Hai nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo một thiết bị có khả năng “hủy diệt” sự hưng phấn của những người nói quá nhiều hoặc quá to.
Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con người gần như không thể phát ngôn nếu những từ mà chúng ta nói dội lại tai của chúng ta trong khoảng thời gian nhỏ hơn một giây.
Từ kết quả nghiên cứu đó, Kazutaka Kurihara, một nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Nhật Bản, cùng giáo sư Koji Tsukada của Đại học Ochanomizu tại Tokyo, nảy ra ý tưởng chế tạo thiết bị ngăn chặn những “diễn giả” gây phiền toái cho người khác, Telegraph đưa tin.
SpeechJammer, tên của thiết bị, chứa một microphone hướng về phía người nói để ghi âm. Sau đó nó truyền âm thanh sang một loa để phát về phía người nói. Độ trễ thời gian từ lúc người nói phát ngôn tới khi âm thanh được phát lại là 0,2 giây.
“Thiết bị của chúng tôi có thể ngăn chặn hành vi phát ngôn của con người mà không gây nên bất kỳ phiền toái nào về mặt thể chất”, hai nhà sáng chế khẳng định.
Trong quá trình thử nghiệm thiết bị, Kurihara và Tsukada cũng phát hiện nhiều điều thú vị. Chẳng hạn, SpeechJammer hoạt động hiệu quả hơn đối với người nói to, chứ không phải người nói nhiều. Việc thay đổi thường xuyên độ trễ thời gian cũng khiến thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. SpeechJammer tỏ ra “bất lực” nếu người nói phát ngôn những âm thanh vô nghĩa, như "aaaargh”.
Kurihara and Tsukada chưa nghĩ tới khả năng biến thiết bị thành sản phẩm thương mại, song họ cho rằng nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống. Chẳng hạn, người ta có thể đặt SpeechJammer trong thư viện công cộng để duy trì sự im lặng, hay đặt nó trong phòng họp để rút ngắn thời gian của những người nói quá nhiều, nhờ đó những người nói ít có cơ hội đóng góp ý kiến. Theo hai nhà sáng chế, những người nói nhiều và nói to trong cuộc họp có thể vô tình tước đoạt cơ hội đóng góp ý kiến của những người khác, làm tăng mức độ căng thẳng hoặc nhàm chán trong cuộc họp.
Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con người gần như không thể phát ngôn nếu những từ mà chúng ta nói dội lại tai của chúng ta trong khoảng thời gian nhỏ hơn một giây.
Từ kết quả nghiên cứu đó, Kazutaka Kurihara, một nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Nhật Bản, cùng giáo sư Koji Tsukada của Đại học Ochanomizu tại Tokyo, nảy ra ý tưởng chế tạo thiết bị ngăn chặn những “diễn giả” gây phiền toái cho người khác, Telegraph đưa tin.
SpeechJammer, tên của thiết bị, chứa một microphone hướng về phía người nói để ghi âm. Sau đó nó truyền âm thanh sang một loa để phát về phía người nói. Độ trễ thời gian từ lúc người nói phát ngôn tới khi âm thanh được phát lại là 0,2 giây.
“Thiết bị của chúng tôi có thể ngăn chặn hành vi phát ngôn của con người mà không gây nên bất kỳ phiền toái nào về mặt thể chất”, hai nhà sáng chế khẳng định.
|
SpeechJammer có thể "chặn họng" những người nói chuyện trong thư viện công cộng. Ảnh: courriermail.com.au. |
Trong quá trình thử nghiệm thiết bị, Kurihara và Tsukada cũng phát hiện nhiều điều thú vị. Chẳng hạn, SpeechJammer hoạt động hiệu quả hơn đối với người nói to, chứ không phải người nói nhiều. Việc thay đổi thường xuyên độ trễ thời gian cũng khiến thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. SpeechJammer tỏ ra “bất lực” nếu người nói phát ngôn những âm thanh vô nghĩa, như "aaaargh”.
Kurihara and Tsukada chưa nghĩ tới khả năng biến thiết bị thành sản phẩm thương mại, song họ cho rằng nó có thể được sử dụng trong nhiều tình huống. Chẳng hạn, người ta có thể đặt SpeechJammer trong thư viện công cộng để duy trì sự im lặng, hay đặt nó trong phòng họp để rút ngắn thời gian của những người nói quá nhiều, nhờ đó những người nói ít có cơ hội đóng góp ý kiến. Theo hai nhà sáng chế, những người nói nhiều và nói to trong cuộc họp có thể vô tình tước đoạt cơ hội đóng góp ý kiến của những người khác, làm tăng mức độ căng thẳng hoặc nhàm chán trong cuộc họp.
Minh Long