Phụ nữ thường có khả năng giao tiếp vượt trội hơn nam giới. Vì vậy, hãy tận dụng lợi thế của mình để các cuộc hoại thoại trở nên phong phú và thành công hơn.
- Ánh mắt: Trong giao tiếp, ánh mắt là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Nếu bạn nhận được một ánh mắt trìu mến từ sếp hay đồng nghiệp, điều đó có nghĩa bạn đang được sếp hoặc mọi người ủng hộ, khích lệ và yêu mến. Ngược lại, chỉ cần cái cau mày, liếc mắt sắc bén từ người đối diện, bạn phải biết rằng họ không hài lòng điều gì đó ở mình và cần xem lại chính mình. Vì thế, hãy giữ một ánh mắt biết cười, nó sẽ giúp bạn hạn chế bất đồng trong giao tiếp để thành công hơn trong công việc.
- Mỉm cười: Nụ cười được xem là trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế và ý nhị. Đến công sở mỗi ngày với nụ cười thân thiện sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn bao giờ hết, bởi nụ cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh, giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng giữa người với người thuận lợi hơn. Nhân viên luôn cảm thấy thoải mái và lắng nghe nhiều hơn với những người lãnh đạo có nụ cười thân thiện. Không có gì làm tăng “Chỉ số yêu thích” của bạn bằng một nụ cười. Đừng tiết kiệm nụ cười khi chào hỏi hay nói chuyện với mọi người.
- Thể hiện sự quan tâm tới người khác: Không nhất thiết phải tặng quà hay mời cơm mới là thể hiện sự quan tâm. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần cố gắng nói trong 35 - 40 % thời gian của cuộc nói chuyện và thời gian còn lại là lắng nghe. Chú ý là lắng nghe một cách cực, chứ không phải là gật gù cho qua chuyện.
- Đi ăn với đồng nghiệp: Không hẳn hôm nào cũng đi ăn với đồng nghiệp nhưng vài bữa trưa hay bữa tối mỗi tuần với họ sẽ giúp mối quan hệ này bền chặt hơn. - Ghi nhớ điều người khác nói: Người khác sẽ hụt hẫng ra sao khi hỏi lại một vài điều họ cảm thấy hứng thú trong cuộc nói chuyện trước đó mà bạn lại không nhớ gì cả. Họ quan tâm đến những điều bạn nói và bạn cũng nên làm như vậy.
- Cởi mở: Hãy sẵn sàng chia sẻ một chút thông tin cá nhân của mình, nó khiến bạn gần gũi hơn với mọi người (và ngữ điệu nói khi giao tiếp cũng góp phần tạo nên thành công trong giao tiếp).
- Tham gia khóa học về kĩ năng giao tiếp: Ăn nói khéo léo không phải là một tài năng bẩm sinh đối với tất cả mọi người. Nó chỉ đến một cách tự nhiên khi bạn học, luyện tập và ứng dụng thích hợp. Như qua trang phục, mọi người có thể đoán biết được tính cách, ”gu” thẩm mỹ cũng như xuất thân của bạn. Hãy ăn mặc đẹp và phù hợp với công việc của bạn, bởi điều đó sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp thành công và hơn thế nữa, đó còn là biểu hiện thái độ tôn trọng người khác; Tư thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người xung quanh đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn, từ đó sinh ra sự quý mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng…
- Vượt qua định kiến về những người giao tiếp khéo léo: Nếu bạn cho rằng ăn nói khéo léo giúp mình thăng tiến là xu nịnh, là lừa dối, là không công bằng, bạn cần thay đổi quan điểm đó. Bạn đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong sự nghiệp và cuộc sống của mình. Hãy nghĩ xem, bạn sẽ thành công hơn khi có khả năng và tận dụng thêm thế mạnh giao tiếp, hay là chỉ cần có khả năng thôi?
- Ánh mắt: Trong giao tiếp, ánh mắt là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Nếu bạn nhận được một ánh mắt trìu mến từ sếp hay đồng nghiệp, điều đó có nghĩa bạn đang được sếp hoặc mọi người ủng hộ, khích lệ và yêu mến. Ngược lại, chỉ cần cái cau mày, liếc mắt sắc bén từ người đối diện, bạn phải biết rằng họ không hài lòng điều gì đó ở mình và cần xem lại chính mình. Vì thế, hãy giữ một ánh mắt biết cười, nó sẽ giúp bạn hạn chế bất đồng trong giao tiếp để thành công hơn trong công việc.
- Mỉm cười: Nụ cười được xem là trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế và ý nhị. Đến công sở mỗi ngày với nụ cười thân thiện sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn bao giờ hết, bởi nụ cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh, giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ “lây” từ người này sang người khác và khiến phản ứng giữa người với người thuận lợi hơn. Nhân viên luôn cảm thấy thoải mái và lắng nghe nhiều hơn với những người lãnh đạo có nụ cười thân thiện. Không có gì làm tăng “Chỉ số yêu thích” của bạn bằng một nụ cười. Đừng tiết kiệm nụ cười khi chào hỏi hay nói chuyện với mọi người.
- Đi ăn với đồng nghiệp: Không hẳn hôm nào cũng đi ăn với đồng nghiệp nhưng vài bữa trưa hay bữa tối mỗi tuần với họ sẽ giúp mối quan hệ này bền chặt hơn. - Ghi nhớ điều người khác nói: Người khác sẽ hụt hẫng ra sao khi hỏi lại một vài điều họ cảm thấy hứng thú trong cuộc nói chuyện trước đó mà bạn lại không nhớ gì cả. Họ quan tâm đến những điều bạn nói và bạn cũng nên làm như vậy.
- Tham gia khóa học về kĩ năng giao tiếp: Ăn nói khéo léo không phải là một tài năng bẩm sinh đối với tất cả mọi người. Nó chỉ đến một cách tự nhiên khi bạn học, luyện tập và ứng dụng thích hợp. Như qua trang phục, mọi người có thể đoán biết được tính cách, ”gu” thẩm mỹ cũng như xuất thân của bạn. Hãy ăn mặc đẹp và phù hợp với công việc của bạn, bởi điều đó sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp thành công và hơn thế nữa, đó còn là biểu hiện thái độ tôn trọng người khác; Tư thế đứng thẳng, bước chân nhanh nhẹn, nhẹ nhàng khiến mọi người xung quanh đều cảm nhận được sự năng động, nhiệt huyết trong con người bạn, từ đó sinh ra sự quý mến hay cảm giác ngưỡng mộ, tin tưởng…
- Vượt qua định kiến về những người giao tiếp khéo léo: Nếu bạn cho rằng ăn nói khéo léo giúp mình thăng tiến là xu nịnh, là lừa dối, là không công bằng, bạn cần thay đổi quan điểm đó. Bạn đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp trong sự nghiệp và cuộc sống của mình. Hãy nghĩ xem, bạn sẽ thành công hơn khi có khả năng và tận dụng thêm thế mạnh giao tiếp, hay là chỉ cần có khả năng thôi?
Theo NLL