Đề bài chi tiết: Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua "Vợ nhặt" (Kim Lân)
"Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" cũng được thể hiện trong những phát hiện sâu sắc của Kim Lân về thân phận và những khát vọng của người lao động trong nạn đói kinh hoàng năm 1945.
Điều gì làm nên sức sống của một tác phẩm văn học theo thời gian? Có nhiều yếu tố làm nên sự thành công của một tác phẩm, song bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng không thể thiếu được giá trị nhân đạo sâu sắc. Bản chất của văn học là phản ánh đời sống và con người chính là tâm điểm. Dù là đặt văn học trong thời đại nào, thì sứ mệnh muôn đời của nó vẫn là kiếm tìm khám phá và nâng niu những vẻ đẹp và khao khát chính đáng của con người. "Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Có ý kiến đã cho rằng như thế, quả thật, truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân là một mình chứng tiêu hiểu cho nhận định trên. Bằng sự thấu hiểu sâu sắc của mình, Kim Lân đã đồng cảm, xót xa và trân trọng những khát vọng của những con người bị đẩy đến cảnh khốn cùng của xã hội việt nam trong nạn đói 1945. Dưới đây là bài viết phân tích nhận định trên thông qua việc tìm hiểu cảm nhận giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
BÀI VĂN MẪU LÀM SÁNG TỎ Ý KIẾN "TINH THẦN NHÂN ĐẠO CỦA NHÀ VĂN KHÔNG NẰM NGOÀI NHỮNG PHÁT HIỆN SÂU SẮC MỚI MẺ VỀ CON NGƯỜI VÀ CUỐC SỐNG" QUA TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT - KIM LÂN
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng trỗi dậy ở họ. Có ý kiến cho rằng "Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Bằng việc tìm hiểu những thông điệp được Kim Lân gửi gắm truyện ngắn "Vợ nhặt", ta sẽ hiểu được sâu sắc hơn giá trị của nhận định trên.
Trước hết giá trị nhân đạo của thiên truyện nằm ở niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945. Bối cảnh chính của truyện "vợ nhặt" diễn ra ở một xóm ngụ cư, ở đó cái đói đang hành hạ mọi người, cái đói thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật. Con đường từ trong xóm chợ vào trong bến thì "khẳng khiu", cái thứ ánh sáng đầu tiên hắt vào truyện là thứ ánh sáng nhập nhoạng mù mờ, không ra ánh sáng mà cũng không ra tối hẳn của buổi chiều tà "chạng vạng". Trên con đường và thứ ánh sáng leo lét ấy hiện lên vật vờ ủ rũ những bóng người đói "xanh xám như những bóng ma". Người sống nằm ngổn ngang khắp lều chợ, ngay cạnh là những "cái thây nằm còng queo bên đường". Trên ngọn cây là hình ảnh bầy quạ "cứ gào lên từng hồi thê thiết", văng vẳng bên tai là tiếng trống thúc thuế dồn dập, những đứa trẻ thì ngồi ở xó đường, không buồn nhúc nhích...một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết với cái không khí "vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người".
Không chỉ dừng lại ở niềm thương xót mà tinh thần nhân đạo của truyện ngắn còn thể hiện ở sự trân trọng khát khao hạnh phúc, khát vọng sống của con người, trước hết là Tràng. Khi nhặt được vợ về Tràng không phải không biết "chợn", "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng". Nhưng rồi anh ta "tặc lưỡi": "Chậc, kệ!". Sau tiếng đó mọi sự đùa cợt lập tức khép lại nhường chỗ cho sự nghiêm trang và anh ta đã được đền bù: "Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề [...], một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng". Cuộc đời cùng khốn đến mức việc mua có hai hào dầu cũng là cái gì đó hoang phí lắm "hai hào đấy, đắt quá", "vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào". Hôm nay là một ngày khác hẳn, một sự kiện của đời Tràng, ngày Tràng có vợ và nhà cần phải sáng. Không chỉ ở Tràng, ta còn thấy sức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về danh dự để theo không Tràng. Như vậy hoàn cảnh bi đát một mặt đẩy con người vào chỗ quên cả danh dự để tồn tại, mặt khác nó lại làm bộc lộ lòng ham sống mãnh liệt của những con người ở dưới đáy xã hội như thị. Tất cả mọi người đều có ý thức vun đắp cho cuộc sống mới. Ngẫm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ ta còn thấy hóa ra chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hy vọng, đến ngày mai nhiều hơn tất cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo, truyện "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà"... "Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng" hình như ai nấy đều nghĩ rằng "thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn". Qua tác phẩm ta còn thấy niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật được thể hiện qua hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới vấn vương trong tâm trí Tràng.
Điểm mới mẻ trong giá trị nhân đạo của truyện có được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào khả năng tự giải phóng của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo. Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con, đó là hành động rất bình thường nhưng nó thể hiện tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng. Còn về người "vợ nhặt" thì đã có sự biến đổi về tính cách, trước khi về làm vợ Tràng, thị hiện lên với một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói "có khối cơm trắng mấy giò đấy", lần thứ hai gặp Tràng thị sưng sỉa nói: "Điêu! Người thế mà điêu"... Nhưng người đàn bà ấy sau khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa.... Còn về bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới "có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ", bà ân cần trong cách hành động với con dâu "con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân". Bà luôn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình "chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi...còn mình thì", trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà luôn cố tạo niềm vui cho gia đình giữa cảnh sống thê thảm. Người mẹ ấy sống vì con và tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con. Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Trong bữa cơm ngày đói đầy thảm hại, khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo chát đắng nghẹn nơi cổ, bên ngoài tiếng thúc thuế vang lên dồn dập thì bà cụ Tứ đã cố gắng động viên để các con có thêm động lực và lạc quan hơn. Người vợ nhặt đã kể về phong trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến. Câu chuyện của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai. Trong suy nghĩ của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Câu chuyện bỏ ngỏ ở những suy nghĩ của nhân vật Tràng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Rất có thể đó là những hình ảnh dự báo tương lai của anh Tràng, rằng một ngày nào đó anh Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Hình ảnh lá cờ đỏ gắn với những ước mơ, đó là những dấu hiệu về một tương lai tươi sáng với sự thắng thế của cách mạng. Hình ảnh cuối tác phẩm còn tạo kết thúc mở cho tác phẩm, tạo cơ sở cho những liên tưởng của người đọc về con đường mà anh Tràng và những con người cùng khổ sẽ đi.
Rõ ràng, ta đã thấy được tấm lòng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân, ông đã gợi mở cho những nhân vật của mình con đường đi theo cách mạng, đó là con đường đúng đắn giúp con người vượt thoát khỏi những đau khổ, u ám của hiện tại.
-M-vfo.vn
"Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Vợ nhặt" cũng được thể hiện trong những phát hiện sâu sắc của Kim Lân về thân phận và những khát vọng của người lao động trong nạn đói kinh hoàng năm 1945.
Điều gì làm nên sức sống của một tác phẩm văn học theo thời gian? Có nhiều yếu tố làm nên sự thành công của một tác phẩm, song bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng không thể thiếu được giá trị nhân đạo sâu sắc. Bản chất của văn học là phản ánh đời sống và con người chính là tâm điểm. Dù là đặt văn học trong thời đại nào, thì sứ mệnh muôn đời của nó vẫn là kiếm tìm khám phá và nâng niu những vẻ đẹp và khao khát chính đáng của con người. "Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Có ý kiến đã cho rằng như thế, quả thật, truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân là một mình chứng tiêu hiểu cho nhận định trên. Bằng sự thấu hiểu sâu sắc của mình, Kim Lân đã đồng cảm, xót xa và trân trọng những khát vọng của những con người bị đẩy đến cảnh khốn cùng của xã hội việt nam trong nạn đói 1945. Dưới đây là bài viết phân tích nhận định trên thông qua việc tìm hiểu cảm nhận giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng trỗi dậy ở họ. Có ý kiến cho rằng "Tinh thần nhân đạo của nhà văn không nằm ngoài những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về con người và cuộc sống". Bằng việc tìm hiểu những thông điệp được Kim Lân gửi gắm truyện ngắn "Vợ nhặt", ta sẽ hiểu được sâu sắc hơn giá trị của nhận định trên.
Trước hết giá trị nhân đạo của thiên truyện nằm ở niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945. Bối cảnh chính của truyện "vợ nhặt" diễn ra ở một xóm ngụ cư, ở đó cái đói đang hành hạ mọi người, cái đói thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật. Con đường từ trong xóm chợ vào trong bến thì "khẳng khiu", cái thứ ánh sáng đầu tiên hắt vào truyện là thứ ánh sáng nhập nhoạng mù mờ, không ra ánh sáng mà cũng không ra tối hẳn của buổi chiều tà "chạng vạng". Trên con đường và thứ ánh sáng leo lét ấy hiện lên vật vờ ủ rũ những bóng người đói "xanh xám như những bóng ma". Người sống nằm ngổn ngang khắp lều chợ, ngay cạnh là những "cái thây nằm còng queo bên đường". Trên ngọn cây là hình ảnh bầy quạ "cứ gào lên từng hồi thê thiết", văng vẳng bên tai là tiếng trống thúc thuế dồn dập, những đứa trẻ thì ngồi ở xó đường, không buồn nhúc nhích...một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết với cái không khí "vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người".
Không chỉ dừng lại ở niềm thương xót mà tinh thần nhân đạo của truyện ngắn còn thể hiện ở sự trân trọng khát khao hạnh phúc, khát vọng sống của con người, trước hết là Tràng. Khi nhặt được vợ về Tràng không phải không biết "chợn", "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng". Nhưng rồi anh ta "tặc lưỡi": "Chậc, kệ!". Sau tiếng đó mọi sự đùa cợt lập tức khép lại nhường chỗ cho sự nghiêm trang và anh ta đã được đền bù: "Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề [...], một cái gì đó mới mẻ, lạ lẫm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng". Cuộc đời cùng khốn đến mức việc mua có hai hào dầu cũng là cái gì đó hoang phí lắm "hai hào đấy, đắt quá", "vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào". Hôm nay là một ngày khác hẳn, một sự kiện của đời Tràng, ngày Tràng có vợ và nhà cần phải sáng. Không chỉ ở Tràng, ta còn thấy sức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua ý thức về danh dự để theo không Tràng. Như vậy hoàn cảnh bi đát một mặt đẩy con người vào chỗ quên cả danh dự để tồn tại, mặt khác nó lại làm bộc lộ lòng ham sống mãnh liệt của những con người ở dưới đáy xã hội như thị. Tất cả mọi người đều có ý thức vun đắp cho cuộc sống mới. Ngẫm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ ta còn thấy hóa ra chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến hy vọng, đến ngày mai nhiều hơn tất cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo, truyện "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà"... "Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng" hình như ai nấy đều nghĩ rằng "thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn". Qua tác phẩm ta còn thấy niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật được thể hiện qua hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới vấn vương trong tâm trí Tràng.
Điểm mới mẻ trong giá trị nhân đạo của truyện có được thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào khả năng tự giải phóng của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng cái đẹp tiềm ẩn bên trong của Tràng đó là sự cảm thông, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo. Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con, đó là hành động rất bình thường nhưng nó thể hiện tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng. Còn về người "vợ nhặt" thì đã có sự biến đổi về tính cách, trước khi về làm vợ Tràng, thị hiện lên với một vẻ chao chát, chỏng lỏn. Trước câu hò của Tràng thị cong cớn nói "có khối cơm trắng mấy giò đấy", lần thứ hai gặp Tràng thị sưng sỉa nói: "Điêu! Người thế mà điêu"... Nhưng người đàn bà ấy sau khi về làm vợ Tràng đã thay đổi, vẻ chao chát chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu đúng mực, sự ý tứ trong cách cư xử: Thị đi theo Tràng với dáng điệu đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tang, nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt, khi về đến nhà thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường. Sáng hôm sau dậy từ sớm quét dọn nhà cửa.... Còn về bà cụ Tứ, bà thương con hết mực, cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mới "có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ", bà ân cần trong cách hành động với con dâu "con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân". Bà luôn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình "chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi...còn mình thì", trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà luôn cố tạo niềm vui cho gia đình giữa cảnh sống thê thảm. Người mẹ ấy sống vì con và tìm thấy ý nghĩa của đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con. Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Trong bữa cơm ngày đói đầy thảm hại, khi không khí bữa ăn trầm lại vì miếng cháo chát đắng nghẹn nơi cổ, bên ngoài tiếng thúc thuế vang lên dồn dập thì bà cụ Tứ đã cố gắng động viên để các con có thêm động lực và lạc quan hơn. Người vợ nhặt đã kể về phong trào phá kho thóc Nhật mà mình từng được chứng kiến. Câu chuyện của người vợ nhặt đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong suy nghĩ và thôi thúc hành động của nhân vật Tràng trong tương lai. Trong suy nghĩ của Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Câu chuyện bỏ ngỏ ở những suy nghĩ của nhân vật Tràng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Rất có thể đó là những hình ảnh dự báo tương lai của anh Tràng, rằng một ngày nào đó anh Tràng cũng sẽ hòa vào dòng người đói để đấu tranh cho bà con, đấu tranh để bảo vệ cho cuộc sống của chính mình. Hình ảnh lá cờ đỏ gắn với những ước mơ, đó là những dấu hiệu về một tương lai tươi sáng với sự thắng thế của cách mạng. Hình ảnh cuối tác phẩm còn tạo kết thúc mở cho tác phẩm, tạo cơ sở cho những liên tưởng của người đọc về con đường mà anh Tràng và những con người cùng khổ sẽ đi.
Rõ ràng, ta đã thấy được tấm lòng nhân đạo mới mẻ của Kim Lân, ông đã gợi mở cho những nhân vật của mình con đường đi theo cách mạng, đó là con đường đúng đắn giúp con người vượt thoát khỏi những đau khổ, u ám của hiện tại.
-M-vfo.vn