Thâm nhập những lò độ xe đi “bão”: Cuộc chơi của những ông “trùm”
14/11/2010 22:54
Nài biểu diễn nhấc đầu xe, chạy 1 bánh - ảnh: Đàm Huy
Nhận 5-20 triệu đồng, các lò độ xe sẽ “phù phép” tốc độ mỗi chiếc Wave Tàu, Max, hay Yamaha Mio… đạt từ 140 - 180 km/giờ để phục vụ giới đi “bão”. Dịch vụ này thổi bùng thêm nạn đua xe trái luật, gây bức xúc dư luận.
Trong những ngày tháng 10 và đầu tháng 11, PV Thanh Niên đã thâm nhập, tìm hiểu một số lò độ xe lớn ở TP.HCM, nơi được xem là “ngọn nguồn” của những trận “bão” đêm.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TP hiện có khá nhiều lò độ xe cho dân đi “bão”, nhưng mỗi lò đều có sở trường riêng. Như lò của B. (Q.10), M. “mỏ lết” chuyên về xe Suzuki Sport; T. (Q.1), S. (Q.10) chuyên về xe tay ga (Mio, SH, Dylan…); T. (Q.8) có 2 tiệm độ xe ở Q.10, Q11 chuyên về xe số (Wave, Max, Dream)… Đã là dân đi “bão” thường xuyên, có ăn thua thì ai cũng biết tiếng tăm của các lò độ xe nói trên. Bởi vì hầu hết xe của dân “bão” đứng đầu các đoàn đua đêm đều xuất xưởng từ các lò này.
Trong số các lò độ xe hiện nay, lò của T. (Q.1) được dân “bão” đánh giá là “uy tín và chất lượng nhất”. Lò này hoạt động khoảng 2 - 3 năm nay. Thời hoàng kim, mỗi ngày lò của T. có hàng chục chiếc xe ra vào tấp nập. Tùy thân chủ, nếu chỉ muốn làm nhẹ (thay pít-tông, thay đổi chút phụ tùng cho “oách”) thì tốn hơn 5 triệu đồng. Muốn “ngựa” sung hơn tí nữa sẽ tốn khoảng 10 triệu. Còn muốn làm mạnh, bao tốc độ từ 140 - 180 km/giờ phải mất 20 triệu đồng… Trong chiến dịch trấn áp đua xe mới đây, T. bị cơ quan công an mời lên làm việc.
Chuyên nghiệp hóa
Dù có rất nhiều lò độ và mỗi lò thường chuyên sâu về một vài loại xe gắn máy, nhưng không phải tất cả phụ tùng thay thế đều được chủ lò tự chế, hoặc mua ngoài chợ, mà chúng được những đầu mối chuyên nghiệp cung cấp. Chẳng hạn, khi muốn độ một con xe thường thành “chiến mã”, chủ lò sẽ phải thay pít-tông, làm lại bình xăng con, mâm lửa, phuộc trước sau… Sau khi lên dự toán xong, thường các chủ lò sẽ sai thợ đi lấy pít-tông ở cửa hàng của M. “cầu sắt” (Q.Bình Thạnh); bình xăng con (nhập hoặc trong nước sản xuất) thì lấy ở cửa hàng của H. (Q.10)… Cần pô tăng tốc, mâm xe… nhập từ Thái Lan, Nhật, Malaysia... đã có T. “KTL” (Q.1).
T. “KTL” là một Việt kiều, những ngày đầu về nước, người ta thấy T. trở thành một nài chuyên nghiệp, thậm chí đứng ra tổ chức đưa xe đua về các tỉnh, thành khác cáp độ. Trong những lần đua này, T. “KTL” khéo léo tiếp thị, quảng bá phụ tùng nhập ngoại cho cửa hàng mình. Chẳng bao lâu sản phẩm của cửa hàng T. “KTL” đến tai nhiều chủ “lò” độ xe ở TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu… Từ đó cửa hàng của T. nghiễm nhiên trở thành địa điểm tin cậy của các chủ “lò” độ xe.
Nuôi nài và cáp độ đua
Cũng giống như T. “KTL”, trong làm ăn hầu hết các chủ lò độ xe đều áp dụng chiêu “vào hang bắt cọp”. Lúc khởi thủy, các chủ lò độ thường đi săn, thu nạp các nài giỏi về để “tranh hùng” với lò độ xe khác nhằm thu hút dân “bão” mang xe đến làm. Các cuộc “bão đêm” là nơi lý tưởng cho các chủ lò độ xe quảng bá sản phẩm. Tại đây, các chủ lò độ sẽ tuyển chọn những tay nài dẫn đầu đoàn “bão”, biểu diễn nằm trên yên xe, chạy thả 2 tay, nhấc đầu xe, chạy một bánh…Sau đó, chủ lò tổ chức cuộc “tranh hùng” giữa các nài cùng chung “lò” với nhau để chọn ra nài giỏi nhất, hoặc xác định sở trường của mỗi nài: chuyên về xe tay ga, xe số… nhằm lên kế hoạch quảng bá trên đường đua. Nài chính sẽ được đích thân chủ lò xắn tay độ “ngựa chiến” để vào cuộc.
Trong số các nài kể trên, B. “hello” (ngụ Q.4) và Q. “hô” (ngụ Q.1, từng làm nài cho “lò” độ xe S. ở Q.10) thuộc hạng “đỉnh” nhất. B. “hello” chạy chiếc Nouvo, làm nài cho một chủ lò độ ở Q.1. Trong các đoàn đi “bão” ở Q.1, Q.4, Q.Bình Thạnh, B. “hello” thường hay dẫn đầu đoàn và biểu diễn các pha nguy hiểm cho người đứng hai bên đường xem. Biệt danh của B. “hello” xuất phát từ đây: B. có sở trường nhấc đầu xe, chạy một bánh hàng trăm mét, một tay cầm lái còn tay kia giơ lên chào “khán giả” hai bên đường. Thế nhưng, vừa rồi cả B. “hello” lẫn Q. “hô” đều dính trong vụ 555 quái xế bị Công an Q.Bình Thạnh phối hợp lực lượng CSGT, Công an TP.HCM bắt giữ.
Không ít chủ lò còn tổ chức cáp độ cho nài “chiến”, vừa để thu tiền, vừa để phô trương thanh thế. Số tiền cáp độ lớn nhỏ tùy từng đối thủ và quy mô cuộc đua, nài được hưởng 10% tổng số tiền cáp độ của chủ lò. Vì vậy, các nài khi đã “thắng yên” là quên hết mọi thứ, chỉ biết đến tốc độ, bất chấp phía trước họ rủi ro luôn đón chờ. Cách đây 1 năm, nài M. (19 tuổi, Q.10) tham gia cuộc đua tại một tỉnh lân cận ở TP.HCM. M. chạy con Mio với tốc độ 160 - 180 km/giờ, khi gần chạm đích thì va chạm với xe đối thủ khiến cả hai văng xa hơn chục mét, được đưa vào viện cấp cứu. Lần đó, M. may mắn chỉ bị gãy tay phải, sau khi ra viện vẫn tiếp tục lao vào đường đua và đi “bão”.
“Trong quá trình điều tra, tìm hiểu, chúng tôi phát hiện nhiều dấu vết của bọn tổ chức đua xe còn để lại. Có những đoạn quốc lộ còn được sơn trắng, kẻ điểm xuất phát và đích đến…”, một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TP.HCM cho biết. Vị cán bộ này cho biết thêm, các lò độ xe mà PV tìm hiểu đều nằm trong hồ sơ tài liệu của cơ quan công an theo dõi, trong đó không ít chủ lò bị mời lên làm việc, viết cam kết không độ xe nữa. Thế nhưng, thực tế không hẳn như vậy…
Chặn đứng những cuộc “tranh hùng”
Theo chúng tôi tìm hiểu, những cung đường có chỉ dấu các nài thường đua là Nguyễn Văn Linh, QL22 (đoạn gần cầu An Hạ, H.Hóc Môn), QL1A (đoạn ngã tư Gò Mây)…
Trước đây, dân “bão” thường chọn xe số như Wave, Dream, Max để đua, nhưng bây giờ loại “ngựa chiến” được chuộng nhiều là Mio hoặc Suzuki Sport.
Hơn 1 năm trở lại đây, nhiều chủ lò độ xe cùng nài đưa xe đua về một số tỉnh, thành lân cận TP.HCM tổ chức “chiến”. Năm 2009, PC45 phát hiện và lên kế hoạch triệt phá các đường dây này, nhưng do không đầy đủ chứng cứ nên sau đó chỉ lập biên bản xử lý hành chính 4 chủ lò độ xe và nài.
Mới đây nhất, cuối tháng 9.2010, PC45 triệt phá đường dây tổ chức đua xe trái phép tại TP Vũng Tàu. Đó là vụ so tài giữa 2 chủ lò độ xe ở TP.HCM: Trần Kim Thuận (tức Thuận “đen”, 19 tuổi, ngụ Q.4) và Nguyễn Tuấn Phương (36 tuổi, ngụ Q.10) cùng 2 nài Phạm Công Hoàng (tên gọi khác Hoàng Phi Hổ, 26 tuổi, ngụ Q.4) và Nguyễn Đoàn Hoàng Phát (tức Phát “khùng”, 21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh).
Đáng chú ý, Thuận là đối tượng đã nằm trong tầm ngắm của Công an TP.HCM từ lâu. Tháng 11.2009, Thuận đã từng bị PC45 (Công an TP.HCM) bắt giữ cùng 10 người khác do liên quan đến việc tổ chức đua xe ở TP Vũng Tàu và TP.HCM, nhưng do không đủ chứng cứ nên cơ quan công an chỉ lập biên bản xử lý hành chính đối với Thuận… Cuối tháng 9.2010, Thuận lại bị bắt do dính líu đến vụ đua xe ở TP Vũng Tàu vào rạng sáng 24.9.
14/11/2010 22:54
Nài biểu diễn nhấc đầu xe, chạy 1 bánh - ảnh: Đàm Huy
Nhận 5-20 triệu đồng, các lò độ xe sẽ “phù phép” tốc độ mỗi chiếc Wave Tàu, Max, hay Yamaha Mio… đạt từ 140 - 180 km/giờ để phục vụ giới đi “bão”. Dịch vụ này thổi bùng thêm nạn đua xe trái luật, gây bức xúc dư luận.
Trong những ngày tháng 10 và đầu tháng 11, PV Thanh Niên đã thâm nhập, tìm hiểu một số lò độ xe lớn ở TP.HCM, nơi được xem là “ngọn nguồn” của những trận “bão” đêm.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TP hiện có khá nhiều lò độ xe cho dân đi “bão”, nhưng mỗi lò đều có sở trường riêng. Như lò của B. (Q.10), M. “mỏ lết” chuyên về xe Suzuki Sport; T. (Q.1), S. (Q.10) chuyên về xe tay ga (Mio, SH, Dylan…); T. (Q.8) có 2 tiệm độ xe ở Q.10, Q11 chuyên về xe số (Wave, Max, Dream)… Đã là dân đi “bão” thường xuyên, có ăn thua thì ai cũng biết tiếng tăm của các lò độ xe nói trên. Bởi vì hầu hết xe của dân “bão” đứng đầu các đoàn đua đêm đều xuất xưởng từ các lò này.
Trong số các lò độ xe hiện nay, lò của T. (Q.1) được dân “bão” đánh giá là “uy tín và chất lượng nhất”. Lò này hoạt động khoảng 2 - 3 năm nay. Thời hoàng kim, mỗi ngày lò của T. có hàng chục chiếc xe ra vào tấp nập. Tùy thân chủ, nếu chỉ muốn làm nhẹ (thay pít-tông, thay đổi chút phụ tùng cho “oách”) thì tốn hơn 5 triệu đồng. Muốn “ngựa” sung hơn tí nữa sẽ tốn khoảng 10 triệu. Còn muốn làm mạnh, bao tốc độ từ 140 - 180 km/giờ phải mất 20 triệu đồng… Trong chiến dịch trấn áp đua xe mới đây, T. bị cơ quan công an mời lên làm việc.
Chuyên nghiệp hóa
Dù có rất nhiều lò độ và mỗi lò thường chuyên sâu về một vài loại xe gắn máy, nhưng không phải tất cả phụ tùng thay thế đều được chủ lò tự chế, hoặc mua ngoài chợ, mà chúng được những đầu mối chuyên nghiệp cung cấp. Chẳng hạn, khi muốn độ một con xe thường thành “chiến mã”, chủ lò sẽ phải thay pít-tông, làm lại bình xăng con, mâm lửa, phuộc trước sau… Sau khi lên dự toán xong, thường các chủ lò sẽ sai thợ đi lấy pít-tông ở cửa hàng của M. “cầu sắt” (Q.Bình Thạnh); bình xăng con (nhập hoặc trong nước sản xuất) thì lấy ở cửa hàng của H. (Q.10)… Cần pô tăng tốc, mâm xe… nhập từ Thái Lan, Nhật, Malaysia... đã có T. “KTL” (Q.1).
T. “KTL” là một Việt kiều, những ngày đầu về nước, người ta thấy T. trở thành một nài chuyên nghiệp, thậm chí đứng ra tổ chức đưa xe đua về các tỉnh, thành khác cáp độ. Trong những lần đua này, T. “KTL” khéo léo tiếp thị, quảng bá phụ tùng nhập ngoại cho cửa hàng mình. Chẳng bao lâu sản phẩm của cửa hàng T. “KTL” đến tai nhiều chủ “lò” độ xe ở TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu… Từ đó cửa hàng của T. nghiễm nhiên trở thành địa điểm tin cậy của các chủ “lò” độ xe.
Nuôi nài và cáp độ đua
Cũng giống như T. “KTL”, trong làm ăn hầu hết các chủ lò độ xe đều áp dụng chiêu “vào hang bắt cọp”. Lúc khởi thủy, các chủ lò độ thường đi săn, thu nạp các nài giỏi về để “tranh hùng” với lò độ xe khác nhằm thu hút dân “bão” mang xe đến làm. Các cuộc “bão đêm” là nơi lý tưởng cho các chủ lò độ xe quảng bá sản phẩm. Tại đây, các chủ lò độ sẽ tuyển chọn những tay nài dẫn đầu đoàn “bão”, biểu diễn nằm trên yên xe, chạy thả 2 tay, nhấc đầu xe, chạy một bánh…Sau đó, chủ lò tổ chức cuộc “tranh hùng” giữa các nài cùng chung “lò” với nhau để chọn ra nài giỏi nhất, hoặc xác định sở trường của mỗi nài: chuyên về xe tay ga, xe số… nhằm lên kế hoạch quảng bá trên đường đua. Nài chính sẽ được đích thân chủ lò xắn tay độ “ngựa chiến” để vào cuộc.
Xe bị thu giữ trong đường đua tại TP Vũng Tàu - ảnh: Đàm Huy
Các nài được chọn thường có tuổi đời rất trẻ, không ít nài đang tuổi đến trường, là sinh viên… nhưng có chung một điểm: mê tốc độ. Với nhiều nài, chuyện tiền không phải quan trọng nhất, mà chỉ cần được chủ lò độ cho một “chiến mã” thật ngon theo ý để dễ dàng bốc đầu, qua mặt đối thủ trên đường là “OK”. Trong hàng ngàn dân đi “bão” tại TP.HCM hiện nay, số nài chỉ tính trên đầu ngón tay như Kh., V. (cả hai đều ngụ H.Bình Chánh); Q., T. (ngụ Q.1); B. “hello” (ngụ Q4); R. (ngụ Q.Gò Vấp); T. (ngụ Q.8); M. (ngụ Q.10); H. (ngụ Q.11)… Theo đó, nài Kh. (H.Bình Chánh) đầu quân cho lò của B. (Q.10); R. (Q.Gò Vấp), B. (Q.4) chạy cho lò T. (Q.1); Q. (Q.1) và M. (Q.10) chạy cho lò S. (Q.10)… Trong số các nài kể trên, B. “hello” (ngụ Q.4) và Q. “hô” (ngụ Q.1, từng làm nài cho “lò” độ xe S. ở Q.10) thuộc hạng “đỉnh” nhất. B. “hello” chạy chiếc Nouvo, làm nài cho một chủ lò độ ở Q.1. Trong các đoàn đi “bão” ở Q.1, Q.4, Q.Bình Thạnh, B. “hello” thường hay dẫn đầu đoàn và biểu diễn các pha nguy hiểm cho người đứng hai bên đường xem. Biệt danh của B. “hello” xuất phát từ đây: B. có sở trường nhấc đầu xe, chạy một bánh hàng trăm mét, một tay cầm lái còn tay kia giơ lên chào “khán giả” hai bên đường. Thế nhưng, vừa rồi cả B. “hello” lẫn Q. “hô” đều dính trong vụ 555 quái xế bị Công an Q.Bình Thạnh phối hợp lực lượng CSGT, Công an TP.HCM bắt giữ.
Không ít chủ lò còn tổ chức cáp độ cho nài “chiến”, vừa để thu tiền, vừa để phô trương thanh thế. Số tiền cáp độ lớn nhỏ tùy từng đối thủ và quy mô cuộc đua, nài được hưởng 10% tổng số tiền cáp độ của chủ lò. Vì vậy, các nài khi đã “thắng yên” là quên hết mọi thứ, chỉ biết đến tốc độ, bất chấp phía trước họ rủi ro luôn đón chờ. Cách đây 1 năm, nài M. (19 tuổi, Q.10) tham gia cuộc đua tại một tỉnh lân cận ở TP.HCM. M. chạy con Mio với tốc độ 160 - 180 km/giờ, khi gần chạm đích thì va chạm với xe đối thủ khiến cả hai văng xa hơn chục mét, được đưa vào viện cấp cứu. Lần đó, M. may mắn chỉ bị gãy tay phải, sau khi ra viện vẫn tiếp tục lao vào đường đua và đi “bão”.
“Trong quá trình điều tra, tìm hiểu, chúng tôi phát hiện nhiều dấu vết của bọn tổ chức đua xe còn để lại. Có những đoạn quốc lộ còn được sơn trắng, kẻ điểm xuất phát và đích đến…”, một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TP.HCM cho biết. Vị cán bộ này cho biết thêm, các lò độ xe mà PV tìm hiểu đều nằm trong hồ sơ tài liệu của cơ quan công an theo dõi, trong đó không ít chủ lò bị mời lên làm việc, viết cam kết không độ xe nữa. Thế nhưng, thực tế không hẳn như vậy…
Chặn đứng những cuộc “tranh hùng”
Theo chúng tôi tìm hiểu, những cung đường có chỉ dấu các nài thường đua là Nguyễn Văn Linh, QL22 (đoạn gần cầu An Hạ, H.Hóc Môn), QL1A (đoạn ngã tư Gò Mây)…
Trước đây, dân “bão” thường chọn xe số như Wave, Dream, Max để đua, nhưng bây giờ loại “ngựa chiến” được chuộng nhiều là Mio hoặc Suzuki Sport.
Hơn 1 năm trở lại đây, nhiều chủ lò độ xe cùng nài đưa xe đua về một số tỉnh, thành lân cận TP.HCM tổ chức “chiến”. Năm 2009, PC45 phát hiện và lên kế hoạch triệt phá các đường dây này, nhưng do không đầy đủ chứng cứ nên sau đó chỉ lập biên bản xử lý hành chính 4 chủ lò độ xe và nài.
Mới đây nhất, cuối tháng 9.2010, PC45 triệt phá đường dây tổ chức đua xe trái phép tại TP Vũng Tàu. Đó là vụ so tài giữa 2 chủ lò độ xe ở TP.HCM: Trần Kim Thuận (tức Thuận “đen”, 19 tuổi, ngụ Q.4) và Nguyễn Tuấn Phương (36 tuổi, ngụ Q.10) cùng 2 nài Phạm Công Hoàng (tên gọi khác Hoàng Phi Hổ, 26 tuổi, ngụ Q.4) và Nguyễn Đoàn Hoàng Phát (tức Phát “khùng”, 21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh).
Đáng chú ý, Thuận là đối tượng đã nằm trong tầm ngắm của Công an TP.HCM từ lâu. Tháng 11.2009, Thuận đã từng bị PC45 (Công an TP.HCM) bắt giữ cùng 10 người khác do liên quan đến việc tổ chức đua xe ở TP Vũng Tàu và TP.HCM, nhưng do không đủ chứng cứ nên cơ quan công an chỉ lập biên bản xử lý hành chính đối với Thuận… Cuối tháng 9.2010, Thuận lại bị bắt do dính líu đến vụ đua xe ở TP Vũng Tàu vào rạng sáng 24.9.
Phóng sự của Đàm Huy