(Dân trí) - Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates đã thông báo từ chức, giữa lúc có nhận định từ chính các quan chức chính phủ và lãnh đạo đối lập rằng nước này đang có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng chính trị có thể dẫn tới đổ vỡ chính phủ.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates
Ông Jose Socrates đưa ra quyết định trên hôm qua, ngay trước thềm Hội nghị cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu và không lâu sau khi Quốc hội Bồ Đào Nha không chấp thuận các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới nhất của chính quyền Đảng Xã hội cầm quyền của ông.
“Các đảng đối lập đã bác bỏ những biện pháp mà chính phủ đề xuất nhằm ngăn Bồ Đào Nha phải phụ thuộc vào cứu trợ bên ngoài. Đối lập đã tước các điều kiện quản lý của chính phủ, nên tôi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Anibal Cavaco Silva", ông Socrates nói trên truyền hình.
Đảng Xã hội là đảng cầm quyền, nhưng chỉ là thiểu số và chỉ có thể trông cậy vào sự ủng hộ của các thành viên trong quốc hội Bồ Đào Nha.
Một ngày trước đó, báo chí Anh dẫn lời một số quan chức chính phủ và lãnh đạo đảng đối lập ở Bồ Đào Nha nói chương trình cải cách chi tiêu ngân sách do chính phủ của Đảng Xã hội trình lên Quốc hội để thông qua vào ngày 23/3 gần như chắc chắn sẽ không được chấp nhận, đẩy Thủ tướng José Sócrates đến nguy cơ từ chức. Các đảng đối lập khẳng định không ủng hộ kế hoạch này.
Những quan chức trên nhận định Bồ Đào Nha đang có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng chính trị có thể dẫn tới đổ vỡ chính phủ. Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos thậm chí còn cảnh báo một cuộc khủng hoảng chính phủ nhiều nguy cơ sẽ đẩy nước này đến gần hơn tới chỗ phải cầu viện Liên minh Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ra tay trợ giúp để tránh khủng hoảng tài chính.
Hôm 19/3, hàng chục nghìn người thuộc các nghiệp đoàn đã tổ chức cuộc tuần hành ở Lixbon để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha hiện có tỷ lệ thất nghiệp là 11,2% và được coi là có nguy cơ cần trợ giúp tài chính như Hy Lạp và Ireland do chi phí vay mượn cao.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates
“Các đảng đối lập đã bác bỏ những biện pháp mà chính phủ đề xuất nhằm ngăn Bồ Đào Nha phải phụ thuộc vào cứu trợ bên ngoài. Đối lập đã tước các điều kiện quản lý của chính phủ, nên tôi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Anibal Cavaco Silva", ông Socrates nói trên truyền hình.
Đảng Xã hội là đảng cầm quyền, nhưng chỉ là thiểu số và chỉ có thể trông cậy vào sự ủng hộ của các thành viên trong quốc hội Bồ Đào Nha.
Một ngày trước đó, báo chí Anh dẫn lời một số quan chức chính phủ và lãnh đạo đảng đối lập ở Bồ Đào Nha nói chương trình cải cách chi tiêu ngân sách do chính phủ của Đảng Xã hội trình lên Quốc hội để thông qua vào ngày 23/3 gần như chắc chắn sẽ không được chấp nhận, đẩy Thủ tướng José Sócrates đến nguy cơ từ chức. Các đảng đối lập khẳng định không ủng hộ kế hoạch này.
Những quan chức trên nhận định Bồ Đào Nha đang có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng chính trị có thể dẫn tới đổ vỡ chính phủ. Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos thậm chí còn cảnh báo một cuộc khủng hoảng chính phủ nhiều nguy cơ sẽ đẩy nước này đến gần hơn tới chỗ phải cầu viện Liên minh Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ra tay trợ giúp để tránh khủng hoảng tài chính.
Hôm 19/3, hàng chục nghìn người thuộc các nghiệp đoàn đã tổ chức cuộc tuần hành ở Lixbon để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha hiện có tỷ lệ thất nghiệp là 11,2% và được coi là có nguy cơ cần trợ giúp tài chính như Hy Lạp và Ireland do chi phí vay mượn cao.
V