Tại sao một số người dường như thiếu thấu cảm

“Bạn ổn chứ? Bạn có vẻ mất tập trung”, đồng nghiệp hỏi Alice.

“Vâng, tôi ổn” Alice đáp. “Vì mẹ tôi lại nhập viện trở lại, và tôi không chắc bà sẽ qua khỏi lần này.” Giọng Alice vỡ ra, và cô lấy khăn lau nước mắt. Khi cô nhìn lên, cô ngạc nhiên khi thấy đồng nghiệp của cô đã biến mất.

Chuyện càng tồi tệ hơn khi đồng nghiệp của cô tránh mặt cô suốt cả ngày. Anh ta thậm chí còn không thân thiện khi Alice hỏi về thông tin cô cần để hoàn thành một báo cáo.

Cuối buổi chiều đó, đồng nghiệp gửi cho cô một email nói “Xin lỗi. Không thể làm được.”

Đa số chúng ta từng có những tương tác giống như thế. Những người chúng ta xem là bạn bè – những người tử tế – dường như bỏ rơi chúng ta khi chúng ta cần sự hỗ trợ tinh thần nhất. Họ rõ ràng không phải là những người vui mừng trước nỗi khổ của người khác hoặc là người có nhân cách bệnh lý, vô cảm trước nỗi khổ. Vì vậy hành động của họ gây khó hiểu.

Kiểu tương tác này có thể dẫn đến sự tức giận, đánh giá và buộc tội – phản ứng tức giận “bạn không quan tâm tôi”. Nhưng đây là vấn đề: Cả hai bên cảm thấy những cảm xúc của họ từng bị chà đạp.

Đáp ứng thấu cảm có thể dẫn đến sự quá tải về cảm xúc

Hãy xem điều gì xảy ra bên trong chúng ta khi chúng ta nhìn thấy nỗi khổ của những người khác. Khi chúng ta trải nghiệm nỗi đau thể xác hoặc nỗi khổ tinh thần, thì một mạch thần kinh được kích hoạt (vành đai vỏ não và thuỳ nhỏ ở não trước). Nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy mạch thần kinh này cũng được kích hoạt khi chúng ta nhìn thấy người khác chịu đựng đau đớn hoặc đau khổ. Do đó, nhìn thấy nỗi khổ của người khác khiến chúng ta cũng đau khổ.

Dù đáp ứng này là quan trọng cho mối quan hệ xã hội, thì quả thật nó không thoải mái. Nếu mạch thần kinh đó bị kích thích quá thường xuyên (chia sẻ quá mức với những kinh nghiệm tiêu cực của người khác) thì nó có thể dẫn đến sự kiệt sức về cảm xúc.

Và do đó con người phát triển những chiến lược để bảo vệ bản thân họ. Một số người làm giống như đồng nghiệp của Alice – tạo khoảng cách về thể lý và cảm xúc giữa họ và người đang đau khổ. Một số người thì hiện diện nhưng lại tách rời về cảm xúc, khiến người đang đau khổ thường cảm thấy bị bỏ rơi.

Đương đầu với sự quá tải cảm xúc của sự thấu cảm

Một phần quan trọng của việc xã hội hoá là học cách làm sao để bảo vệ bản thân khỏi bị quá tải bởi nỗi khổ của những người khác, đồng thời vẫn đem lại cho họ sự hỗ trợ họ cần.

Nghiên cứu đề xuất câu trả lời cho nan đề này có thể là việc huấn luyện lòng từ bi. Lòng từ bi được định nghĩa như một cảm giác quan tâm đến nỗi khổ của người khác (hơn là trải nghiệm nỗi khổ khi thấy người khác đau khổ). Những chương trình nhắm đến việc huấn luyện lòng từ bi được phát hiện thấy làm nuôi dưỡng hành vi giúp đỡ, đồng thời đem lại cảm giác yên an.

Nghiên cứu gần đây do nhà khoa học Max Planck dẫn đầu cho thấy việc huấn luyện lòng từ bi thực sự tác động đến những mạch thần kinh được kích hoạt khi nhìn thấy nỗi khổ của người khác.

Thiết kế của một nghiên cứu fMRI về việc huấn luyện lòng từ bi

Nhóm tác động được xem 3 clip chứa một clip cảm xúc-cao và một clip cảm xúc- thấp (dài 10-18 giây). Các clip được lấy từ các bản tin ở đài hoặc phim tài liệu. Video cảm xúc-cao chiếu về những người đang đau đớn về thể xác hoặc tinh thần. Những video cảm xúc-thấp chiếu về những cảnh sinh hoạt hằng ngày và không có đau khổ. Các máy quét não fMRI được sử dụng trong lúc các phụ nữ xem video. Sau mỗi video, phụ nữ đánh giá họ đã trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, tích cực và thấu cảm nhiều như thế nào trong khi xem video. Họ được cho biết, “thấu cảm” có nghĩa là họ chia sẻ cảm xúc của những người trong clip nhiều như thế nào.

Buổi đầu tiên là gốc- những phụ nữ chỉ xem các video và những phản ứng tự nhiên của họ được ghi lại. Sau buổi này, các phụ nữ được “huấn luyện thấu cảm” để tăng cường những đáp ứng thấu cảm của họ. Việc huấn luyện này bao gồm hướng dẫn họ tập trung vào việc cộng hưởng với nỗi khổ mà họ đang xem trên clip. Buổi xem thứ hai theo sau buổi huấn luyện này. Sau đó, họ được “huấn luyện về lòng từ bi” bao gồm thiền định, hướng tình yêu và từ bi đến bản thân và những người khác. Sau đó họ xem loạt video thứ ba và cuối cùng. (Một nhóm đối chiếu thì hoàn thành một nhiệm vụ ghi nhớ bao gồm học những danh sách các từ trung tính.)

Các kết quả khá ấn tượng: phụ nữ bộc lộ nhiều đau khổ trước những clip cảm xúc-cao hơn những clip cảm xúc-thấp, cả trong những scan fMRI của họ và trong những đánh giá của riêng họ. Scan cho thấy sự kích hoạt của “mạch thấu cảm” (ACC và thuỳ nhỏ ở não trước). Nỗi khổ của họ được tăng cường sau huấn luyện về thấu cảm – sự kích hoạt lớn hơn trong mạch thấu cảm của họ, những đánh giá cảm xúc tiêu cực cao hơn, và những đánh giá cảm xúc tích cực thấp hơn.

Nhưng quan trọng là, việc huấn luyện lòng từ bi đã đảo ngược các hiệu ứng đó: nhữnh đánh giá cảm xúc tiêu cực quay về mức độ gốc, những đánh giá về cảm xúc tích cực vượt qua những mức độ gốc, và mạch não gắn liền với phần thưởng và sự liên kết được kích hoạt (thể vân và vỏ não trán ổ mắt).

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng lòng từ bi có thể được huấn luyện như một chiến lược đương đầu để vượt qua nỗi khổ do thấu cảm và tăng cường sự phục hồi. Thay vì cảm thấy bị quá tải bởi nỗi đau khổ của người khác, những người được huấn luyện lòng từ bi có thể đem lại sự trợ giúp đồng thời vẫn tìm được sự bình an và thoả mãn từ việc làm giảm nỗi khổ của người khác.



Nguồn
Why Some People Seem to Lack Empathy
Why friends sometimes shun each other when they should be there instead.
Published on June 23, 2014 by Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
Psychologytoday
 

Thống kê

Chủ đề
101,843
Bài viết
469,194
Thành viên
340,248
Thành viên mới nhất
ctcpvuanem
Top