“Nhân với anh Quý ghê nghen, còn dám chụp hình chung nữa”, những tiếng trêu chọc vây quanh một phụ nữ tóc ngang vai, dáng tầm thước, đang tủm tỉm cười e thẹn. Nhìn gương mặt và nụ cười tràn đầy hạnh phúc của cô, khó ai biết rằng đó là một bệnh nhân của Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần quận Thủ Đức, TP HCM. Cô và mọi người vừa được trung tâm đưa đi chơi ở Vũng Tàu về.
Cùng cô Huỳnh Thị Tân Tạo, Giám đốc Trung tâm, tiến lại gần chị dò hỏi: “Sao chị bị mọi người trêu với anh Quý vậy?”. Chị chưa kịp trả lời, một phụ nữ cười với hàm răng sún hết nửa, nhanh miệng: “Nó đi Vũng Tàu mà dám chụp hình với anh Quý đó cô”. Chị Nhân phát nhẹ tay bạn, cúi mặt thẹn thùng.
Chị tên Nguyễn Thị Nhân, 32 tuổi, vào trung tâm hơn 7 năm. Còn “người ấy” là Ngô Quý, 29 tuổi, một bệnh nhân thâm niên. Thời gian trước, anh và chị cùng ở trong trại F, thường trò chuyện cùng nhau qua cánh cửa sắt, ngăn khu nam và nữ. Anh chị bén duyên rồi tình thương mến thương lúc nào chẳng biết.
Quy định ở trung tâm không cho phép bệnh nhân nam và nữ quá thân thiết nên tình yêu của họ chỉ dừng ở những cái nắm tay qua song cửa và buổi sáng hẹn hò ở căng -tin.
“Anh Quý có thương chị không?”, khi hỏi. Chị Nhân ngước nhìn, cười rạng rỡ: “Thương lắm chứ! Người nhà ảnh lên thăm, cho quà bánh, ảnh cho Nhân hết. Khi Nhân không ra ngoài, ảnh đứng ngoài song cửa trò chuyện với Nhân đó”. Tuy ánh mắt vẫn còn thất thần nhưng khi nhắc đến người yêu, cả gương mặt chị bừng sáng.
Chạnh lòng, cô Tạo nói khẽ: “Tội lắm! Cũng bởi nặng lòng với chuyện tình yêu”.
Chứng tâm thần chị Nhân mắc phải gọi nôm na là nghiện yêu. Chị yêu nhiều, yêu hết lòng và bệnh trở nặng khi lo nghĩ về tình thân, tình yêu. Chị dễ yêu, ngả nghiêng với bất kỳ người đàn ông nào. Sợ mối quan hệ của chị ảnh hưởng đến danh dự gia đình, người nhà đưa chị vào trung tâm. Đã có thời gian chị Nhân khỏi bệnh, xin ra khỏi trung tâm. Không được người thân đón nhận, chị thuê nhà, phụ bán cà-phê và làm nghề uốn tóc để sinh sống. Thời gian sau, chị gặp và yêu một anh kỹ sư người Hà Nội. Đến với nhau gần một năm, anh đưa mẹ từ Bắc vào tính chuyện cưới hỏi. Bất ngờ với hạnh phúc mới, cộng thêm những lo toan về đám cưới, bệnh chị tái phát. Chị cười không kiểm soát, ca hát suốt ngày. Sợ hãi với căn bệnh của người yêu, anh kỹ sư bỏ đi. Chị được đưa về trung tâm, tiếp tục gắn bó đời mình với căn bệnh oan nghiệt. Khi nguôi ngoai, chị lại bắt đầu yêu, nồng nhiệt chẳng kém.
Nhờ bác sĩ dẫn đường, đến trại A, gặp anh Quý, bạn trai của chị. Người thanh niên dong dỏng cao, tóc hớt đinh, hiền lành gãi đầu, nói: “Lâu lâu có dịp đi chơi nên chụp hình làm kỷ niệm vậy mà! Đi chơi với Nhân vui lắm”. Chốc chốc, ánh mắt anh lại hướng về cánh cổng trại B, mỉm cười. Ở đó, chị Nhân cũng đang e thẹn, vuốt tóc, nhìn anh.
Các bác sĩ của trung tâm cho biết, những trường hợp bệnh nhân nam, nữ yêu nhau không hiếm. Không ít người trong chúng ta vẫn cho rằng: “Điên là bỏ đi, biết gì là tình cảm con người”. Tuy nhiên, những bệnh nhân tâm thần ở trung tâm không chỉ biết yêu thương mà còn biết cách quan tâm đến người khác.
Một khi đã yêu, họ cũng giống người khác. Tất cả những gì được xem là tốt đẹp nhất với họ, được dành cho đối phương, không chút suy tính thiệt hơn. Có đồ ăn ngon, họ để phần cho người ấy. Thấy người yêu làm việc, họ lao vào giành lấy. Được người nhà, khách vào thăm cho tiền, họ dành dụm để dẫn người yêu đi mua quà. Món quà chỉ đơn giản là thanh kẹo, gói bánh nhưng họ vui mừng như trẻ con.
Căn-tin của trung tâm chính là nhân chứng không mệt mỏi của những mối tình này.
9h ngày 14/8, ghé căn-tin của trung tâm. Bệnh nhân tụ tập khá đông. Họ ăn uống, trò chuyện và tán gẫu. Những câu chuyện ngô nghê, không đầu không cuối. Chỉ duy nhất nụ cười là luôn tồn tại nơi đây.
Chỉ về đôi trai gái đang ngồi sát cửa sổ, cô Tạo bảo: “Đó là cặp đôi mới xuất hiện ở trung tâm đấy”. Đôi tình nhân mải mê trò chuyện. Với ánh mắt thất thần nhưng thật trìu mến, anh thanh niên vừa nhìn bạn gái vừa huơ chân múa tay, ngọng líu lịu. Cô gái tay chống cằm, gật đầu lia lịa. Ly trà đá tan tự lúc nào mà chẳng ai buồn uống.
Cô gái tên Ngô Bích Thanh, 26 tuổi, được người thân đưa vào trung tâm từ năm 1999. Anh thanh niên tên Nguyễn Quốc Hùng, 28 tuổi, gia nhập trung tâm khi chỉ mới mười tám tuổi. Họ hẹn hò đã gần 3 tháng.
Đi ngang họ, tôi nghe tiếng anh thủ thỉ: “Hôm nay… ó ít tiền, mua… ược trà đá thôi. Hôm nào Hùng để dành… ược đến hai ngàn, sẽ mua mì tôm cho em ăn hé”.
Một bác sĩ nói: “Nếu muốn hiểu thế nào là tình yêu nguyên vẹn, hãy hỏi bệnh nhân tâm thần”. Không sai, họ có thể mất hết lý trí, nổi loạn, đập phá nhưng lại sống hết mình vì tình yêu. Không có hai chữ thực dụng trong cách yêu của người tâm thần. Cả cái cách ghen tuông, chia tay của họ cũng rất đỗi nhẹ nhàng, đúng nghĩa “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
Với người bình thường, tự tử vì tình luôn xuất phát từ mục đích muốn người yêu phải dằn vặt suốt đời. Người bệnh tâm thần lại khác.
Như anh Hoàng, 33 tuổi, một bệnh nhân, từng tự tử vì tình, khi hỏi nguyên nhân, anh ngây ngô: “Nó không yêu tớ. Buồn chết”.
“Chính tôi từng bị một bệnh nhân thương. Khi thấy tôi khám cho người khác trước, anh ta giận, đánh vào tay tôi. Hôm sau lại thỏ thẻ hỏi người khác: Cô ấy có sao không? Tôi không muốn đánh đâu, tôi thương cô lắm. Tại tôi giận… Khi giận, không thích chơi nữa, họ không nói chuyện với nhau mà thôi. Chẳng bao giờ họ có ác ý hay giết người yêu”, cô Tạo mỉm cười kể.
Nghe cô nói, chợt nhớ chị Trần Thị Tâm, 29 tuổi, bệnh nhân tâm thần ở một trung tâm điều dưỡng tỉnh Bình Dương. Thấy khách đến thăm, chị chạy lại xin bánh, nhưng không ăn mà cho người yêu. Anh ta vô tư đem chia cho bạn. Chị giật phắt lại, ngồi bệt xuống, khóc hu hu.
Khi an ủi: “Thôi, đừng khóc, bỏ anh ta đi. Tìm người đẹp trai hơn mà yêu”, chị Tâm nín khóc, quay nhìn tôi như bắt lỗi: “Cô nói sai rồi, yêu ai chỉ yêu một người thôi chứ. Ai lại vì bánh mà bỏ người yêu”.
Nói rồi chị tất tả chạy về hướng người yêu. Dường như chị quên mất mình vừa giận đến phát khóc.
Trước khi về, gặp lại Nhân. Chị khoe: “Hình em và anh Quý nè, có đẹp không?”. Cả cô Nhân trong ảnh và ngoài đời đều cười hạnh phúc.
Cùng cô Huỳnh Thị Tân Tạo, Giám đốc Trung tâm, tiến lại gần chị dò hỏi: “Sao chị bị mọi người trêu với anh Quý vậy?”. Chị chưa kịp trả lời, một phụ nữ cười với hàm răng sún hết nửa, nhanh miệng: “Nó đi Vũng Tàu mà dám chụp hình với anh Quý đó cô”. Chị Nhân phát nhẹ tay bạn, cúi mặt thẹn thùng.
Chị tên Nguyễn Thị Nhân, 32 tuổi, vào trung tâm hơn 7 năm. Còn “người ấy” là Ngô Quý, 29 tuổi, một bệnh nhân thâm niên. Thời gian trước, anh và chị cùng ở trong trại F, thường trò chuyện cùng nhau qua cánh cửa sắt, ngăn khu nam và nữ. Anh chị bén duyên rồi tình thương mến thương lúc nào chẳng biết.
Quy định ở trung tâm không cho phép bệnh nhân nam và nữ quá thân thiết nên tình yêu của họ chỉ dừng ở những cái nắm tay qua song cửa và buổi sáng hẹn hò ở căng -tin.
“Anh Quý có thương chị không?”, khi hỏi. Chị Nhân ngước nhìn, cười rạng rỡ: “Thương lắm chứ! Người nhà ảnh lên thăm, cho quà bánh, ảnh cho Nhân hết. Khi Nhân không ra ngoài, ảnh đứng ngoài song cửa trò chuyện với Nhân đó”. Tuy ánh mắt vẫn còn thất thần nhưng khi nhắc đến người yêu, cả gương mặt chị bừng sáng.
Chạnh lòng, cô Tạo nói khẽ: “Tội lắm! Cũng bởi nặng lòng với chuyện tình yêu”.
Chứng tâm thần chị Nhân mắc phải gọi nôm na là nghiện yêu. Chị yêu nhiều, yêu hết lòng và bệnh trở nặng khi lo nghĩ về tình thân, tình yêu. Chị dễ yêu, ngả nghiêng với bất kỳ người đàn ông nào. Sợ mối quan hệ của chị ảnh hưởng đến danh dự gia đình, người nhà đưa chị vào trung tâm. Đã có thời gian chị Nhân khỏi bệnh, xin ra khỏi trung tâm. Không được người thân đón nhận, chị thuê nhà, phụ bán cà-phê và làm nghề uốn tóc để sinh sống. Thời gian sau, chị gặp và yêu một anh kỹ sư người Hà Nội. Đến với nhau gần một năm, anh đưa mẹ từ Bắc vào tính chuyện cưới hỏi. Bất ngờ với hạnh phúc mới, cộng thêm những lo toan về đám cưới, bệnh chị tái phát. Chị cười không kiểm soát, ca hát suốt ngày. Sợ hãi với căn bệnh của người yêu, anh kỹ sư bỏ đi. Chị được đưa về trung tâm, tiếp tục gắn bó đời mình với căn bệnh oan nghiệt. Khi nguôi ngoai, chị lại bắt đầu yêu, nồng nhiệt chẳng kém.
Nhờ bác sĩ dẫn đường, đến trại A, gặp anh Quý, bạn trai của chị. Người thanh niên dong dỏng cao, tóc hớt đinh, hiền lành gãi đầu, nói: “Lâu lâu có dịp đi chơi nên chụp hình làm kỷ niệm vậy mà! Đi chơi với Nhân vui lắm”. Chốc chốc, ánh mắt anh lại hướng về cánh cổng trại B, mỉm cười. Ở đó, chị Nhân cũng đang e thẹn, vuốt tóc, nhìn anh.
Các bác sĩ của trung tâm cho biết, những trường hợp bệnh nhân nam, nữ yêu nhau không hiếm. Không ít người trong chúng ta vẫn cho rằng: “Điên là bỏ đi, biết gì là tình cảm con người”. Tuy nhiên, những bệnh nhân tâm thần ở trung tâm không chỉ biết yêu thương mà còn biết cách quan tâm đến người khác.
Một khi đã yêu, họ cũng giống người khác. Tất cả những gì được xem là tốt đẹp nhất với họ, được dành cho đối phương, không chút suy tính thiệt hơn. Có đồ ăn ngon, họ để phần cho người ấy. Thấy người yêu làm việc, họ lao vào giành lấy. Được người nhà, khách vào thăm cho tiền, họ dành dụm để dẫn người yêu đi mua quà. Món quà chỉ đơn giản là thanh kẹo, gói bánh nhưng họ vui mừng như trẻ con.
Căn-tin của trung tâm chính là nhân chứng không mệt mỏi của những mối tình này.
9h ngày 14/8, ghé căn-tin của trung tâm. Bệnh nhân tụ tập khá đông. Họ ăn uống, trò chuyện và tán gẫu. Những câu chuyện ngô nghê, không đầu không cuối. Chỉ duy nhất nụ cười là luôn tồn tại nơi đây.
Chỉ về đôi trai gái đang ngồi sát cửa sổ, cô Tạo bảo: “Đó là cặp đôi mới xuất hiện ở trung tâm đấy”. Đôi tình nhân mải mê trò chuyện. Với ánh mắt thất thần nhưng thật trìu mến, anh thanh niên vừa nhìn bạn gái vừa huơ chân múa tay, ngọng líu lịu. Cô gái tay chống cằm, gật đầu lia lịa. Ly trà đá tan tự lúc nào mà chẳng ai buồn uống.
Cô gái tên Ngô Bích Thanh, 26 tuổi, được người thân đưa vào trung tâm từ năm 1999. Anh thanh niên tên Nguyễn Quốc Hùng, 28 tuổi, gia nhập trung tâm khi chỉ mới mười tám tuổi. Họ hẹn hò đã gần 3 tháng.
Đi ngang họ, tôi nghe tiếng anh thủ thỉ: “Hôm nay… ó ít tiền, mua… ược trà đá thôi. Hôm nào Hùng để dành… ược đến hai ngàn, sẽ mua mì tôm cho em ăn hé”.
Một bác sĩ nói: “Nếu muốn hiểu thế nào là tình yêu nguyên vẹn, hãy hỏi bệnh nhân tâm thần”. Không sai, họ có thể mất hết lý trí, nổi loạn, đập phá nhưng lại sống hết mình vì tình yêu. Không có hai chữ thực dụng trong cách yêu của người tâm thần. Cả cái cách ghen tuông, chia tay của họ cũng rất đỗi nhẹ nhàng, đúng nghĩa “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
Với người bình thường, tự tử vì tình luôn xuất phát từ mục đích muốn người yêu phải dằn vặt suốt đời. Người bệnh tâm thần lại khác.
Như anh Hoàng, 33 tuổi, một bệnh nhân, từng tự tử vì tình, khi hỏi nguyên nhân, anh ngây ngô: “Nó không yêu tớ. Buồn chết”.
“Chính tôi từng bị một bệnh nhân thương. Khi thấy tôi khám cho người khác trước, anh ta giận, đánh vào tay tôi. Hôm sau lại thỏ thẻ hỏi người khác: Cô ấy có sao không? Tôi không muốn đánh đâu, tôi thương cô lắm. Tại tôi giận… Khi giận, không thích chơi nữa, họ không nói chuyện với nhau mà thôi. Chẳng bao giờ họ có ác ý hay giết người yêu”, cô Tạo mỉm cười kể.
Nghe cô nói, chợt nhớ chị Trần Thị Tâm, 29 tuổi, bệnh nhân tâm thần ở một trung tâm điều dưỡng tỉnh Bình Dương. Thấy khách đến thăm, chị chạy lại xin bánh, nhưng không ăn mà cho người yêu. Anh ta vô tư đem chia cho bạn. Chị giật phắt lại, ngồi bệt xuống, khóc hu hu.
Khi an ủi: “Thôi, đừng khóc, bỏ anh ta đi. Tìm người đẹp trai hơn mà yêu”, chị Tâm nín khóc, quay nhìn tôi như bắt lỗi: “Cô nói sai rồi, yêu ai chỉ yêu một người thôi chứ. Ai lại vì bánh mà bỏ người yêu”.
Nói rồi chị tất tả chạy về hướng người yêu. Dường như chị quên mất mình vừa giận đến phát khóc.
Trước khi về, gặp lại Nhân. Chị khoe: “Hình em và anh Quý nè, có đẹp không?”. Cả cô Nhân trong ảnh và ngoài đời đều cười hạnh phúc.
(Theo Tiếp Thị Gia Đình)