hát buồn. Nghiên cứu được thực hiện bởi*Joanne Wood và cộng sự cho thấy những cá nhân có lòng tự trọng ( self-esteem ) thấp thì ít có động lực để cải thiện những tâm trạng tiêu cực. Tại sao lại như vậy ? Phù hợp với dự đoán của lý thuyết tự xác nhận (*self-verification theory ) khẳng định : con người nhìn chung cảm thấy thoải mái hơn với cách đối xử quen thuộc và nhất quán với những quan điểm về bản thân của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy : những người tham gia nghiên cứu có lòng tự trọng thấp thì ít có động cơ để " cảm thấy tốt " vì cảm thấy tốt ( feeling good ) không nhất quán với quan niệm tiêu cực về bản thân của họ , và bởi vì họ không cảm thấy họ xứng đáng được cảm thấy tốt.
2. " Sự đau khổ sẽ làm tôi trở thành một con người tốt hơn." Đau đớn không chỉ là một cảm giác thể chất khó chịu , báo hiệu tổn thương hoặc bệnh tật mà nó còn giữ tầm quan trọng sâu sắc trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo như là một phương tiện để làm sạch , tẩy uế những khía cạnh khó ưa của con người. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi*Brock Bastian và cộng sự, những người tham gia được giao ngẫu nhiên cho một điều kiện thí nghiệm ( họ được hướng dẫn nhớ lại về một sự vi phạm đạo đức so với những người nhớ lại một sự kiện trung bình ) , kết quả là, họ nắm chặt tay trong nước đá trong một khoảng thời gian lâu hơn.*
Điều quan trọng là , trong số các nhóm của những người tham gia nhớ lại việc làm sai trái , những người được phân ngẫu nhiên để hoàn thành nhiệm vụ nắm tay trong nước đá đau đớn , so với một nhóm *không đau , sau đó báo cáo sự suy giảm trong cảm giác tội lỗi . Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cơn đau vật lý có thể khôi phục lại cảm giác của sự công bình đạo đức theo sau việc làm sai trái . Nó cũng có thể truyền đạt cảm giác hối hận với những người khác và làm giảm mối đe dọa trừng phạt từ bên ngoài . Mặc dù việc làm giảm cảm giác tội lỗi theo cách này có thể mang lại sự giải tỏa, nhưng tự trừng phạt bản thân không phải là cách duy nhất để sửa sai. Những hành vi như xin lỗi và sửa đổi có thể là lành mạnh hơn và là những phương án mang tính xây dựng.
3. "Tôi có nhiệm vụ phải đau khổ." Điều thú vị là, con người đôi lúc lựa chọn sự đau khổ khi họ mong đợi sự đau khổ, ngay cả nếu họ chưa làm điều gì sai trái. Trong một nghiên cứu cổ điển được thực hiện bởi*Ronald Comer và James Laird, đa số những người tham gia dự kiến sẽ phải ăn một con sâu như là một phần của thí nghiệm , kết quả đã chọn để ăn sâu , khi họ sau đó đã được nói rằng họ thực sự có thể chọn một công việc trung lập thay thế. Điều này đặc biệt đúng với những người tham gia cho rằng số phận ăn sâu của họ là không thể tránh khỏi bằng cách thay đổi những quan điểm về bản thân, quyết định rằng họ xứng đáng với sự trừng phạt ăn sâu hoặc họ dũng cảm và có thể xử lý nó.
Những kết quả trên đã làm sáng tỏ câu hỏi tại sao con người đôi khi lại chịu đựng sự đối xử tồi tệ. Nhiều người tin rằng thế giới là một nơi công bằng, do đó nếu họ đau khổ thì họ giả định là họ phải xứng đáng bị khổ , hoặc ít nhất họ phải cam chịu nó. Niềm tin rằng mọi chuyện xảy đến đều có 1 nguyên nhân , có thể mang lại sự thoải mái, nhưng đôi lúc niềm tin này cản trở những nỗ lực làm giảm những hình thức đau khổ có thể kiểm soát được, như trong trường hợp cuộc thí nghiệm này.
Ngoài việc nhấn chìm tay trong nước đá và ăn sâu, sự tự trừng phạt bản thân có thể có nhiều hình thức, từ việc tự nói xấu, tiêu cực về bản thân đến tự gây thương tích. Dường như những hành vi tích cực như tập thể dục và ăn uống lành mạnh cũng có thể được sử dụng như sự tự trừng phạt khi được dùng 1 cách cực đoan. Mặc dù tự trừng phạt mình có thể mang đến sự giải tỏa trong ngắn hạn, khôi phục cảm giác công bằng, quen thuộc, nó cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần. Sự tự trừng phạt mãn tính là đặc trưng của một số bệnh tâm thần như rối loạn ranh giới nhân cách (*borderline personality disorder ) , rối loạn ăn uống. Vì vậy, lần tới nếu bạn cảm thấy thôi thúc gây đau khổ cho mình vì những lỗi lầm của bạn, hãy xem xét những cách khác để đương đầu , có thể đem lại cho bạn những lợi ích tương tự mà không gây đau đớn. Một số ý tưởng như : thực hành lòng từ bi, tự tha thứ, cố gắng sửa chữa những mối quan hệ trục trặc và học hỏi từ những lỗi lầm của bạn.
*
*