Không một ai muốn buồn rầu. Vậy thì tại sao chúng ta lại thích nghe những bản nhạc buồn nhiều đến thế? Nghiên cứu mới đây cho rằng chúng ta bị lôi cuốn bởi những bản nhạc buồn vì chúng gợi lên hầu hết những cảm xúc tích cực có lợi cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta!
Tại sao chúng ta lại chọn nghe những bản nhạc buồn, trong khi có hàng đống những bản nhạc vui xung quang ta? Bản nhạc cực kỳ nổi tiếng của Adele “Someone like you”, không trở thành bản hit số một quốc tế chỉ đơn giản vì cô có giọng hát cực đặc biệt, và ai lại không “vô tình” nghe đi nghe lại quá nhiều nhạc của Jeff Buckley? Điều gì đang xảy ra với chúng ta đây?
Một nhóm các nhà tâm lý học ở Free University of Berlin ở Đức đã quyết định nghiên cứu về sự thật khoa học phía sau sự cuốn hút của giai điệu trầm buồn gợi nhớ bằng cách phân tích cách mà nó làm ta cảm thấy. Họ thu thập dữ liệu từ 772 người tham gia, bao gồm 408 người ở châu Âu và số còn lại thuộc châu Á và Bắc Mỹ. Mỗi người tham gia được yêu cầu trả lời một bài khảo sát về việc họ thường nghe nhạc buồn đến mức nào, tình huống nào khiến họ muốn nghe nhạc buồn, và họ cảm thấy thế nào khi họ nghe những bản nhạc như vậy.
Xuất bản trong tạp chí PLOS One, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng “một khoảng rộng các cung bậc cảm xúc phức tạp và có phần tích cực, chẳng hạn như sự hoài niệm, cảm giác bình yên, sự nhẹ nhàng dịu dàng, thiền định, và sự thần kỳ” được trỗi dậy trong những người tham gia bởi nhạc buồn. Dữ liệu cho thấy hoài niệm là cảm xúc nổi bật nhất, xuất hiện ở 76% người tham gia, trong khi cảm giác bình lặng đứng hạng 2 với 57.5%.
Những cảm xúc trên có điểm chung là gì? Chúng đều là những dạng cảm xúc lành mạnh và “cảm thấy tốt”. Những nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Liila Taruffi, báo cáo rằng: “Đối với nhiều cá nhân, nghe nhạc buồn thực sự có thể dẫn đến những hiệu ứng cảm xúc có lợi. Cảm giác buồn khơi gợi bởi nhạc có thể được coi như không chỉ là một dạng phần thưởng trừu tượng đẹp đẽ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự khoẻ mạnh, bằng cách cung cấp sự xoa dịu cũng như điều chế những trạng thái và cảm xúc tiêu cực.”
Nghiên cứu cũng hé lộ rằng một số lượng lớn những người tham gia báo cáo rằng họ nghe nhạc buồn trong những tình huống có sự phiền não về mặt cảm xúc hay khi họ cảm thấy cô độc, và vì thế đây có thể là một dạng “tự kê thuốc”. Những nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng “Đối với hầu hết mọi người, việc nghe nhạc buồn trong cuộc sống hằng ngày có liên hệ với khả năng điều chế những cảm xúc và trạng thái tiêu cực, cũng như đem lại sự xoa dịu.”
Những kết quả này có vẻ có mối liên hệ với nghiên cứu trước đây về nhạc buồn cho rằng nghe nhạc buồn thay đổi các quá trình sinh hoá trong não của chúng ta và giúp chúng ta vượt qua những đau buồn cực độ. Theo David Huron, giáo sư âm nhạc Đại học Ohio của Mỹ, nghe nhạc buồn thường dẫn tới sự gia tăng loại hormone tên prolactin trong não.
“Prolactin là chất được dùng để giúp giảm bớt đau buồn bởi vì nó cũng được phóng thích trong các hoạt động cơ bản của con người – như khi chúng ta ăn, khi phụ nữ vào thời kỳ rụng trứng hay nuôi con bằng sữa và (có lẽ là quan trọng nhất) khi chúng ta sex” theo David Taylor Sloan của Mic.com. “Vì thế nhạc buồn thực sự kích hoạt một chất làm giảm sự đau buồn của bạn – và có thể, cảm thấy buồn (và nghe nhạc buồn để có được trạng thái đó) có những lợi ích sâu xa về mặt tiến hoá.”
Trần Đình Tuấn dịch
Nguồn: tamlyhoc
Tại sao chúng ta lại chọn nghe những bản nhạc buồn, trong khi có hàng đống những bản nhạc vui xung quang ta? Bản nhạc cực kỳ nổi tiếng của Adele “Someone like you”, không trở thành bản hit số một quốc tế chỉ đơn giản vì cô có giọng hát cực đặc biệt, và ai lại không “vô tình” nghe đi nghe lại quá nhiều nhạc của Jeff Buckley? Điều gì đang xảy ra với chúng ta đây?
Một nhóm các nhà tâm lý học ở Free University of Berlin ở Đức đã quyết định nghiên cứu về sự thật khoa học phía sau sự cuốn hút của giai điệu trầm buồn gợi nhớ bằng cách phân tích cách mà nó làm ta cảm thấy. Họ thu thập dữ liệu từ 772 người tham gia, bao gồm 408 người ở châu Âu và số còn lại thuộc châu Á và Bắc Mỹ. Mỗi người tham gia được yêu cầu trả lời một bài khảo sát về việc họ thường nghe nhạc buồn đến mức nào, tình huống nào khiến họ muốn nghe nhạc buồn, và họ cảm thấy thế nào khi họ nghe những bản nhạc như vậy.
Xuất bản trong tạp chí PLOS One, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng “một khoảng rộng các cung bậc cảm xúc phức tạp và có phần tích cực, chẳng hạn như sự hoài niệm, cảm giác bình yên, sự nhẹ nhàng dịu dàng, thiền định, và sự thần kỳ” được trỗi dậy trong những người tham gia bởi nhạc buồn. Dữ liệu cho thấy hoài niệm là cảm xúc nổi bật nhất, xuất hiện ở 76% người tham gia, trong khi cảm giác bình lặng đứng hạng 2 với 57.5%.
Những cảm xúc trên có điểm chung là gì? Chúng đều là những dạng cảm xúc lành mạnh và “cảm thấy tốt”. Những nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Liila Taruffi, báo cáo rằng: “Đối với nhiều cá nhân, nghe nhạc buồn thực sự có thể dẫn đến những hiệu ứng cảm xúc có lợi. Cảm giác buồn khơi gợi bởi nhạc có thể được coi như không chỉ là một dạng phần thưởng trừu tượng đẹp đẽ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự khoẻ mạnh, bằng cách cung cấp sự xoa dịu cũng như điều chế những trạng thái và cảm xúc tiêu cực.”
Nghiên cứu cũng hé lộ rằng một số lượng lớn những người tham gia báo cáo rằng họ nghe nhạc buồn trong những tình huống có sự phiền não về mặt cảm xúc hay khi họ cảm thấy cô độc, và vì thế đây có thể là một dạng “tự kê thuốc”. Những nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng “Đối với hầu hết mọi người, việc nghe nhạc buồn trong cuộc sống hằng ngày có liên hệ với khả năng điều chế những cảm xúc và trạng thái tiêu cực, cũng như đem lại sự xoa dịu.”
Những kết quả này có vẻ có mối liên hệ với nghiên cứu trước đây về nhạc buồn cho rằng nghe nhạc buồn thay đổi các quá trình sinh hoá trong não của chúng ta và giúp chúng ta vượt qua những đau buồn cực độ. Theo David Huron, giáo sư âm nhạc Đại học Ohio của Mỹ, nghe nhạc buồn thường dẫn tới sự gia tăng loại hormone tên prolactin trong não.
“Prolactin là chất được dùng để giúp giảm bớt đau buồn bởi vì nó cũng được phóng thích trong các hoạt động cơ bản của con người – như khi chúng ta ăn, khi phụ nữ vào thời kỳ rụng trứng hay nuôi con bằng sữa và (có lẽ là quan trọng nhất) khi chúng ta sex” theo David Taylor Sloan của Mic.com. “Vì thế nhạc buồn thực sự kích hoạt một chất làm giảm sự đau buồn của bạn – và có thể, cảm thấy buồn (và nghe nhạc buồn để có được trạng thái đó) có những lợi ích sâu xa về mặt tiến hoá.”
Trần Đình Tuấn dịch
Nguồn: tamlyhoc