Tham khảo
Trust is an Action, Not a State of Mind
Published on March 17, 2013 by Kevin D. Arnold, Ph.D., ABPP in The Older Dad
Sự tin tưởng là gì
John Gottman, trong cuốn sách mới của ông “The Science of Trust”, ông đã thay đổi cách mà hầu hết chúng ta nghĩ về sự tin tưởng. Hầu hết chúng ta tin rằng sự tin tưởng là 1 niềm tin, 1 quan điểm. Nhưng Gottman định nghĩa lại về sự tin tưởng như là 1 hành động, không phải những gì bạn hoặc tôi làm, mà là những gì đối tác của chúng ta làm. Gottman phát hiện thấy chúng ta tin tưởng vì những việc đối tác của chúng ta làm.
Hiện nay khoa học nói với chúng ta rằng sự tin tưởng phát triển từ việc mỗi người chúng ta đối xử với đối tác của chúng ta như thế nào. Trong mỗi tình huống, khi những nhu cầu của chúng ta cạnh tranh với những nhu cầu của đối tác của chúng ta, bất kể chúng lớn hay bé, mỗi người chúng ta lựa chọn hành động vì lợi ích của chúng ta hoặc vì lợi ích của đối tác của chúng ta. Sự tin tưởng xuất hiện từ lựa chọn quan tâm đến đối tác trước những nhu cầu của bản thân chúng ta.
Ví dụ, bạn trở về nhà sau 1 ngày căng thẳng và muốn kết nối. Nhưng đối tác của bạn cũng có 1 ngày khó khăn ngang bạn. Bạn nói “Em đã có 1 ngày thật căng thẳng.” Bằng cách nói đó, bạn cố gắng để lấy được sự chú ý và quan tâm của đối tác. Sự tin tưởng được xây dựng khi đối tác của bạn quyết định chấp nhận những nhu cầu của bạn trước những nhu cầu của anh í. Bạn có thể nghe anh í nói “Anh cũng vậy, nhưng kể cho anh nghe những gì đã xảy ra với em. Em có vẻ rất căng thẳng.” Khi điều này xảy ra nhiều lần, 2 bạn đã đặt nhu cầu của đối tác lên trước nhu cầu của bản thân, sự tin tưởng được xây dựng.
Câu hỏi mà tất cả chúng ta đều hỏi
Gottman trình bày câu hỏi then chốt mà tất cả chúng ta đều hỏi đối tác: “Bạn có sẵn sàng để giúp đỡ và hỗ trợ tôi?” Câu hỏi này chạm vào tất cả khía cạnh của mối quan hệ của chúng ta. Câu hỏi này là cơ sở cho những gì chúng ta dùng để định nghĩa sự tin tưởng, hoàn toàn và vô thức.
Làm thế nào mà sự nghi ngờ phát triển rất nhanh
Sự nghi ngờ có thể tồn tại cùng với sự tin tưởng và nghiên cứu của Gottman cho thấy thường thì cả 2 cùng tồn tại ở những cặp đôi trẻ tuổi. Sự nghi ngờ không phải là mặt đối lập của sự tin tưởng mà nó là kẻ thù của sự tin tưởng. Sự nghi ngờ cũng là 1 hành động – 1 hành động rất khác với tin tưởng. Khi chúng ta hành động 1 cách ích kỷ, làm tổn hại đến những lợi ích của đối tác thì sự nghi ngờ xuất hiện.
Hậu quả của sự nghi ngờ
Sự nghi ngờ tạo ra sự xung đột liên tục. Các cặp đôi phát hiện thấy họ dễ dàng tranh cãi và những cuộc tranh cãi được đặc trưng bởi sự tiêu cực và khó tính. Những cuộc tranh cãi gần như là không thể cho qua, và có 1 lực hấp dẫn đối với cả 2 người. Khi những xung đột leo thang, sự cô lập tiếp tục phát triển cùng với sự nghi ngờ lớn hơn và lớn hơn.
Sau 1 thời gian, các cặp đôi ở trong khuôn mẫu tiêu cực bắt đầu nhìn về nhau 1 cách khác biệt. Họ bắt đầu viết lại lịch sử của mối quan hệ thành 1 câu chuyện tiêu cực. Và họ nhìn về nhau 1 cách tiêu cực. Khi câu chuyện đạt đến giai đoạn tiêu cực và thường xuyên thì dẫn đến ly dị.
Các bạn vẫn tin tưởng nhau?
Câu hỏi về sự tin tưởng là câu hỏi cực kì quan trọng – có lẽ là câu hỏi quan trọng hàng đầu trong danh sách những câu hỏi về 1 cặp đôi. Hãy hỏi bản thân bạn, liệu đối tác có sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bạn khi bạn cần anh/cô í không. Nếu câu trả lời không phải là “có”, thì sự tin tưởng đã bắt đầu xói mòn. Hỏi bản thân bạn, liệu đối tác sẽ lợi dụng bạn khi họ muốn thỏa mãn những nhu cầu của riêng họ. Nếu câu trả lời là “có”, sự nghi ngờ đã được thiết lập. Kể với bản thân câu chuyện của mối quan hệ. Bạn có thấy cả 2 bạn viết lại những gì đã xảy ra thành những ngôn ngữ tiêu cực không? Nếu có, hôn nhân của bạn có thể đang gặp vấn đề.
Nguồn: Psychologytoday
Trust is an Action, Not a State of Mind
Published on March 17, 2013 by Kevin D. Arnold, Ph.D., ABPP in The Older Dad
Sự tin tưởng là gì
John Gottman, trong cuốn sách mới của ông “The Science of Trust”, ông đã thay đổi cách mà hầu hết chúng ta nghĩ về sự tin tưởng. Hầu hết chúng ta tin rằng sự tin tưởng là 1 niềm tin, 1 quan điểm. Nhưng Gottman định nghĩa lại về sự tin tưởng như là 1 hành động, không phải những gì bạn hoặc tôi làm, mà là những gì đối tác của chúng ta làm. Gottman phát hiện thấy chúng ta tin tưởng vì những việc đối tác của chúng ta làm.
Hiện nay khoa học nói với chúng ta rằng sự tin tưởng phát triển từ việc mỗi người chúng ta đối xử với đối tác của chúng ta như thế nào. Trong mỗi tình huống, khi những nhu cầu của chúng ta cạnh tranh với những nhu cầu của đối tác của chúng ta, bất kể chúng lớn hay bé, mỗi người chúng ta lựa chọn hành động vì lợi ích của chúng ta hoặc vì lợi ích của đối tác của chúng ta. Sự tin tưởng xuất hiện từ lựa chọn quan tâm đến đối tác trước những nhu cầu của bản thân chúng ta.
Ví dụ, bạn trở về nhà sau 1 ngày căng thẳng và muốn kết nối. Nhưng đối tác của bạn cũng có 1 ngày khó khăn ngang bạn. Bạn nói “Em đã có 1 ngày thật căng thẳng.” Bằng cách nói đó, bạn cố gắng để lấy được sự chú ý và quan tâm của đối tác. Sự tin tưởng được xây dựng khi đối tác của bạn quyết định chấp nhận những nhu cầu của bạn trước những nhu cầu của anh í. Bạn có thể nghe anh í nói “Anh cũng vậy, nhưng kể cho anh nghe những gì đã xảy ra với em. Em có vẻ rất căng thẳng.” Khi điều này xảy ra nhiều lần, 2 bạn đã đặt nhu cầu của đối tác lên trước nhu cầu của bản thân, sự tin tưởng được xây dựng.
Câu hỏi mà tất cả chúng ta đều hỏi
Gottman trình bày câu hỏi then chốt mà tất cả chúng ta đều hỏi đối tác: “Bạn có sẵn sàng để giúp đỡ và hỗ trợ tôi?” Câu hỏi này chạm vào tất cả khía cạnh của mối quan hệ của chúng ta. Câu hỏi này là cơ sở cho những gì chúng ta dùng để định nghĩa sự tin tưởng, hoàn toàn và vô thức.
Làm thế nào mà sự nghi ngờ phát triển rất nhanh
Sự nghi ngờ có thể tồn tại cùng với sự tin tưởng và nghiên cứu của Gottman cho thấy thường thì cả 2 cùng tồn tại ở những cặp đôi trẻ tuổi. Sự nghi ngờ không phải là mặt đối lập của sự tin tưởng mà nó là kẻ thù của sự tin tưởng. Sự nghi ngờ cũng là 1 hành động – 1 hành động rất khác với tin tưởng. Khi chúng ta hành động 1 cách ích kỷ, làm tổn hại đến những lợi ích của đối tác thì sự nghi ngờ xuất hiện.
Hậu quả của sự nghi ngờ
Sự nghi ngờ tạo ra sự xung đột liên tục. Các cặp đôi phát hiện thấy họ dễ dàng tranh cãi và những cuộc tranh cãi được đặc trưng bởi sự tiêu cực và khó tính. Những cuộc tranh cãi gần như là không thể cho qua, và có 1 lực hấp dẫn đối với cả 2 người. Khi những xung đột leo thang, sự cô lập tiếp tục phát triển cùng với sự nghi ngờ lớn hơn và lớn hơn.
Sau 1 thời gian, các cặp đôi ở trong khuôn mẫu tiêu cực bắt đầu nhìn về nhau 1 cách khác biệt. Họ bắt đầu viết lại lịch sử của mối quan hệ thành 1 câu chuyện tiêu cực. Và họ nhìn về nhau 1 cách tiêu cực. Khi câu chuyện đạt đến giai đoạn tiêu cực và thường xuyên thì dẫn đến ly dị.
Các bạn vẫn tin tưởng nhau?
Câu hỏi về sự tin tưởng là câu hỏi cực kì quan trọng – có lẽ là câu hỏi quan trọng hàng đầu trong danh sách những câu hỏi về 1 cặp đôi. Hãy hỏi bản thân bạn, liệu đối tác có sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bạn khi bạn cần anh/cô í không. Nếu câu trả lời không phải là “có”, thì sự tin tưởng đã bắt đầu xói mòn. Hỏi bản thân bạn, liệu đối tác sẽ lợi dụng bạn khi họ muốn thỏa mãn những nhu cầu của riêng họ. Nếu câu trả lời là “có”, sự nghi ngờ đã được thiết lập. Kể với bản thân câu chuyện của mối quan hệ. Bạn có thấy cả 2 bạn viết lại những gì đã xảy ra thành những ngôn ngữ tiêu cực không? Nếu có, hôn nhân của bạn có thể đang gặp vấn đề.
Nguồn: Psychologytoday