Thị trường đại lý vận chuyển hành khách hàng không: thế thượng phong của doanh nghiệp nội

Với sự gia nhập thị trường của hệ thống APG từ năm 2008, hiện thị phần đại lý phân phối vé máy bay cho các hãng hàng không gần như được các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh.

Lợi thế về “am hiểu” và gần thị trường

Bất chấp những khó khăn về kinh tế, thị trường hàng không Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Sau 9 tháng của năm 2014, tổng lượng hành khách vận chuyển qua hệ thống đạt hơn 38 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kỳ. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp đại lý vận tải (ĐLVT) với hàng chục nghìn phòng vé máy bay trên khắp cả nước.

Năm 2008, Công ty Cổ phần Hàng Không Hà Nội (HNA) được cổ phần hóa và chuyển đổi kinh doanh sang lĩnh vực phân phối dịch vụ hàng không, trong đó, mảng kinh doanh vé máy bay được ưu tiên phát triển. Ngay năm đầu tiên, HNA đã thiết lập mạng bán tới 30 phòng vé, tập trung tại khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc cũng như miền Trung.

Tương tự mô hình trên, từ một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, Công ty Đại lý Vận tải Hàng Không Sài Gòn (SGA) kết hợp với các đại lý du lịch, lữ hành, lưu trú… nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất cho hành khách. Chỉ trong vòng 5 tháng cuối năm 2014, SGA đã phát triển thêm tới hơn 260 điểm bán. Ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc kinh doanh của SGA nhận định, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì chỉ trong vòng 3-4 năm tới, mục tiêu hình thành 6.000 điểm bán vé sẽ sớm trở thành hiện thực.

Cũng là một trong những đơn có thị phần đáng kể, ông Lê Khánh Sơn - Chủ tịch HĐQT Cổ phần Đại lý Vận tải Hàng Không Quốc tế (IATA) cho biết: Các công ty nội có lợi thế là am hiểu “văn hóa” tiêu dùng của khách hàng trong nước, có thể cung cấp điểm bán vé tới tận vùng sâu, vùng xa, do đó, dễ dàng tiếp cận tới hầu hết phân khúc và nhóm khách hàng.

Ứng dụng sâu rộng CNTT và tiện ích ngân hàng điện tử

Do hãng hàng không đã chuyển sang vé điện tử nên phần lớn các đại lý đều ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào từng dịch vụ như: hệ thống book vé online, chương trình quản lý điện tử, xuất hóa đơn điện tử… kết hợp với phương thức giao vé đa phương thức: in vé giấy, gửi vé qua mail, qua tin nhắn di động… Điều này giúp giảm chi phí vận hành, bảo quản, giao nhận vé cho các đại lý và khách hàng...

Bà Phạm Thị Năm - Giám Đốc Trung tâm Dịch vụ khách hàng của Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải Hàng Không Việt Nam (VNA) nhận định: nếu không có các tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử thì việc phát triển mạng lưới bán vé máy bay là khó có thể thể thực hiện được. Hiện các đại lý tuyến dưới (đại lý cấp 2, cấp 3) đều chuyển khoản tiền về đại lý cấp 1 (công ty) thông qua kênh internet banking.

Theo ghi nhận, các đại lý thường ưa thích dịch vụ chuyển tiền trực tuyến của Vietcombank, Techcombank, MaritimeBank… Một phần vì các ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng, lượng người dùng lớn (những khách hàng có thẻ ATM thuộc cùng hệ thống chuyển khoản mất ít phí hơn và nhanh hơn), trong khi đó, các ngân hàng nhỏ thường ít phát sinh giao dịch của khách hàng mua vé hơn.

vna-lien-minh-dai-ly-van-tai-hang-khong-viet-nam.png

Sự phối hợp giữa giữa các đại lý vận tải, ngân hàng và hãng hàng không giúp "bình dân hóa" dịch vụ vụ cao cấp....​





Làm việc tại tuyến huyện gần biên giới Tây Nam, chị Trần Thị Kim Dung (Phòng vé An Tịnh, Trảng Bàng, Tây Ninh) thường xuyên nộp tiền trong ngày về tuyến trên tại TP.HCM thông qua hình thứ chuyển khoản ngân hàng điện tử. “Phòng vé chỉ cần nạp vài chục triệu trong tài khoản, mỗi lần cần xuất vé, nhân viên ngồi tại văn phòng, đăng nhập vào hệ thống ebanking và chuyển tiền lên công ty, thời gian cho mỗi giao dịch chỉ chưa đến 1 phút. Rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trước đây, nhân viên phải cầm tiền mặt ra ngân hàng nộp, mất thời gian và có khi còn gặp rủi ro như tiền giả, sự cố trên đường…”

Nhưng hệ thống ebanking vẫn có một số điểm bất cập như: giao dịch chuyển tiền Vietcombank vào buổi tối, tầm sau 20h thì trên trang ibanking của cấp trên không hiển thị nội dung, chỉ có thể xem được biến động số dư thông qua tin nhắn, hoặc giao dịch sau 21h qua iPay của Vietinbank hay bị ngừng để “nâng cấp, cập nhật dữ liệu trong ngày”. Điều này khiến các giao dịch 24/7 của các đại lý cũng bị ảnh hưởng, tuyến trên cần nhiều thời gian để kiểm tra giao dịch thủ công và các đại lý nhỏ bên dưới vẫn phải ra trụ ATM để thực hiện giao dịch. “Hi vọng thời gian tới, các ngân hàng sẽ cái tiến thêm”, chị Kim Dung nói.

Mặc dù mới chỉ cần áp dụng những dịch vụ hết sức cơ bản, nhưng chính các giải pháp ngân hàng điện tử đã giúp “dòng tiền” chạy tốt hơn từ các điểm bán vé nhỏ lẻ về trung tâm. Đại lý vé máy bay “cấp 2” không bị đọng vốn nhiều tại đại lý cấp 1, tiền vẫn ở tài khoản do chính mình quản lý, nên việc tái đầu tư cho phòng vé, càng giúp cho mạng bán có điều kiện nâng cao thêm chất lượng dịch vụ.

Liên kết để cạnh tranh

Ngày 20/12/2014, một số các doanh nghiệp đại lý vận tải hàng không ký kết biên bản ghi nhớ về thành lập liên minh hỗ trợ mạng lưới bên dưới, với chủ trì của Công ty ĐLVT Hàng không Việt Nam (VNA), Công ty ĐLVT Hàng không Quốc tế (IATA), Công ty ĐLVT Hàng Không Sài Gòn (SGA) và Công ty Hàng Không Hà Nội (HNA). Các đại lý bán vé máy bay có thể liên thông với nhau trong mạng lưới APG để đưa dịch vụ nhiều tiện ích hơn cho khách hàng thông qua dùng chung dịch vụ thu hộ, dịch vụ đào tạo, đầu tư hạ tầng công nghệ…

Hiện mạng lưới APG cũng có sự tham gia của các nhà phân phối như VNTC, VNSC, VCG, VLG, InterTravel, OTravel, E-Flight… và dự kiến, Liên minh Đại lý Vận tải Hàng Không Việt Nam sẽ mở rộng tới 4 cấp: cấp vùng; cấp tỉnh/thành phố; cấp quận/huyện và cấp xã/phường… tạo thành hệ thống có lợi thế khi thị trường hàng không Việt Nam mở cửa trong thời gian tới.
 
Top