Tham khảo
Why Are People Willing to Let Bad Things Happen?
The Machiavellian Side of Morality
Published on March 7, 2012 by Jason Plaks, Ph.D. in In the Eye of the Beholder
Về mặt đạo đức, điều nào tồi tệ hơn: Đẩy 1 người xuống biển cho chết đuối hoặc không làm gì để cứu 1 ai đó rõ ràng đang sắp chết đuối?
Nhiều nghiên cứu tâm lý đã chứng minh về "thành kiến không làm" (omission bias): Khi xem xét cách tốt nhất để làm hại, nếu được lựa chọn, số đông mọi người chọn 'không hành động' thay vì hành động, ngay cả nếu cả 2 sự lựa chọn đều dẫn đến cùng kết quả xấu. Trong thực tế, con người có xu hướng chọn không hành động ngay cả khi "không hành động" dẫn đến nhiều nguy hại hơn là hành động.
Những nghiên cứu khác đã chứng minh 1 hiệu ứng tương tự đối với việc đánh giá về những hành động của người khác: mọi người đánh giá 1 người đầu độc 1 nạn nhân là đáng trách hơn so với 1 người không đưa thuốc giải độc cho nạn nhân.
Liệu 2 hiện tượng trên chỉ phản ánh về 1 thành kiến nằm bên dưới sự ưa thích của mọi người đối với sự không hành động, tính trì trệ và duy trì tình trạng hiện tại? Hoặc có thể chúng có 1 mối quan hệ thú vị và tinh tế hơn?
1 số nghiên cứu gần đây chứng minh điều thứ 2. Peter DeScioli, John Christner, và Robert Kurzban lập luận trong 1 bài báo gần đây rằng 1 hiện tượng này giải thích cho hiện tượng kia: nói cách khác, mọi người sẵn sàng chọn lựa 'không hành động' hơn vì họ biết rằng, nhìn chung, người khác khoan dung đối với những người không hành động hơn là những người hành động. Theo DeScioli và các cộng sự, khi con người muốn thực hiện 1 hành động vô đạo đức, họ dường như biết qua trực giác rằng họ sẽ ít nhận được sự chỉ trích hơn nếu họ làm nó thông qua sự 'không hành động' hơn là thông qua hành động công khai, có thể thấy được. Khi làm như vậy, họ có thể lựa chọn 1 hành động cân bằng giữa việc gây ra nguy hại lớn nhất và duy trì được bề ngoài không vô đạo đức.
Sau đây là cách DeScioli và các cộng sự kiểm tra giả thuyết của họ. Họ yêu cầu những người tham gia chơi 1 trò chơi đơn giản, ở đó 'người sở hữu' được phân ngẫu nhiên bắt đầu với 1$. 'Người lấy' có thể lấy 10 cents hoặc 90 cents của người sở hữu cho anh/cô í. Rõ ràng là lấy 90 cents thì ích kỷ hơn so với lấy 10 cents. Tuy nhiên, cũng có 1 sự lựa chọn thứ 3. Những người tham gia được cho biết nếu 'người lấy' không làm gì cả, sau 15 giây, người lấy sẽ có được 85 cents và người sở hữu không còn gì cả. Do đó, lựa chọn 'không hành động' dẫn đến những kết quả tồi tệ hơn 2 lựa chọn kia đối với người sở hữu và người lấy.
DeScioli và cộng sự đã thêm vào 1 sáng kiến mới. Đối với 1 nửa số người tham gia, có 1 người tham gia thứ 3 ('người trừng phạt') mà công việc của họ là lấy đi càng nhiều tiền mà anh/ cô í thấy xứng đáng từ 'người lấy', dựa vào hành vi của 'người lấy'. Nói cách khác, người trừng phạt càng nhận thấy tội ác càng lớn, họ càng có thể trừ đi nhiều tiền từ 'người lấy'. Đối với 1 nửa số người tham gia còn lại thì không có người chơi thứ 3, không có người trừng phạt.
Những 'người lấy' và người trừng phạt đã hành xử như thế nào trong trò chơi này? Đầu tiên, hãy nhìn mọi việc từ quan điểm của người lấy: Những người lấy có nhiều khả năng để cho thời gian trôi qua khi có sự hiện diện của người trừng phạt (51%) hơn khi không có (28%). Nói cách khác, mối đe doạ từ sự trừng phạt thúc đẩy con người hướng đến lựa chọn 'không hành động'.
Bây giờ, hãy nhìn sự việc từ quan điểm của người trừng phạt: Những người trừng phạt đã phạt ít khắc nghiệt hơn khi 'người lấy' để thời gian trôi qua (mức phạt trung bình là 14.4 cents) hơn khi người lấy đơn giản đã lấy 90 cents từ người sở hữu (mức phạt trung bình 20.8 cents).
Đúng như dự đoán, khi những người lấy chọn 'không hành động', họ đã gây tổn hại gần tương đương về số tiền (85 cents vs. 90 cents) nhưng họ bị trừng phạt ít nghiêm khắc hơn.
Tại sao mọi người xem tội lỗi của sự chểnh mảng/không hành động ít tồi tệ hơn những tội của sự hành động, ngay cả nếu hậu quả của cả 2 là như nhau? Các nhà tâm lý, nhà kinh tế và nhà đạo đức đã đưa ra 1 số lý do. Chúng bao gồm: 1. Đối với sự không hành động có sự mơ hồ về những ý định của người hành động. (Người không hành động đơn giản là không chắc chắn về những gì phải làm?) 2. Những hành động thì dễ thấy hơn, thu hút nhiều sự chú ý hơn so với không hành động. (Những hành động ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta hơn và do đó bị đánh giá khắc nghiệt hơn). 3. Những chuẩn mực văn hoá cho rằng việc can thiệp để cứu 1 ai đó được xem là khác thường, không phải là 1 yêu cầu bắt buộc.
Cho dù lý do là gì, nghiên cứu này nêu bật những sự tính toán chiến lược, tinh vi mà mọi người thực hiện khi họ tham gia vào 1 hành động vô đạo đức.
Tham khảo:
DeScioli, P., Christner, J., Kurzban, R. (2011). The omission strategy. Psychological Science, 22, 442-446.
Nguồn: PsychologyToday
Why Are People Willing to Let Bad Things Happen?
The Machiavellian Side of Morality
Published on March 7, 2012 by Jason Plaks, Ph.D. in In the Eye of the Beholder
Về mặt đạo đức, điều nào tồi tệ hơn: Đẩy 1 người xuống biển cho chết đuối hoặc không làm gì để cứu 1 ai đó rõ ràng đang sắp chết đuối?
Nhiều nghiên cứu tâm lý đã chứng minh về "thành kiến không làm" (omission bias): Khi xem xét cách tốt nhất để làm hại, nếu được lựa chọn, số đông mọi người chọn 'không hành động' thay vì hành động, ngay cả nếu cả 2 sự lựa chọn đều dẫn đến cùng kết quả xấu. Trong thực tế, con người có xu hướng chọn không hành động ngay cả khi "không hành động" dẫn đến nhiều nguy hại hơn là hành động.
Những nghiên cứu khác đã chứng minh 1 hiệu ứng tương tự đối với việc đánh giá về những hành động của người khác: mọi người đánh giá 1 người đầu độc 1 nạn nhân là đáng trách hơn so với 1 người không đưa thuốc giải độc cho nạn nhân.
Liệu 2 hiện tượng trên chỉ phản ánh về 1 thành kiến nằm bên dưới sự ưa thích của mọi người đối với sự không hành động, tính trì trệ và duy trì tình trạng hiện tại? Hoặc có thể chúng có 1 mối quan hệ thú vị và tinh tế hơn?
1 số nghiên cứu gần đây chứng minh điều thứ 2. Peter DeScioli, John Christner, và Robert Kurzban lập luận trong 1 bài báo gần đây rằng 1 hiện tượng này giải thích cho hiện tượng kia: nói cách khác, mọi người sẵn sàng chọn lựa 'không hành động' hơn vì họ biết rằng, nhìn chung, người khác khoan dung đối với những người không hành động hơn là những người hành động. Theo DeScioli và các cộng sự, khi con người muốn thực hiện 1 hành động vô đạo đức, họ dường như biết qua trực giác rằng họ sẽ ít nhận được sự chỉ trích hơn nếu họ làm nó thông qua sự 'không hành động' hơn là thông qua hành động công khai, có thể thấy được. Khi làm như vậy, họ có thể lựa chọn 1 hành động cân bằng giữa việc gây ra nguy hại lớn nhất và duy trì được bề ngoài không vô đạo đức.
Sau đây là cách DeScioli và các cộng sự kiểm tra giả thuyết của họ. Họ yêu cầu những người tham gia chơi 1 trò chơi đơn giản, ở đó 'người sở hữu' được phân ngẫu nhiên bắt đầu với 1$. 'Người lấy' có thể lấy 10 cents hoặc 90 cents của người sở hữu cho anh/cô í. Rõ ràng là lấy 90 cents thì ích kỷ hơn so với lấy 10 cents. Tuy nhiên, cũng có 1 sự lựa chọn thứ 3. Những người tham gia được cho biết nếu 'người lấy' không làm gì cả, sau 15 giây, người lấy sẽ có được 85 cents và người sở hữu không còn gì cả. Do đó, lựa chọn 'không hành động' dẫn đến những kết quả tồi tệ hơn 2 lựa chọn kia đối với người sở hữu và người lấy.
DeScioli và cộng sự đã thêm vào 1 sáng kiến mới. Đối với 1 nửa số người tham gia, có 1 người tham gia thứ 3 ('người trừng phạt') mà công việc của họ là lấy đi càng nhiều tiền mà anh/ cô í thấy xứng đáng từ 'người lấy', dựa vào hành vi của 'người lấy'. Nói cách khác, người trừng phạt càng nhận thấy tội ác càng lớn, họ càng có thể trừ đi nhiều tiền từ 'người lấy'. Đối với 1 nửa số người tham gia còn lại thì không có người chơi thứ 3, không có người trừng phạt.
Những 'người lấy' và người trừng phạt đã hành xử như thế nào trong trò chơi này? Đầu tiên, hãy nhìn mọi việc từ quan điểm của người lấy: Những người lấy có nhiều khả năng để cho thời gian trôi qua khi có sự hiện diện của người trừng phạt (51%) hơn khi không có (28%). Nói cách khác, mối đe doạ từ sự trừng phạt thúc đẩy con người hướng đến lựa chọn 'không hành động'.
Bây giờ, hãy nhìn sự việc từ quan điểm của người trừng phạt: Những người trừng phạt đã phạt ít khắc nghiệt hơn khi 'người lấy' để thời gian trôi qua (mức phạt trung bình là 14.4 cents) hơn khi người lấy đơn giản đã lấy 90 cents từ người sở hữu (mức phạt trung bình 20.8 cents).
Đúng như dự đoán, khi những người lấy chọn 'không hành động', họ đã gây tổn hại gần tương đương về số tiền (85 cents vs. 90 cents) nhưng họ bị trừng phạt ít nghiêm khắc hơn.
Tại sao mọi người xem tội lỗi của sự chểnh mảng/không hành động ít tồi tệ hơn những tội của sự hành động, ngay cả nếu hậu quả của cả 2 là như nhau? Các nhà tâm lý, nhà kinh tế và nhà đạo đức đã đưa ra 1 số lý do. Chúng bao gồm: 1. Đối với sự không hành động có sự mơ hồ về những ý định của người hành động. (Người không hành động đơn giản là không chắc chắn về những gì phải làm?) 2. Những hành động thì dễ thấy hơn, thu hút nhiều sự chú ý hơn so với không hành động. (Những hành động ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta hơn và do đó bị đánh giá khắc nghiệt hơn). 3. Những chuẩn mực văn hoá cho rằng việc can thiệp để cứu 1 ai đó được xem là khác thường, không phải là 1 yêu cầu bắt buộc.
Cho dù lý do là gì, nghiên cứu này nêu bật những sự tính toán chiến lược, tinh vi mà mọi người thực hiện khi họ tham gia vào 1 hành động vô đạo đức.
Tham khảo:
DeScioli, P., Christner, J., Kurzban, R. (2011). The omission strategy. Psychological Science, 22, 442-446.
Nguồn: PsychologyToday