Thiết lập tối ưu cho card đồ họa để chơi game, cách nâng cấp driver cạc màn hình, tối ưu hoá cạc màn hình, cạc đồ hoạ máy tính
Không cần phải sử dụng những phần mềm từ các hãng thứ 3, bạn hoàn toàn có thể “tăng lực” cho card màn hình bằng tiện ích mặc định đi kèm.
Ngày nay, ngành công nghiệp phần cứng nói chung và card xử lý đồ họa nói riêng đang giữ được một tốc độ phát triển nhanh chóng. Hàng loạt sản phẩm liên tục được cho ra mắt với tốc độ, hiệu năng ngày một nâng cao. Tuy nhiên, đi cùng với đó, các trò chơi điện tử hoặc ứng dụng cũng ngày một nặng hơn và có yêu cầu về đồ họa khắt khe hơn.
Nếu bạn đang sở hữu trong tay một “chiến binh” có thể chạy mọi trò chơi với tốc độ 60 khung hình/giây trở lên, bạn có thể sẽ không cần quan tâm đến bài viết này. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều chỉ sở hữu những chiếc card màn hình tầm trung. Và do đó, trước yêu cầu ngày một cao của các ứng dụng và game, chúng ta phải biết tìm cách thiết lập tối ưu nhất cho card đồ họa để có thể đạt được mục đích.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bước chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh và tốc độ xử lý của card màn hình. Sau đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập cho từng loại card đồ họa của Nvidia hoặc AMD bằng trình điều khiển đi kèm: Nvidia Control Panel và AMD/ATI Catalyst.
Sử dụng hệ thống thiết lập của Game
Đa phần các trò chơi điện tử ngày nay đều được trang bị một bộ công cụ tự động phát hiện loại card màn hình mà bạn đang xử dụng. Sau đó, hệ thống này sẽ tiến hành “đo” và đưa ra mức thiết lập cấu hình tối ưu nhất mà máy bạn có thể chọn. Bởi vậy, hãy sử dụng thiết lập của Game đầu tiên trước khi nghĩ đến việc tùy chỉnh trong trình điều khiển của card màn hình.
Ví dụ, nếu game cho phép bạn thiết lập khử răng cưa (Antialisaing), hãy điều chỉnh ngay trong game chứ không nên chỉnh ở bên ngoài Windows.
Chú ý đến thông số Texture Detail và Anisotropic Filtering đầu tiên
Mỗi khi phải thiết lập các thông số hình ảnh cho một trò chơi nào đó, yếu tố đầu tiên mà người dùng thường quan tâm là Antialiasing (khử răng cưa). Điều này là hợp lý khi Antialiasing sẽ loại bỏ những đa giác không cần thiết và làm hình ảnh mịn hn.
Thiết lập và không thiết lập Anisotropic Filtering.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nếu chỉ kích hoạt mỗi Antialiasing là không đủ nếu như một vài thông số khác (texture detail – độ chi tiết vật thể) vẫn được cài đặt ở mức thấp. Lúc này, hình ảnh sẽ xuất hiện ở độ phân giải thấp và trông vô cùng xấu xí mặc dù khử răng cưa đã được bật.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chú ý đến thông số Anisotropic Filtering (lọc bất đẳng hướng). Hiện nay, các card đồ họa đời mới đã hỗ trợ Anisotropic lên tận 16X. Theo lý thuyết, Anisotropic Filtering sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khung cảnh của trò chơi khi có nhiều đồ vật/ cảnh vật xuất hiện cùng lúc trên khung hình.
Tăng độ phân giải trước khi kích hoạt Antialiasing
Khử răng cưa ở độ phân giải thấp.
Đôi khi, việc “lạm dụng” khử răng cưa sẽ làm giảm độ chi tiết của những hình ảnh bạn nhìn thấy trong game. Lý do là vì Antialiasing thường có xu hướng làm “mềm” những gì bạn nhìn thấy. Bởi vậy, kích hoạt khử răng cưa ở độ phân giải thấp sẽ cho ra những hình ảnh vừa không chi tiết, vừa bị… làm mềm hơi “mờ mờ”.
Bởi vậy, nếu bạn đang chạy một trò chơi ở thiết lập 1440x900 và antialiasing, hãy tính đến việc tắt antialiasing và tăng độ phân giải lên 1680x1050 (nếu màn hình hỗ trợ). Lúc này, chất lượng hình ảnh cũng sẽ tương đương, nhưng bạn sẽ nhìn thấy nhiều chi tiết hơn.
Không nên tăng thông số Shadow Detail
Shadow Detail quá cao.
Khi đang chơi game, hiển nhiên là bạn đang ở một thế giới động. Bởi vậy, bạn rất khó có thể phân biệt được mức độ shadow detail (chi tiết bóng) trung bình hoặc cao. Do đó, thiết lập shadow detail ở mức cao chỉ khiến cho tốc độ xử lý của card đồ họa bị giảm xuống trong khi chất lượng hình ảnh nhận được không thực sự khác biệt. Do đó, CHỈ NÊN tăng Shadow Detail sau khi bạn đã thiết lập xong hết các thông số hình ảnh khác mà khung hình không bị tụt quá thậm tệ.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách thiết lập các loại card đồ họa Nvidia và AMD/ATI bằng trình điều khiển tương ứng của từng hãng.
Theo PLXH
Không cần phải sử dụng những phần mềm từ các hãng thứ 3, bạn hoàn toàn có thể “tăng lực” cho card màn hình bằng tiện ích mặc định đi kèm.
Ngày nay, ngành công nghiệp phần cứng nói chung và card xử lý đồ họa nói riêng đang giữ được một tốc độ phát triển nhanh chóng. Hàng loạt sản phẩm liên tục được cho ra mắt với tốc độ, hiệu năng ngày một nâng cao. Tuy nhiên, đi cùng với đó, các trò chơi điện tử hoặc ứng dụng cũng ngày một nặng hơn và có yêu cầu về đồ họa khắt khe hơn.
Nếu bạn đang sở hữu trong tay một “chiến binh” có thể chạy mọi trò chơi với tốc độ 60 khung hình/giây trở lên, bạn có thể sẽ không cần quan tâm đến bài viết này. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều chỉ sở hữu những chiếc card màn hình tầm trung. Và do đó, trước yêu cầu ngày một cao của các ứng dụng và game, chúng ta phải biết tìm cách thiết lập tối ưu nhất cho card đồ họa để có thể đạt được mục đích.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bước chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh và tốc độ xử lý của card màn hình. Sau đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập cho từng loại card đồ họa của Nvidia hoặc AMD bằng trình điều khiển đi kèm: Nvidia Control Panel và AMD/ATI Catalyst.
Sử dụng hệ thống thiết lập của Game
Đa phần các trò chơi điện tử ngày nay đều được trang bị một bộ công cụ tự động phát hiện loại card màn hình mà bạn đang xử dụng. Sau đó, hệ thống này sẽ tiến hành “đo” và đưa ra mức thiết lập cấu hình tối ưu nhất mà máy bạn có thể chọn. Bởi vậy, hãy sử dụng thiết lập của Game đầu tiên trước khi nghĩ đến việc tùy chỉnh trong trình điều khiển của card màn hình.
Ví dụ, nếu game cho phép bạn thiết lập khử răng cưa (Antialisaing), hãy điều chỉnh ngay trong game chứ không nên chỉnh ở bên ngoài Windows.
Chú ý đến thông số Texture Detail và Anisotropic Filtering đầu tiên
Mỗi khi phải thiết lập các thông số hình ảnh cho một trò chơi nào đó, yếu tố đầu tiên mà người dùng thường quan tâm là Antialiasing (khử răng cưa). Điều này là hợp lý khi Antialiasing sẽ loại bỏ những đa giác không cần thiết và làm hình ảnh mịn hn.
Thiết lập và không thiết lập Anisotropic Filtering.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chú ý đến thông số Anisotropic Filtering (lọc bất đẳng hướng). Hiện nay, các card đồ họa đời mới đã hỗ trợ Anisotropic lên tận 16X. Theo lý thuyết, Anisotropic Filtering sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khung cảnh của trò chơi khi có nhiều đồ vật/ cảnh vật xuất hiện cùng lúc trên khung hình.
Tăng độ phân giải trước khi kích hoạt Antialiasing
Khử răng cưa ở độ phân giải thấp.
Bởi vậy, nếu bạn đang chạy một trò chơi ở thiết lập 1440x900 và antialiasing, hãy tính đến việc tắt antialiasing và tăng độ phân giải lên 1680x1050 (nếu màn hình hỗ trợ). Lúc này, chất lượng hình ảnh cũng sẽ tương đương, nhưng bạn sẽ nhìn thấy nhiều chi tiết hơn.
Không nên tăng thông số Shadow Detail
Shadow Detail quá cao.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cách thiết lập các loại card đồ họa Nvidia và AMD/ATI bằng trình điều khiển tương ứng của từng hãng.
Theo PLXH