Tham khảo: Why Envy Motivates Us
Spring.org.uk
Hãy lựa chọn thần tượng của bạn cẩn thận, hoặc nếu không sự ngưỡng mộ có thể giết chết động lực thành công của bạn.
Một phần của lý do tại sao rất khó khăn để đạt được những mục tiêu dài hạn , đó là vì luôn luôn có nhiều lý do để từ bỏ hơn là để tiếp tục: sợ thất bại, thiếu thời gian, tiền bạc ...Khi bạn nghe những người thành công nói về những ngày đầu lập nghiệp của họ, luôn luôn có một yếu tố giống nhau trong câu chuyện của họ.
Không có gì mới mẻ khi biết rằng mọi việc luôn khó khăn vào những ngày đầu lập nghiệp, những gì chúng ta thực sự muốn biết là tại sao họ tiếp tục thực hiện mục tiêu ? Tài năng, kỹ năng, sự may mắn đóng một vai trò nhất định, nhưng còn nhiều cái khác nữa.
Những người thành công nói rằng họ được truyền cảm hứng bởi thành tựu của những người khác. Rõ ràng là sự ngưỡng mộ đã làm họ vượt qua nhiều khó khăn trước khi thành công. Theo nhà triết học Kierkegaard, sự ngưỡng mộ đối với ai đó giống như thừa nhận rằng mình thất bại. Khi bạn thực sự ngưỡng mộ thành tựu của ai đó, bạn mặc nhiên thừa nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể đạt đến tiêu chuẩn đó. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nó có một số giá trị tâm lý, được giải thích trong một bài báo mới bởi van de Ven et al. (2011). Họ lập luận rằng , sự ghen tị với những thành tựu của ai đó là rất đau đớn. Để tránh né nỗi đau đó, chúng ta chuyển sự ghen tị thành sự ngưỡng mộ. Nói cách khác, chúng ta thừa nhận thất bại. Những thành tựu của người khác là vượt quá khả năng của chúng ta; chúng ta phải cam chịu ở vị trí thấp kém.
Điều không may là khi chúng ta chuyển sự ghen tị thành ngưỡng mộ, chúng ta đã đánh mất sức mạnh có tính thúc đẩy của sự ghen tị. Tất nhiên chúng ta có lý do để xoa dịu sự ghen tị : vì sự ghen tị có tính hủy diệt; nó có thể làm chúng ta không hạnh phúc và nó có thể làm chúng ta hủy hoại đối tượng mà mình ghen tị.
Điều này để lại cho chúng ta 1 vấn đề. Lựa chọn đầu tiên là từ bỏ để cảm thấy tốt. Lựa chọn thứ hai là không từ bỏ và để cho cảm xúc ghen tị gặm nhấm chúng ta từ bên trong và có lẽ sẽ xúi giục chúng ta có những hành động mang tính hủy hoại.
Liệu có sự lựa chọn thứ ba không ? Có thể. Các nhà tâm lý đã đề xuất rằng có 2 loại ghen tị : ghen tị độc hại ( malicious envy ) và ghen tị tốt ( benign envy ) (van den Ven et al., 2009). Chúng ta có xu hướng ghen tị độc hại đối với những người mà chúng ta nghĩ rằng sự thành công của họ là không xứng đáng. Đây là loại ghen tị làm chúng ta muốn tấn công người khác và dìm họ xuống. Tuy nhiên, khi chúng ta cảm thấy thành công của người khác là xứng đáng, chúng ta có xu hướng ghen tị tốt : loại ghen tị không có tính hủy hoại mà thay vào đó có tính thúc đẩy.
2 loại ghen tị đó đã được kiểm tra bằng thực nghiệm bởi van de Ven et al. (2011). Họ phát hiện thấy ghen tị tốt là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Ghen tị tốt khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn theo tiêu chuẩn trí thông minh và sự sáng tạo, khi so sánh với sự ngưỡng mộ và ghen tị độc hại.
Vì vậy, dường như có 1 con đường để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan của sự ghen tị. Khi chúng ta ghen tị tốt đối với người khác, sự so sánh xã hội này có thể mang lại một lực thúc đẩy, kéo chúng ta lên. Những người hùng, thần tượng của chúng ta có thể là động lực thúc đẩy chúng ta miễn là chúng ta không chỉ ngưỡng mộ mà còn ghen tị tốt với họ.
Lựa chọn đúng thần tượng.
Còn một bước quan trọng nữa, đó là mọi người thường lựa chọn những thần tượng mà thành tựu của họ quá vĩ đại và chúng ta gần như không thể thi đua, như Albert Einstein hoặc Martin Luther King.
Vấn đề là khi chúng ta cảm thấy những thành tựu của ai đó vượt quá khả năng của mình, nó có thể tước bỏ động cơ của chúng ta.
van de Ven phát hiện thấy khi mọi người cảm thấy cảm thấy họ ít kiểm soát được khả năng của họ để cải thiện tình hình sẽ viện đến sự ngưỡng mộ. Ngược lại, những người nghĩ rằng họ có thể cải thiện được tình hình sẽ trải nghiệm sự ghen tị tốt và có động lực để làm việc chăm chỉ hơn. Đó là cảm giác kiểm soát được đã thúc đẩy chúng ta.
Trung tâm của toàn bộ sự thảo luận này là những sự so sánh xã hội. Khi chúng ta thấy ai đó giàu hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn hoặc thành công hơn chúng ta, nó sẽ gây ra một loạt cảm xúc. Cách thức chúng ta xử lý với những cảm xúc này là điều quan trọng. Sự ngưỡng mộ , mặc dù là một phản ứng được khen ngợi, thì nó lại ít có khả năng thúc đẩy chúng ta so với một sự ghen tị tốt
Tất nhiên , hầu hết mọi người sẽ không thừa nhận rằng họ sử dụng sự ghen tị để thúc đẩy bản thân, vì sau cùng nó là một trong 7 tội lỗi chết người. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy nếu sử dụng sự ghen tị tốt một cách đúng đắn, nó có thể là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ.
Spring.org.uk
Hãy lựa chọn thần tượng của bạn cẩn thận, hoặc nếu không sự ngưỡng mộ có thể giết chết động lực thành công của bạn.
Một phần của lý do tại sao rất khó khăn để đạt được những mục tiêu dài hạn , đó là vì luôn luôn có nhiều lý do để từ bỏ hơn là để tiếp tục: sợ thất bại, thiếu thời gian, tiền bạc ...Khi bạn nghe những người thành công nói về những ngày đầu lập nghiệp của họ, luôn luôn có một yếu tố giống nhau trong câu chuyện của họ.
Không có gì mới mẻ khi biết rằng mọi việc luôn khó khăn vào những ngày đầu lập nghiệp, những gì chúng ta thực sự muốn biết là tại sao họ tiếp tục thực hiện mục tiêu ? Tài năng, kỹ năng, sự may mắn đóng một vai trò nhất định, nhưng còn nhiều cái khác nữa.
Những người thành công nói rằng họ được truyền cảm hứng bởi thành tựu của những người khác. Rõ ràng là sự ngưỡng mộ đã làm họ vượt qua nhiều khó khăn trước khi thành công. Theo nhà triết học Kierkegaard, sự ngưỡng mộ đối với ai đó giống như thừa nhận rằng mình thất bại. Khi bạn thực sự ngưỡng mộ thành tựu của ai đó, bạn mặc nhiên thừa nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể đạt đến tiêu chuẩn đó. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nó có một số giá trị tâm lý, được giải thích trong một bài báo mới bởi van de Ven et al. (2011). Họ lập luận rằng , sự ghen tị với những thành tựu của ai đó là rất đau đớn. Để tránh né nỗi đau đó, chúng ta chuyển sự ghen tị thành sự ngưỡng mộ. Nói cách khác, chúng ta thừa nhận thất bại. Những thành tựu của người khác là vượt quá khả năng của chúng ta; chúng ta phải cam chịu ở vị trí thấp kém.
Điều không may là khi chúng ta chuyển sự ghen tị thành ngưỡng mộ, chúng ta đã đánh mất sức mạnh có tính thúc đẩy của sự ghen tị. Tất nhiên chúng ta có lý do để xoa dịu sự ghen tị : vì sự ghen tị có tính hủy diệt; nó có thể làm chúng ta không hạnh phúc và nó có thể làm chúng ta hủy hoại đối tượng mà mình ghen tị.
Điều này để lại cho chúng ta 1 vấn đề. Lựa chọn đầu tiên là từ bỏ để cảm thấy tốt. Lựa chọn thứ hai là không từ bỏ và để cho cảm xúc ghen tị gặm nhấm chúng ta từ bên trong và có lẽ sẽ xúi giục chúng ta có những hành động mang tính hủy hoại.
Liệu có sự lựa chọn thứ ba không ? Có thể. Các nhà tâm lý đã đề xuất rằng có 2 loại ghen tị : ghen tị độc hại ( malicious envy ) và ghen tị tốt ( benign envy ) (van den Ven et al., 2009). Chúng ta có xu hướng ghen tị độc hại đối với những người mà chúng ta nghĩ rằng sự thành công của họ là không xứng đáng. Đây là loại ghen tị làm chúng ta muốn tấn công người khác và dìm họ xuống. Tuy nhiên, khi chúng ta cảm thấy thành công của người khác là xứng đáng, chúng ta có xu hướng ghen tị tốt : loại ghen tị không có tính hủy hoại mà thay vào đó có tính thúc đẩy.
2 loại ghen tị đó đã được kiểm tra bằng thực nghiệm bởi van de Ven et al. (2011). Họ phát hiện thấy ghen tị tốt là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Ghen tị tốt khuyến khích mọi người hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn theo tiêu chuẩn trí thông minh và sự sáng tạo, khi so sánh với sự ngưỡng mộ và ghen tị độc hại.
Vì vậy, dường như có 1 con đường để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan của sự ghen tị. Khi chúng ta ghen tị tốt đối với người khác, sự so sánh xã hội này có thể mang lại một lực thúc đẩy, kéo chúng ta lên. Những người hùng, thần tượng của chúng ta có thể là động lực thúc đẩy chúng ta miễn là chúng ta không chỉ ngưỡng mộ mà còn ghen tị tốt với họ.
Lựa chọn đúng thần tượng.
Còn một bước quan trọng nữa, đó là mọi người thường lựa chọn những thần tượng mà thành tựu của họ quá vĩ đại và chúng ta gần như không thể thi đua, như Albert Einstein hoặc Martin Luther King.
Vấn đề là khi chúng ta cảm thấy những thành tựu của ai đó vượt quá khả năng của mình, nó có thể tước bỏ động cơ của chúng ta.
van de Ven phát hiện thấy khi mọi người cảm thấy cảm thấy họ ít kiểm soát được khả năng của họ để cải thiện tình hình sẽ viện đến sự ngưỡng mộ. Ngược lại, những người nghĩ rằng họ có thể cải thiện được tình hình sẽ trải nghiệm sự ghen tị tốt và có động lực để làm việc chăm chỉ hơn. Đó là cảm giác kiểm soát được đã thúc đẩy chúng ta.
Trung tâm của toàn bộ sự thảo luận này là những sự so sánh xã hội. Khi chúng ta thấy ai đó giàu hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn hoặc thành công hơn chúng ta, nó sẽ gây ra một loạt cảm xúc. Cách thức chúng ta xử lý với những cảm xúc này là điều quan trọng. Sự ngưỡng mộ , mặc dù là một phản ứng được khen ngợi, thì nó lại ít có khả năng thúc đẩy chúng ta so với một sự ghen tị tốt
Tất nhiên , hầu hết mọi người sẽ không thừa nhận rằng họ sử dụng sự ghen tị để thúc đẩy bản thân, vì sau cùng nó là một trong 7 tội lỗi chết người. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy nếu sử dụng sự ghen tị tốt một cách đúng đắn, nó có thể là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ.