Tìm hiểu những Biểu Tượng Noel


VÒNG LÁ MÙA VỌNG:

15122010giangsinh_1.jpg


Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỉ XVI để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. Bốn cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng - tượng trưng cho sự Sám Hối, và một cây màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

THIỆP GIÁNG SINH:


15122010giangsinh_2.jpg



Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Calcott Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

QUÀ GIÁNG SINH:


15122010giangsinh_3.jpg



Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethelehemtrong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Chúa Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

NGÔI SAO GIÁNG SINH:


15122010giangsinh_4.jpg



Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.

CÂY TẦM GỬI VÀ CÂY ÔRÔ (CÂY NHỰA RUỒI)


15122010giangsinh_5.jpg



Hai trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Đông đến. Họ thường dùng nó để trang trí trong ngôi nhà của mình. Họ tin rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật.
Những người dân ở đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hoà thuận. Họ còn đồng nhất cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.
Lúc đầu nhà thờ cắm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vào đó, cha đạo đề nghị dùng cây ô-rô (Cây nhựa ruồi) làm loại cây dùng cho lễ Giáng Sinh.
Ý nghĩa của vòng tầm gủi và vòng ô rô: tượng trưng cho mão gai của Chúa Giê-xu. Hạt ô rô màu đỏ giống như máu của Ngài.

CÂY GẬY KẸO:


15122010giangsinh_6.jpg



Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Jesus. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Ba sọc đỏ nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa Jesus đã phải chịu trước khi Ngài chết trên thập tự giá. Ba sọc đỏ còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh Thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy nó sẽ trở thành chữ J là chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus. Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

BÁNH BÛCHE DE NOËL:


15122010giangsinh_7.jpg



Bánh Bûche de Noël là một loại bánh theo truyền thống kiểu Pháp được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh. Chiếc bánh này thường được chuẩn bị và trang hoàng như là một khúc củi dùng để đốt trong lò sưởi. Chiếc bánh bûche truyền thống được làm từ bánh nướng xốp, cuộn lại thành hình trụ tròn sau đó được phù kem bề mặt và xung quanh. Thông dụng nhất là loại bánh nướng vàng, phủ kem sô-cô-la. Bánh Bûche thường được dùng bằng cách cắt lát như là cưa từng khúc cây vậy. Những chiếc bánh Bûche ngày nay được trang hoàng bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.

Có một tục lệ trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện. Trong một vài gia đình, người con gái trẻ trong gia đình sẽ nhóm lửa đốt khúc cây bằng một ít gỗ vụn mà họ đã chuẩn bị và cất giữ từ năm trước. Ở một số gia đình khác thì người mẹ được ưu tiên thực hiện động tác này. Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.

Từ thế kỷ 12 tục lệ này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia tại Châu âu, đặc biệt tại Pháp và Italia. Tục lệ này vẫn còn được duy trì ở Quebec như trước đây cho đến những năm cuối thế kỷ 19. Sau đó nó dần biến mất đi khi những lò sưởi đá lớn được thay thế bởi những lò sưởi hiện đại bằng kim loại. Những khúc cây lớn được thay thế bởi những khúc cây nhỏ hơn, được trang trí xung quanh bằng những ngọn nến và cây cỏ, đặt giữa bàn như là một vật trang trí.

Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt.

QUÀ TẶNG TRONG NHỮNG CHIẾC BÍT TẤT:

15122010giangsinh_8.jpg



Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

HANG ĐÁ:


15122010giangsinh_9.jpg



Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Theo tập tục bên Đông phương: máng cỏ, nôi Chúa nằm lúc sinh ra, được làm bằng đá có hình thể trông giống như một quan tài. Và hài nhi Giêsu được quấn khăn tã đặt nằm trong đó như xác một người qua đời.

Hình ảnh này muốn diễn tả Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá và lúc qua đời cũng được mai táng trong mồ đá. Trong hang đá sự sống đã khởi đầu khi Chúa Giêsu sinh ra làm người và cũng trong mồ đá Chúa Giêsu đã sống lại, khởi đầu một đời sống mới. Đời sống cứu độ.

Nghệ thuật cùng tập tục bên phương Tây xây dựng hang đá máng cỏ như một bàn thờ. Hình ảnh này muốn diễn tả lễ tế Tạ ơn, Bí tích Thánh Thể. Bethlehem có nghĩa là "nhà làm bánh mì“. Khi cử hành Bí tích Thánh thể là tưởng nhớ lại sự sinh ra làm người của Chúa khi xưa trong hang đá ngoài cánh đồng Bethlehem. Và trong mỗi Thánh lễ chúng ta cùng tiếp nhận Tấm Bánh Thánh thể từ trời cao, ngày xưa đã sinh xuống trên đồng Bethlehem "ngôi nhà làm bánh mì“, là lương thực cho niềm tin vào Chúa.

Hang đá máng cỏ vì thế không nhất thiết phải bằng đá thiên nhiên, nhưng đa số làm bằng gỗ. Trong đó Chúa Giêsu được đặt nằm trên rơm cỏ, có đàn súc vật bò lừa ngồi nằm thở hơi ấm chung quanh. Hình ảnh này nói lên sự khó nghèo, khiêm hạ của Chúa.

Thánh Phanxicô thành Assisi năm 1223 ở vùng Walde von Grecco đã cùng với các anh em Dòng của ngài dựng làm ra hang đá Chúa giáng sinh đầu tiên dựa theo những lời thuật lại trong phúc âm về đêm Chúa sinh ra năm xưa và theo kiểu ru con trong một chiếc nôi.

Nhạc điệu và nôi ru con là một hình thái rất phổ thông được qúy trọng trong dân gian. Và từ thế kỷ 14 xuất hiện nhiều kiểu hang đá Chúa giáng sinh theo hình thức này. Hài nhi Giêsu được đặt trong một máng như một nôi cho em bé nằm, trong đó có lót cỏ rơm khô cho êm ấm, có Mẹ Maria và Thánh Giuse đứng bên cạnh. Chung quanh là các thú vật bò, lừa, cừu, các mục đồng đến thăm viếng trò truyện, trên cao chỗ tường vách có Thiên Thần bay lượn ca hát.

Hình ảnh này thật đẹp, thơ mộng và mang tính trẻ thơ hoang đường. Nhưng nó gợi lên tâm tình đầm ấm trong một mái nhà, tuy nghèo hèn đơn sơ, nhưng là quê hương tổ ấm cho con người.

Rơm cỏ lót cho Hài nhi nằm êm ấm trong máng cỏ cũng là sứ điệp nhắn gửi: Hang đá máng cỏ do con người chế biến làm ra và tâm hồn con người cũng có thể là nơi Chúa Giêsu sinh ra. Khi ta sống bác ái tình người, khi làm việc thiện hảo tốt lành cho người đồng loại.

Ngày nay, người dựng hang đá máng cỏ Chúa giáng sinh phần nào theo truyền thống hang đá Thánh Phanxicô Khó Khăn đã nghĩ làm ra.Nhưng vật liệu xây dựng khác nhau hoặc bằng gỗ, hoặc bằng giấy rồi sơn phết mầu xám của đá. Ngoài những bộ tượng giáng sinh đặt trong đó, đèn điện cũng được chăng mắc thêm vào tùy theo văn hóa, thẩm mỹ cùng lòng cung kính đạo đức của từng dân tộc thời đại.

NẾN GIÁNG SINH:


15122010giangsinh_10.jpg



Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhang nhờ ánh đèn nến nới cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Ánh sáng của những ngọn nến có ý nghĩa là thắp sáng lên (light up) niềm hi vọng (hope), hòa bình (peace), tình yêu (love) và niềm vui (hapiness), chúng luôn soi sáng dẫn đường cho chúng ta bước qua những ngày u tối (show the pathway to safety).
Trong các buổi lễ Giáng Sinh, sẽ có 4 ngọn nến được thắp lên:
The Candle of Hope (Ngọn nến của Hi vọng)
The Candle of Peace (Ngọn nến của Hòa bình)
The Candle of Love (Ngọn nến của Tình yêu)
The Candle of Joy (Ngọn nến của Niềm Vui)
Và ngọn nến thứ 5 tượng trưng cho ngày sinh của Chúa.

BỮA ĂN REVEILLON:


15122010giangsinh_11.jpg



Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colombo du nhập từ Mexico.

(Nguồn: daminhvn.net)

 
Top