Chưa thật phổ biến nhưng các loại điện thoại Nhật Bản đang dần được giới chơi "dế" tại TP HCM đón nhận vì những tính năng độc đáo của nó.
Máy Nhật Bản xuất hiện tại thị trường Việt Nam được sản xuất bởi các hãng tên tuổi như Sharp, Fujitsu, Panasonic, Nec.. và được dùng cho các nhà mạng tại Nhật là Docomo, Softbank và Au. Điện thoại thường được chuyển về trong nước qua đường "xách tay".
Anh Đặng Minh Quân, chủ cửa hàng Đẹp Mê Ly chuyên về điện thoại Nhật, cho biết những người đam mê các dòng điện thoại này không phân biệt về tuổi tác, giới tính. Thương hiệu điện thoại từ xứ sở hoa anh đào được nhiều người chơi điện thoại chọn nhất là Sharp và Panasonic.
Điện thoại "phân thân" Fujitsu F-04B. Ảnh: Kiên Cường.
Thị trường Nhật Bản vốn khắt khe hàng đầu nên điện thoại tại đây ngoài chất lượng cao còn có nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo. Ví dụ như chiếc Docomo Fujitsu F-04B có khả năng "phân thân" làm hai mảnh mà vẫn hoạt động bình thường.
Hay sản phẩm Docomo Sharp SH-07B có thể hoạt động thoải mái trong thời tiết ẩm ướt, trời mưa, thậm chí có thể bỏ vào bể cá, hồ bơi và đem lên sử dụng tiếp mà không việc gì.
Sau khi bỏ vào hồ cá, khi lấy ra chiếc điện thoại Docomo Sharp SH-07B vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Kiên Cường.
Gần đây là điện thoại Softbank Sharp Galapagos 003SH cũng được nhiều người tìm mua vì có thể xem hình ảnh 3D ngay trên màn hình cảm ứng của máy mà không cần phải đeo kính.
Anh Thanh Huy, nhân viên văn phòng được người thân tặng một chiếc điện thoại Sharp từ năm 2005, chia sẻ: "So với các dòng điện thoại có mặt tại thị trường Việt Nam lúc đó thì hình ảnh, màu sắc của chiếc điện thoại này vượt trội hơn hẳn, không thua kém màn hình smartphone bây giờ là mấy. Tuy nhiên, do không sử dụng được mạng Việt Nam, tôi phải đem máy đi 'unlock' nên nhiều tính năng không dùng hết được".
Màn hình thường được thiết kế trượt ngang tiện lợi cho tính năng xem phim ảnh, lướt web. Ảnh: Kiên Cường.
Ở điện thoại Nhật Bản, nổi bật nhất là tính năng giải trí đa phương tiện (multimedia) nên chất lượng màn hình và camera, loa rất tốt. Ngoài ra màn hình thường được thiết kế có thể trượt ngang để người dùng có thể xem phim hay clip, lướt web một cách thoải mái.
Anh Minh Vũ, kỹ thuật viên máy tính, cho biết multimedia điện thoại Nhật Bản hỗ trợ rất tốt cho việc giải trí. Tuy nhiên, cũng còn một số bất tiện như nhiều máy không hỗ trợ định dạng file mp3 mà phải dùng m4a (aac).
Màn hình có thể xoay được nhiều hướng. Ảnh: Kiên Cường.
Một khó khăn khác là máy không hỗ trợ tiếng Việt mà phải dùng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Vả lại máy thường về Việt Nam qua đường "xách tay" nên khi bị hỏng tìm kiếm linh kiện thay thế không dễ và cũng "kén" thợ sữa chữa. Điện thoại sản xuất cho nhà mạng Nhật nên nhiều khi bị hiện tượng chập chờn, mất sóng khi liên lạc trong nước.
Hiện điện thoại đem về Việt Nam phải sử dụng sim ghép mới để dùng các mạng di động trong nước hay "unlock" bằng phần mềm. Mức giá cũng được nhiều người chấp nhận vì không quá cao, khoảng từ 2,5 cho đến hơn 13 triệu đồng.
Theo Vnexpress
Máy Nhật Bản xuất hiện tại thị trường Việt Nam được sản xuất bởi các hãng tên tuổi như Sharp, Fujitsu, Panasonic, Nec.. và được dùng cho các nhà mạng tại Nhật là Docomo, Softbank và Au. Điện thoại thường được chuyển về trong nước qua đường "xách tay".
Anh Đặng Minh Quân, chủ cửa hàng Đẹp Mê Ly chuyên về điện thoại Nhật, cho biết những người đam mê các dòng điện thoại này không phân biệt về tuổi tác, giới tính. Thương hiệu điện thoại từ xứ sở hoa anh đào được nhiều người chơi điện thoại chọn nhất là Sharp và Panasonic.
Thị trường Nhật Bản vốn khắt khe hàng đầu nên điện thoại tại đây ngoài chất lượng cao còn có nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo. Ví dụ như chiếc Docomo Fujitsu F-04B có khả năng "phân thân" làm hai mảnh mà vẫn hoạt động bình thường.
Hay sản phẩm Docomo Sharp SH-07B có thể hoạt động thoải mái trong thời tiết ẩm ướt, trời mưa, thậm chí có thể bỏ vào bể cá, hồ bơi và đem lên sử dụng tiếp mà không việc gì.
Gần đây là điện thoại Softbank Sharp Galapagos 003SH cũng được nhiều người tìm mua vì có thể xem hình ảnh 3D ngay trên màn hình cảm ứng của máy mà không cần phải đeo kính.
Anh Thanh Huy, nhân viên văn phòng được người thân tặng một chiếc điện thoại Sharp từ năm 2005, chia sẻ: "So với các dòng điện thoại có mặt tại thị trường Việt Nam lúc đó thì hình ảnh, màu sắc của chiếc điện thoại này vượt trội hơn hẳn, không thua kém màn hình smartphone bây giờ là mấy. Tuy nhiên, do không sử dụng được mạng Việt Nam, tôi phải đem máy đi 'unlock' nên nhiều tính năng không dùng hết được".
Ở điện thoại Nhật Bản, nổi bật nhất là tính năng giải trí đa phương tiện (multimedia) nên chất lượng màn hình và camera, loa rất tốt. Ngoài ra màn hình thường được thiết kế có thể trượt ngang để người dùng có thể xem phim hay clip, lướt web một cách thoải mái.
Anh Minh Vũ, kỹ thuật viên máy tính, cho biết multimedia điện thoại Nhật Bản hỗ trợ rất tốt cho việc giải trí. Tuy nhiên, cũng còn một số bất tiện như nhiều máy không hỗ trợ định dạng file mp3 mà phải dùng m4a (aac).
Một khó khăn khác là máy không hỗ trợ tiếng Việt mà phải dùng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Vả lại máy thường về Việt Nam qua đường "xách tay" nên khi bị hỏng tìm kiếm linh kiện thay thế không dễ và cũng "kén" thợ sữa chữa. Điện thoại sản xuất cho nhà mạng Nhật nên nhiều khi bị hiện tượng chập chờn, mất sóng khi liên lạc trong nước.
Hiện điện thoại đem về Việt Nam phải sử dụng sim ghép mới để dùng các mạng di động trong nước hay "unlock" bằng phần mềm. Mức giá cũng được nhiều người chấp nhận vì không quá cao, khoảng từ 2,5 cho đến hơn 13 triệu đồng.
Theo Vnexpress