Top những bài thơ về biển đảo quê hương hay nhất? Thơ về quê hương? Thơ về biển đảo? Thơ về Hoàng Sa? Thơ về Trường Sa?
Có những bài thơ nào hay về biển đảo quê hương nhỉ?
Biển đảo quê hương là một chủ đề đang rất nóng hổi hiện nay. Bởi vì nước ta đang bị đe dọa về chủ quyền lãnh thổ biển đảo, đặc biệt là 2 quần đảo: Trường Sa và Hoàng Sa. Có rất bài viết, bài diễn thuyết, bài văn bức xúc về vấn đề này. Ngoài ra thì cũng còn đó những bài thơ thể hiện lòng quyết tâm giữ vững chủ quyền. Và bài viết này vforum sẽ gửi đến các bạn Top những bài thơ về biển đảo quê hương hay nhất? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
Top những bài thơ về biển đảo quê hương hay nhất
1. Chủ quyền biển đảo
Bước chân ra đầu tán
Cảm thấy lòng chơi vơi
Tinh thần nơi biển đảo
Giục trùng khơi trong lòng
Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
vẫn ngời một niềm tin
Các anh giữ hoà bình
Nơi tuyến đầu tổ quốc
Cuộc sống còn phía trước
Vĩnh Thực ánh bình minh
Bài thơ muốn nói về “chủ quyền biển đảo” của nước ta. Miêu tảnhững người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta
2. Đất nước ta
Ba Đình nắng đẹp rực cờ hoa
Hơn sáu mươi năm đã trải qua
Nơi này Bác đọc tuyên ngôn nước
Khai sinh Tổ Quốc Việt Nam ta.
Lời Bác ấm vang khắp mọi nhà
Tự do, độc lập dải sơn hà
Rừng núi, nông thôn cùng thành thị
Đất trời, biển đảo thuộc về ta.
Phát huy truyền thống của ông cha
Lớp lớp cháu con kết một nhà
Vâng lời Bác dạy cùng chung sức
Xây dựng huy hoàng Đất nước ta.
Bài thơ như là một lời khẳng định chủ quyền của nước ta vậy, tuy lời thơ nhẹ nhàng mộc mạc nhưng thực chất là một lời răn đe, khuyên bảo con rồng cháu tiên cần phải luôn tỉnh táo và hiểu biết để bảo vệ, giữ gìn lãnh thổ nước nhà.
3. Giữ vững đất trời...
"Quân đội Nhân Dân" nước Việt ta
Người con yêu quí của muôn nhà
Trung thành, tận tuỵ cùng Dân Đảng
Son sắt, thuỷ chung giữ nước nhà.
Chiến đấu ngoan cường vì nghĩa lớn
Hy sinh anh dũng chẳng nề hà
Chủ quyền biên giới luôn toàn vẹn
Giữ vững đất trời, biển đảo xa.
Bài thơ “giữ vững đất trời” tức là bảo về chủ quyền của nước ta, đặc biệt là “biển đảo xa”. Quân đội nhân dân Việt Nam ta luôn làm tròn trách nhiệm và bổn phận được giao, kể cả đánh đổi tính mạng của mình vẫn phải bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này.
4. Mảnh đất thiêng liêng
Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
Mảnh đất thiêng liêng của nước nhà
Luật biển, năm châu - đều xác nhận
Cội nguồn, lịch sử - thuộc về ta.
Bao đời con cháu lo gìn giữ
Mấy thuở ông cha đã dựng cờ
Đất trời, biển đảo, biên cương đó
Da, thịt, xương ta - máu lệ nhoà.
Rủa nguyền bè lũ quân bành trướng
Luật lệ coi thường gây nhiễu nhương
Lợi dụng chiến tranh rồi chiếm đoạt
Hoàng Sa yêu quí mãi kiên cường.
Toàn dân kiên quyết cùng chung sức
Cả nước đồng lòng với bốn phương
Bền bỉ đấu tranh đòi chính nghĩa
Chủ quyền biển đảo của Quê hương.
Thời gian qua, biển Ðông có lúc dậy sóng, Ðảng và Nhà nước và dân tộc ta khẳng định dứt khoát chủ quyền của ta ở Trường Sa và Hoàng Sa trước dư luận quốc tế. Cả nước hướng về biển đảo, cùng chung tay, góp sức vì biển đảo thiêng liêng.
5. Lính biển
Không em, ngồi hát với rằm
quanh năm lính biển ăn nằm đại dương
ba lăm tuổi chưa người thương
lênh đênh góc khuất, tỏ tường mấy ai?
Da đen, tóc lấm tấm phai
dưới chân sóng biển, trên vai mây trời
chân dài, váy ngắn xa xôi
tàu hàng, tàu pháo, tàu lôi kề gần!
Câu thơ viết dẫu lỗi vần
tình yêu biển đảo không phần dung sai
mẹ sinh vóc dáng trẻ trai
bao la biển cả dắt lai tâm hồn.
Ai người tính toán dại khôn
biết chăng lính biển luỹ đồn trùng khơi?
đâu là chuyện kể xa vời
cờ thiêng Tổ Quốc quấn người hi sinh...
Ngã vào biển những chiến binh
sóng vun thành mộ lặng thinh bao đời
Trường Sa ơi, Hoàng Sa ơi
trong từng thước biển vọng lời ông cha!
Bài thơ này là lời nói của người lính đang cầm súng canh gác vùng biển của Tổ quốc gửi tới người yêu của mình. Vần thơ chứa đựng tình thân dạt dào và tình yêu đất nước bao la…
6. Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ...
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc
Quả bàng vuông hình chiếc bánh chưng.
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp: "chèo..."
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi - không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư.
Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước
Anh khoả bơi trong vằng vặc trăng quê
Cọng rau muống ao làng thõng vào kí ức
(Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya).
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Có con đường mòn rẽ sóng khơi xa
Thuỷ thủ không tên, đoàn tàu không số
Tượng đài trắng dựng lên sau ánh chớp sáng loà.
Đồng đội tôi mãi viền vào biển thẳm
(Chẳng thể nào tìm hài cốt các anh)
Những con sóng băn khoăn ngày giấu lửa
Khi về đêm mới chớp sáng trở mình...
Các anh là mảnh vỡ của trăng - phập phồng mang mang cá
Là muối phù sa mặn gỗ thớ thuyền
Là ánh ngọc trai ngậm quanh hạt cát
Vân nổi, vân chìm không xước nổi lung linh...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi câu
Câu những túi vàng đen - mỏ dầu trong lòng đất
(Nhưng không thể dầu loang - nước biển tái màu).
Sẽ tái cả bao người ngã xuống
Cô Lin - Gạc Ma bao lính trẻ không về
Đảo bơ phờ ôm vào lòng mộ gió
Tổ quốc ở nơi này cắm mốc những hàng bia.
Là đảo đá - Tổ quốc còn góp đá
Trường Sa đau - Trường Sơn cũng xót lòng
Mẹ Âu Cơ chia đôi bọc trứng
Cuống rau mẹ nối dài theo bước Lạc Long...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Nối ba vạn cây số với đại dương
Tàu bè bạn căng phồng cờ gió Việt
Nói với nhau bằng ngôn ngữ hoà bình.
Tiếng Việt thanh âm ngân thành điệu hát
Câu vọng cổ vỗ về theo con nước Cửu Long
Quan họ mời trầu qua ánh mắt
Áo lụa dài thắt đáy lưng ong.
Tiếng Việt ấm gäi nhau ngoài bờ cõi
Con cháu Rồng Tiên chung một đồng bào
Biển Tổ quốc tôi hơn ba nghìn cây số
(Có lẽ nào để nước Việt xanh xao...)
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Väng tiếng Sơn Ca hót với Thuyền Chài
Người giữ đảo biển viền quanh cổ áo
Dưới lớp sóng bạc đầu đảo có chìm đâu.
Tổ quốc tôi ba nghìn ngày báo bão
Bão sau lưng bão trước mặt rập rình
Dây đàn bầu mảnh mai cũng căng bằng sợi thép
Cung bỗng - cung trầm luyến láy giữ niềm tin
Đất nước được đắp bồi Đất và Nước
Đất gieo lúa khoai nuôi lớn những tâm hồn
Biển mặn muối nuôi hồng cầu tinh chất
Lục địa cho·i xuống thềm từ tiếng mẹ ru con.
Biển đất nước hơn ba nghìn cây số
Nguyễn Du viết Kiều từ: "Cửa bể chiều hôm..."
Con - thuyền - tổ - quốc - tôi căng buồm qua bão tố
Từ hoa văn cuộn sóng trống đồng...
Những vần thơ dung dị, gợi nhớ về biển đảo thân thương thì còn đó rất nhiều, như gió trời, như nước biển. Nhưng tác giảxin phép được “kết” bài viết của mình bằng một tâm sự, một lời hẹn qua những vần thơ mà mình tâm đắc.
7. Bài ca quê hương
29 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm, mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Ôi, cơ chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể
Về với rừng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ...
Cơ chi anh sớm được về bên nội
Hoá nỗi đau tan nát Phù Lài
Như quê bạn, Niệm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!
Cơ chi anh sớm được về bên ngoại
Giữ bờ tre, bến nước Thanh Lương
Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói
Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!
Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa... lòng Huế đó chăng?
Ví dù đèn tắt, đã có trăng
Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ...
Câu hò xưa mối tương tư
Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền
Bây giờ, nước lớn, thuyền lên
Bắc Nam mình lại nối liền thịt da.
Bây giờ hết nỗi gần xa
Anh vào Hương Thuỷ, anh ra Phong Điền
Đường làng, lạ mấy cũng quen
Bước chân cứ nhớ, chẳng quên lối nào.
Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Nút xanh khí phách, biển ngời sức xuân
Núi này Bạch Mã, Hải Vân
Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo
Biển này, Cửa Thuận sóng reo
Thanh thanh vành mũ tai bèo là em.
Hương Giang ơi... dòng sông êm
Qủa tim ta, vẫn ngày đêm tự tình
Vẫn là duyên đó, quê anh
Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương.
*
Bến nghèo, xưa chuyến đò ngang
Nay cầu chống Mỹ, xe sang dập dìu
Tràng Tiền, biết mấy là yêu!
Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay.
Ngự Bình, thông lại xanh cây
Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai.
Bức tranh non nước tuyệt vời
Bàn tay ta lại xây đời ta đây!
Hoàng cung, thôi đã rêu dày
Ngẩn ngơ thần tượng còn say thủa nào?
Tươi rồi cuộc sống thanh tao
Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.
*
Huế ơi, đẹp lắm quê nhà
Câu Nam ai hoá bài ca anh hùng.
Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!
Bài thơ rất dài nhưng ý nghĩa của nó cũng chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của quyê hương ta. Trong bài thơ có nhắc đến rất nhiều địa danh nổi tiếng ở nước ta. Và Huế là nơi được đề cập đến nhiều nhất trong bài thơ.
8. Bài thơ quê hương
Trải nghìn dặm trời mây bạn tới.
Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng!
Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa.
Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương.
...Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang..."
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
"Cuốc cuốc" kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyền Trãi, có "Bình Ngô đại cáo".
Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều".
Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm.
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.
Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc,
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tầu.
Quê hương tôi có những người con gái
"Một ngày hai bữa cơm đèn..."
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát;
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng,
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.
Khi có giặc những tre làng khắp nước,
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông,
Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng...
Quê tôi đó - bạn ơi! - là thế đó.
Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương
Sung sướng làm sao! Bỗng một ngày: có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương.
Đánh Nhật, đuổi Tây cứu dân, dựng nước
Hai mươi năm kể biết mấy công trình!
Và từ đây, núi sông và cuộc sống.
Và quê hương mới thực sự của minh.
Cuộc đời mới con người cũng mới,
Khắp bốn phương lộng lẫy ánh sao cờ,
"Đoàn quân Việt Nam đi... chung lòng cứu quốc..."
Đầu ngẩng cao từ cách mạng mùa thu.
Những xiềng xích nghìn năm đều bẻ gãy.
Những bài ca điệu múa lại vui tươi.
Những trận khóc đêm dài không có nữa.
Thành thị nông thôn rộn rã tiếng cười.
Trong luỹ tre xanh vui mùa hợp tác,
Mái ngói nhô lên như những nụ hoa hồng.
Chung ruộng, chung trâu, chung lòng, chung sức
Chung con đường gặt lấy ấm no chung.
Trong xưởng máy tưng bừng như đám hội.
Những chủ nhân là chính những công nhân.
Tiếng máy reo chen tiếng cười tiếng hát,
Chẳng còn đâu tiếng chủ thét, cai gầm!
Những nhà thơ được tự do ca ngợi,
Quê hương. Tổ quốc, con người...
Và đời sống khỏi túng, nghèo, đói, khổ.
Khỏi bị ai khinh rẻ, dập vùi!
Đời trước thường mơ chuyện tiên, chuyện Phật,
Truyện thiên đường trong những cõi hư vô...
Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất,
Dựng mùa xuân trong tất cả bốn mùa.
Khi con người được tự do giải phóng.
Đất rộng hơn mà trời cũng xanh hơn.
Quả trên cành cũng thêm ngon, thêm ngọt,
Hoa trong vườn cũng thêm sắc, thêm hương.
Và ý nghĩa những ca dao, tục ngữ
Ngày càng thêm thắm thiết, ngọt ngào.
Và "Truyện Kiều" mới có chân giá trị,
Và Nguyễn Du mới thành đại thi hào.
Thửa ruộng cũ cấy thêm mùa lúa mới,
Khung trời quê mọc những nóc lò cao.
Dây "cao thế" đã chăng dài khắp nẻo,
(Xóm làng tôi điện sẽ át trăng sao).
Những gỗ tốt đã dựng câu lạc bộ,
Gạo tám xoan thơm bếp lửa nhân dân.
Những cô Tấm tự tay xây hạnh phúc
Chẳng phải gian nan hoá kiếp mấy lần.
Và lớp lớp những anh hùng xuất hiện.
Sức thanh niên: sức Phù Đổng là đây!
Đẩy biển lùi ra, ngăn sông đứng lại,
Khẩu súng trường cũng hạ nổi máy bay.
Hội Diên Hồng thôn xã nào cũng mở,
Chuyện "kháng chiến trường kỳ" ai cũng nhớ nhập tâm.
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
Câu ấy giờ đây đã đúng cả trăm phần.
Đảng cùng dân đã viết thêm lịch sử,
Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm.
Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ,
Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam.
Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo;
Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời.
Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắng
Chuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi.
***
Câu chuyện quê tôi, sơ sài mấy nét.
Bạn trở về xin kể mọi người hay.
Riêng phần tôi có thơ này tặng bạn,
Tặng quê mình, nhân dịp tết năm nay.
Chỉ với tựa đề “Bài thơ quê hương” thôi cũng đã đủ lột tả hết những gì mà tác giả muốn nói. Trong bài thơ không những nhắc về danh lam thắng cảnh, những nơi đẹp đẽ của nước ta, mà còn nêu lên những người đã có công lớn, những danh nhân của nước ta.
9. Bài thơ quê hương
Quê tôi có một dòng sông
Có con đường nhỏ nối vòng nhân duyên
Có rượu Bầu Đá môi mềm
Cửa Đông Bình Định nối liền xưa nay!
Đường về Nhơn Hội mưa bay
Qua cầu Thị Nại đã say biển nồng
Rạng ngời thành phố Qui Nhơn
Người về tìm lại cội nguồn ngày xưa
Bài thơ mảnh đất rừng dừa
Hiền như tiếng nẫu cho vừa lòng quê
Ai còn nhớ đến Bình Khê
Dấu chân của Bác xa nghe bồi hồi
Tiếng ru trên những vành môi
Từ Bình Đê đến khoảng trời Cù Mông !
Đây là bài thơ nói về quê hương Quy Nhơn – Bình Định. Có rất nhiều địa danh nổi tiếng như là Nhơn Hội, Thị Nại, Bình Đê, Cù Mông, … Ngoài ra còn có một loại đặc sản của Bình Định nữa đó là “Rượu bầu đá”.
10. Biển đảo quê hương
Ba ngàn cây số biển
Đất nước ta bao đời
Hai ngàn đảo lớn nhỏ
Chịu sóng giữa trùng khơi
Dầm mình trong giông bão
Chẳng một phút bình yên
Nắm xương khô cắm mốc
Đảo bắt đầu có tên
Tiền nhân thời mở cõi
Đã miễu lập, bia đề
Bãi san hô, doi cát
Đảo đá ngầm… thành quê
Những Tốc Tan, Tiên Nữ
Những Vĩnh Lạc, Cam Tuyền
Song Tử Tây, Nam Yết
Chữ Thập và Châu Viên…
Những Đá Đông, Duy Mộng
Những Sinh Tồn, Gạc Ma
Trường Sa, Hoàng Sa ấy…
Dấu vết xưa chưa nhoà
Gửi đến quân hải tặc
Âm vang sóng Bạch Đằng
Truyền thống dân tộc Việt
Lời Hịch Tướng Sĩ văn…
Bao lớp người trấn thủ
Nối nhịp tim đất liền
Cùng chen vai bám giữ
Đất hương hoả tổ tiên
Câu thơ đầu “ba ngàn cây số biển” không chỉ là một câu mở đầu mà còn muốn nhấn mạnh chủ quyền biển đảo của nước ta. Bài thơ liệt kê về những hình ảnh người anh hung xưa đã hy sinh, xả thân để bảo về Hoàng Sa và Trường Sa.
11. Bóng quê hương
Chắc sáng nay quê tôi mù sương bạc
Bên bờ chen mái thoáng lô nhô
Mẹ son trẻ quá -hồi tôi nhỏ
Sợ tôi đùa sông sớm hắt sương tơ
Chắc buổi trưa nay gió núi ngừng
Trời soi roi cát nắng lưng sông
Cóa lẽ chiều nay em gánh nước
Chân dừng bậc đá bóng xanh trong
Chắc chiều xuống hút rừng xào xạc
Lũng mờ xanh, xanh ngái nương chàm
Cỏ non cứ bời bời không ngủ
Bước trâu chờ bước nghé lang thang
Chắc sương đêm nặng khô tàu chuối
Lệch tiếng xe trâu chở gỗ ngàn
Em trai tròn giấc trong rơm ấm
Lòng gập ghềnh xa lắc gõ mêng mang
Chắc không quên rau hàm ếch đắng
Mọc chân đồi dốc phía bờ sông
Lên đỉnh núi cao trèo lượm trái
Chát hương rừng bạn nhớ ta không?
12. Câu lục bát quê hương
Qua miền Thanh Thủy chiều nay
Chợt nghe câu hát mà lay động lòng
"Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui"
Tơ tình ngày cũ đâu rồi?
Người xưa xây mộng đầy vơi nơi nào?
Những hài, những nón xôn xao
Về đâu? Cho nước dưới cầu đợi mong!
Qua cầu lại thấy bâng khuâng
Mấy mươi năm nữa, ai còn đợi ai?
13. Cây mai quê hương
Cuộc đời tôi mưa nắng
Suốt mấy chục năm dài
Vẫn sáng một cây mai
Bố tôi trồng trước ngõ
Kỷ niệm ngày sinh tôi
Cây mai cùng tôi anh em sinh đôi
Cùng lớn lên trên quê hương êm ả
Mỗi mùa xuân hoa vàng chen với lá
Hương dịu dàng quyện cả những giấc mơ
Và lòng tôi rạo rực những vần thơ
Cùng vỗ cánh với mùa hoa phơi phới
Một sáng mùa xuân quân thù kéo tới
Tiếng súng vọng về mồn một bên tai
Từ giã mẹ già, từ giã cây mai
Tôi ra đi trên đường xa thăm thẳm
Và mẹ già ngày lại ngày đứng ngắm
Những cành mai cho khuây khoả nhớ thương
Đã biết mấy lần trên bếnHiền Lương
Tôi đứng lặng, xót xa căm giận
Tìm quê hương qua mây trời vô tận
Mẹ già có còn chống gậy vào ra?
Mùa xuân năm này mai có ra hoa?
Dòng nước sao vẫn lờ đờ lặng lẽ?
Bỗng một hôm tôi được thư của mẹ
"Bọn giặc kéo về đốt trụi xóm làng
Và cây mai đang hé những nụ vàng
Cũng cháy sém, chỉ trơ cành với gốc
Nhưng mẹ bảo: "Mẹ ra công chăm sóc
Nắng trút mưa tuôn mẹ cũng không nài
Cả gia tài còn lại một cây mai
Mẹ nhẫn nhục giữ - giờ cho con đấy..."
Và thực diệu kỳ cây mai đã cháy
Lại đâm chồi lại nở những mùa xuân
Chim bướm lại về múa hát quây quần
Vui ríu rít trên cành xanh mơn mởn
Như đời mẹ dù nhục nhằn đau đớn
Lưng đã còng dưới sức nặng tuổi già
Và quân thù còn kìm kẹp khảo tra
Lòng vẫn nở những mầm hoa hy vọng
Tiếng súngCồn Tiêngọi ngày giải phóng
Gọi những mùa xuân bể rộng sông dài
Câu thơ xưa - "Lão tận cố hương mai"
Nếu đôi khi còn có người nhắc nhở
Là chỉ để cho niềm vui gặp gỡ
Như được nhân lên gấp mấy mươi lần
14. Chiều quê hương
Trời u ám chiều buồn mưa héo hắt
Những cành cây quằn quại dưới tang thương
Lá xuôi chiều theo lớp lớp gió buồn
Ai than thở sao mà mây xoã tóc
Núi hối tiếc bạc đầu trong áo rách
Sông rùng mình thương da thịt thơ ngây
Thuyền căng neo vật vã giữa chiều say
Đồng quạnh quẽ cánh chim về bạt gió
Thành phố chết mưa giăng mờ lối ngõ
Cửa nhà ai năm tháng đóng im lìm
Chiều đứng chờ mặc chiếc áo đêm đen
Để giấc ngủ thấy chiêm bao hạnh phúc
Chiều quê hương đắng cay và tủi nhục.
15. Chiều thu quê hương
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá,
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
16. Con sông quê hương
Anh đi khắp mọi nẻo đường
Bao ngày tháng, bao nhớ thương quê nhà
Anh đi vạn dặm đường xa
Nhớ sông núi, nhớ ngôi nhà mến thương.
Anh đi nhớ mãi dòng sông
Long lanh một giải nước trong hiền hòa
Nhớ nhiều những lúc đôi ta
Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông.
Nhớ khi thoáng một cánh buồm
Trên sông như cánh bướm vương sắc hồng
Nhớ nhiều những khóm tre cong
Trên triền đê nhỏ như mong ai về.
Nhớ nàng thục nữ chân quê
Rửa chân bên bến tóc thề xõa buông
Nhớ sao tiếng hát véo von
Trên sông pha tiếng cười ròn quê ta.
Anh đi xa, nhớ quê nhà
Nhớ dòng sông nhỏ hiền hòa êm trôi.
17. Đâu cũng biển quê hương
Rất có thể lần đầu, sẽ là lần cuối
dừng chân Sa Vĩ ngắm chiều mưa
hư ảo quá! Giữa miền quan ải
tôi thầm nghe hồn đất gọi tên mình
Tôi đã đi suốt dải miền Trung
ngẫm câu thơ "Gió Lào quạt lửa"
đất nước dặm dài ở đâu cũng gặp
biển mặn mòi như thể lẫn trong nhau
Từ Trà Cổ ngóng về Đất Mũi
rừng đước, rừng dương bợtđầu gió thổi
tôi nhắc mãi câu thơ thành điệp khúc
Đất nước mình đâu cũng biển quê hương
18. Đồng bằng, quê hương chiến đấu
Đêm nay chúng ta đi
Đêm sau còn đi nữa.
Băng qua vùng đạn lửa,
Làng tiếp theo làng,
Qua những bến đò ngang,
Những nẻo đường khét mùi xe giặc chạy.
Băng qua đồn,
Đi rồi đi mãi,
Vào sâu giữa ruột đồng bằng.
Các anh các chị nhớ chăng?
Đồng chiêm cuồn cuộn sóng.
Sông Hồng Hà như cánh tay mở rộng
Ôm hai miền đất ruộng phì nhiêu.
Bát ngát xanh màu lá mạ thân yêu,
Lòng xúc động, ứa trào nước mắt.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Lúa vàng rợp đất,
Đường làng lát gạch
Bờ tre sáng xanh.
Trăng dọi mái gianh
Mái nhà san sát.
Ngân nga điệu hát
Đò đưa, sa mạc, trống quân…
Những điệu hát quen thân
Như tự trong lòng bốc dậy.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Ruộng đất bao la
Dân cày vẫn khổ.
Bán máu, bán mồ hôi cho địa chủ,
Nhặt từng hạt lúa củ khoai,
Khổ kiếp kiếp đời đời.
Mỗi năm mùa nước lũ
Nước sông Hồng như máu đỏ chảy xuôi.
Vỡ đê! Vỡ đê!
Trống thúc đổ hồi.
Nhà cửa lúa khoai
Theo dòng nước cuốn.
Không nhà không ruộng
Dân cày còn biết đi đâu?
Người ở làng chết khổ bên nhau
Người lên phố, dãi dầu kiếp thợ.
Còn địa chủ, còn Tây,
Đời đời vẫn khổ,
Ngày lại như đêm
Nghèo lại nghèo thêm
Chết nhiều còn cứ chết.
Ôi! Mùa đông giá rét
Mùa đông 45
Hai triệu người chết đói giữa đồng bằng
Nhớ lại, lòng như dao cắt.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Căm thù vót sắc,
Căm thù khắc sâu,
Người trước ngã, có người sau
Chỉ một con đường: Cách mạng,
Đây đồng bằng
Quê hương tháng Tám.
Cờ đỏ sao vàng
Trên chợ, trên sông, trên phố, trên làng,
Như ánh mặt trời cháy đỏ.
Cả đồng bằng
Ngửng đầu lên hớn hở,
Hướng về tương lai.
Cách mạng là đây,
Hạnh phúc đây rồi,
Nắm chặt bàn tay giữ lấy.
Đêm nay chúng ta đi
Đêm sau còn đi mãi
Qua những vùng lửa cháy
Vào sâu giữa ruột đồng bằng,
Vào sâu trong những xóm làng
Mái rạ, lều tre đổ nát.
Đêm đêm từng tràng đại bác
Từ trong bốt giặc,
Dội về xóm thôn,
Những bà mẹ bế con
Chạy Tây càn cực nhọc.
Những bé em gào khóc
Trong quán lạnh bên đường.
Mỗi tấc ruộng bờ nương
Mỗi gốc cây hòn đá
Đều nói lên tất cả
Tội ác của quân thù.
Nói mãi đến nghìn thu
Vẫn còn chưa hả,
Bốt Đởm, Cầu Bo, Quỳnh Lang, Phương Xá
Nhắc tên lên, cũng đủ ghê người.
Nhắc tên! Máu bỗng trào sôi,
Gan ruột tím bầm căm giận.
Ôi đồng bằng!
Quê hương anh dũng.
Ngày đêm không ngớt súng
Bộ đội ta công đồn.
Vút tiếng mìn vút lại tiếng bom
Nổ trên đường cái.
Những con đường nát mình phá hoại
Những chiếc cầu mặt gác xuống lòng sông
Những hầm ngầm, những chiến lũy giao thông
Như hang chuột chạy dài dưới đất.
Mỗi mảnh ruộng
Mỗi góc hầm bí mật,
Những bóng người du kích hiện lên
Người dân cày địch hậu ngày đêm
Cầm giáo mác
Giữ gin xóm mạc.
Đây đồng bằng lúa vờn xanh bát ngát
Vùng căn cứ chúng ta
Hai bờ sông Hồng Hà
Như vành cung rộng mở.
Ta thọc sâu vào ruột gan chúng nó
Phá vỡ vòng đai.
Làng xóm lại phục hồi
Lúa mọc lên đồng chiêm ngập nước.
Dân cày ta
Bàn tay thay cuốc,
Vai người thay trâu,
Nắm chặt tay nhau
Giữ làng chiến đấu.
Đông bằng ta
Thịt da còn rớm máu.
Nhưng thép luyện tinh thần.
Giặc càn đi quét lại quanh năm
Vùng căn cứ vẫn như đồng như thép.
Chúng ta về đồng bằng
Giữa những đêm trăng
Mùa đông lạnh buốt
Từng đoàn dân công cuộn đi như nước
Vượt sông Hồng Hà
Từng đoàn bộ đội vào ra
Lá rung rinh đầu súng.
Ôi đồng bằng anh dũng
Đồng bằng quê hương mến yêu.
Trên mảnh đất phì nhiêu,
Bên những tấm lòng phơi phới,
Đều nghe rõ ngàn muôn tiếng nói:
Giải phóng quê hương!
Giải phóng đồng bằng!
19. Em và quê hương trong tôi
Em trong tôi là chiếc áo bà ba
Đẫm mồ hôi giữa trưa hè nắng cháy
Nhọc nhằn bương chải
Lo cha mẹ già, đàn em nhỏ bữa cơm ngon
Quê hương trong tôi là thửa ruộng non
Cánh cò bay thẳng
Xanh biếc hàng cau
Gầy guộc những nhánh lau
Cố vươn mình theo mùa nước nổi
Em trong tôi là điệu hò câu đối
Thân thương như giàn mướp đắng sau vườn
Chiếc võng đong đưa
Câu ca vọng cổ
Êm đềm tiếng gà gáy vọng xa
Quê hương trong tôi là dòng sông đục phù sa
Đám lục bình tím màu đua nở
Những chú trâu lười gặm cỏ
Tiếng sáo mục đồng
Tiếng chùa gõ mõ
Điệu giao tình mừng lúa chín vàng hoe
Em và quê hương trong tôi vẫn thế
Mùa nối mùa
Vất vả
Bình yên
Vẫn có em với nụ cười hiền
Gói ghém cả tâm hồn quê hương trong đó
Bài thơ không chỉ tả về hình ảnh người con gái anh yêu, mà qua đó còn thể hiện được tình yêu quê hương, yêu những thứ giản dị ở quê nhà, mặc dù vất vả, khó khăn nhưng vẫn tạo được sự yên bình và gói ghém cả tâm hồn quê hương trong đó.
20. Hạt bụi quê hương
Đồng chiều qua bến My Lăng
Biết ai còn nhớ mùa trăng năm nào
Mẹ già tóc bạc ca dao
Người xưa lạc lối hanh hao dáng gầy
Chuyện thành Hoàng Đế vơi đầy
Thẳm sâu vọng tiếng những ngày hoàng hôn
Nụ cười heo hút lối mòn
Dòng sông chảy ngược chông chênh đá ngầm
Cửa Đông qua lại mấy lần
Hình như không phải nguyên lành xa xưa
Lỡ rồi sá chuyện nắng mưa
Đến ngàn năm vẫn đong đưa khuất chìm
Qua trường học cũ lặng im
Đưa tay lên ngực con tim nghẹn ngào
Tòa nhà đồ sộ lao xao
Hình như ta đã lạc vào cơ quan
Đồng quê lồng lộng gió ngàn
Vội vàng vấp phải nghèo nàn cùng quê
Áo nâu lam lũ bây giờ
Làm sao qua khỏi bến bờ ... rưng rưng
Hoa cau rụng trắng khắp vùng
Lòng ta vỗ sóng tận cùng bão giông
Trời cao còn nổi gió đông
Mà sao cái ác vẫn không chịu lùi ?
21. Hôn mảnh đất quê hương
Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt
Con đã về đây với mẹ - Mẹ quê hương!
Thanh Quýt Giáp Năm ruộng đồng xơ xác
Đầu con đau dưới nắng chan chan
Giếng đã cạn môi người khao khát
Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn.
Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước
Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa
Chiếc áo màu xanh dù rách nát
Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa.
Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở
Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở
Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu.
Anh đã về đây em ơi! Có gầy đi một chút
Nhưng quả tim đập nhịp phi thường
Quả tim qua hai lần đạn lửa
Vẫn đợi chờ chan chưa yêu thương.
Anh về với em như con sông về biển
Chắt chiu dòng nước ngọt nguồn xa
Hãy nhận lấy dùm anh: con sóng nhỏ
Qua bãi bồi lắng đọng phù sa.
Ấp chiến lược đám mây đen che phủ
Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm
Mẹ lom khom vịn vào vai núi
Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn.
Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương
22. Huyện đảo quê hương
Gởi chiến sĩ Trường Sa thân yêu
Một vùng đảo xa xôi mà gần gũi
Một chùm sao mọc giữa biển Đông
Một nhánh san hô giữa muôn trùng giông bão
Trường Sa, Trường Sa... Tiếng gọi nức lòng
Những người đã ra đi không khuất phục
Những người đang đứng dưới cờ bay
Song Tử, Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết
Như cây phong ba ngàn thuở bám đất này
Đội thuyền chúa Nguyễn xưa bay theo các vì sao
Có đến trong mơ những người giữ đảo?
Một tiếng hát ru lẫn vào sóng vỗ
Một con tàu mang tình nghĩa hậu phương
Ôi Trường Sa, huyện đảo quê hương
Con sóng nào cũng âm vang lời Tổ quốc
Xin được cầm tay các anh, những bàn tay gân guốc
Xin được cùng anh hát câu "Nam quốc sơn hà"...
23. Lịch sử quê hương
Ngày xưa có đoàn người từ miền Bắc
Chán ghét vua quan áp bức.
Họ đạp núi rừng vượt sóng bể khơi.
Đi vào Nam làm lại cuộc đời
Tìm đất mới gieo mầm hạnh phúc.
Có con sông cũng từ hướng Bắc
Vượt núi rừng ghềnh thác
Tràn vào Nam cuộn cả bóng mây cao.
Người gặp sông
Ngụm nước mát ngọt ngào
Thề với trăng sao cùng nhau kết bạn
Chung nhịp bước về miền Nam nắng sáng
Nơi trời xanh nhởn nhơ đàn cò trắng
Nơi đồng xanh ngơ ngẩn đám nai vàng.
Bờ hoang vu hạ trại một chiều sương
Lột da nai
Lửa cơm chiều bốc khói
Họ đặt tên Đồng Nai cho trời đất mới.
Bao ngày gian khổ
Hằng trăm năm tranh đấu với núi rừng
Mồ hôi, nước mắt, tay sưng
Mới có được góc trời Nam tươi mát
Đồng lúa thơm, vườn bưởi đường, cam mật
Tiếng trẻ thơ cười hát sân trường,
Hồi chuông chùa êm gõ sườn non
Mái tranh vàng khói cơm chiều quyến luyến.
Thuyền dưới bến dập dìu buồm cánh én.
Xe trên đường lẻng kẻng nhạc ngựa vang.
Ôi! Tân Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn.
24. BIỂN VÀ QUÊ HƯƠNG
Giữa vùng quê không giáp biển chỗ nào
Nhưng bữa cơm lại mặn mòi vị biển
Câu dân ca vẫn đậm tình lưu luyến
Theo dòng Lam chảy ra biển hiền hoà
Và con người khi mẹ mới sinh ra
Đã nghe hát những lời ru về biển
Hòn san hô cha lấy làm kỷ niệm
Đặt giữa hồ, ví biển cả quê hương
Rồi mỗi lần nhớ biển đảo trùng dương
Ra ngồi ngắm vẫn dạt dào bát ngát
Các em thơ xếp thuyền buồm san sát
Bao ước mơ, đang chờ được ra khơi
Tiếng rao muối! Nghe thương qúa ai ơi
Trùm cả lên mạn thuyền em nhỏ
Ai muối không...? Sao mà quen mà nhớ
Của mấy bà bán muối dạo giữa trưa
Cũng có khi xuống biển để nô đùa
Nhìn các bác làng chài! Sao trìu mến
Tình keo sơn giữa núi rừng và biển
Gắn với nhau bởi cùng mẹ Âu cơ
Thật thiết tha với biển biết bao giờ
Mà sao cứ nặng tình thương nhớ
Cứ cuộn lên như bao lần sóng vỗ
Biển không xa, biển trong trái tim mình.
25. GIỮ ĐẢO QUÊ HƯƠNG
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh
Giữa trời thu lấp lánh tung bay
Hiên ngang đứng ở nơi này
Biển trời tổ quốc hôm nay tuyệt vời
Giữa sóng gió ngoài khơi bão táp
HOÀNG,TRƯỜNG SA ngọn tháp hiên ngang
Lòng ta lửa đã thử vàng
Những người chiến sĩ lại càng kiên trung
Rời tổ ấm ra cùng giữ đảo
Chống kẻ thù tàn bạo xâm lăng
Bao nhiêu gian khổ khó khăn
Bát cơm vị mặn đã ăn bao ngày
Súng vẫn chắc trong tay bền chặt
Với một lòng son sắt thủy chung
Noi gương của các anh hùng
Giữ yên biển đảo ngàn trùng khơi xa
Cánh thư ở quê nhà gửi đến
Có tình em thương mến trao anh
Mong anh nhiệm vụ hoàn thành
Bàng vuông của đảo anh dành tặng em.
26. BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG TÔI
Quê hương biển đảo đẹp giàu
Một lòng gìn giữ thương nhau đến cùng
Xin thề...chẳng đội trời chung
Với quân xâm lược chuyên dùng mưu mô.
Kiếp sau nguyện vẫn đội mồ
Căm thù bọn giặc hung nô hại đời
Dù cho máu đổ thịt rơi
Vì quê hương Việt...chẳng lời thở than.
Còn quân cướp nước bạo tàn
Dân mình phải khổ...nát tan xóm giềng
Nhà nhà muốn được bình yên
Phải trừ diệt bọn gây phiền nhiễu nhương.
Gái trai già trẻ lên đường
Giữ gìn biển đảo quê hương chúng mình
Việt Nam tổ quốc quang vinh
Người dân nước Việt thắm tình yêu thương.
27. TỰ HÀO BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG
Quê hương ơi biết mấy tự hào
Bốn nghìn năm dệt nên trang sử mới
Sóng điệp trùng biển quê hương vẫy gọi
Đây Trường Sa và kia nữa Hoàng Sa.
Đất trời của ta rừng biển của ta
Mấy nghìn năm chẳng bao giờ thay đổi
Đất nước lầm than vượt qua bóng tối
Sự thật sáng lòa chân lý ngàn năm.
Biển quê hương trải qua những thăng trầm
Vẫn thổn thức vì Việt Nam yêu dấu
Đảo Nổi, đảo Chìm bao mồ hôi xương máu
Của cha ông hun đúc đã bao đời.
Những con tàu vẫn vượt sóng ra khơi
Vẫn bám biển như một phần huyết mạch
Vẫn còn đó bao gian lao thử thách
Ta vẫn hiên ngang bám giữ biển trời.
Để mùa tiếp mùa mãi mãi xanh tươi
Anh lại cùng em với bao lời hẹn ước
Xuân lại về nhuộm xanh trời, non, nước
Biển đảo quê mình, ôi biết mấy yêu thương...
28. Tiếng gọi của biển
Mẹ ơi mẹ hãy yên lòng
Còi tàu đã kéo, biển Đông đang chờ
Mẹ ơi mẹ chớ lắng lo
Con đây bão lớn sóng to ngại gì.
Nghẹn ngào chào mẹ ra đi
Mẹ nuôi con lớn chưa gì báo ân
Nhưng mẹ ơi… Tổ quốc cần
Đời trai bao lớp hiến dâng thân mình.
Lòng ta mong ước hoà bình
Mà bão tố vẫn rập rình ngoài khơi
Trường Sa ơi, Hoàng Sa ơi
Tiếng gọi của biển nghẹn lời rưng rưng…
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Sói lang tham ác đâu dừng mẹ ơi
Nay cướp biển, mai lấn trời
Gây bao đau đớn lòng người Việt Nam.
Mẹ ơi nước mắt chứa chan
Không ngăn được lũ tham tàn kia đâu
Mấy hồi còi giục đã lâu
Mẹ về… con bước lên tàu ra khơi.
Bài thơ là lời khẳng định sự quyết tâm lên đường vì đất nước của người con và mong muốn mẹ ở nhà hãy yên lòng, hãy tin vào một ngày chàng trai sẽ trở về. Với những câu từ chan chứa tình cảm nhưng không kém phần đanh thép, đây cũng là lời khẳng định chủ quyền của đất nước Việt Nam.
29. Tỗ Quốc nơi đầu sóng
Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Sắp bão giông không còn cơn gió lộng
Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.
Thêm một ngày trên vùng biển của ta
Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói
Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi
Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.
Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma
Loài lang sói đói mồi nên thèm khát
Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát
Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.
Có đất nước nào như Tổ Quốc ta
Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất
Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất
Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.
Các con mẹ vật lộn giữa biển khơi
Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa
Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa
Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.
Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan
Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ
Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ
Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.
Một ngày buồn sao thấy dài lê thê
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng
Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.
Bài thơ tôn vinh những người con đã hóa những Anh Hùng…Bài thơ khắc họa về những phút giây nguy nan của biển đảo quê hương, đồng thời cũng là tiếng lòng của một người trẻ dành cho đất nước.
30. Bài thơ Tôi đến Trường Sa
Tôi đến Trường Sa
Sao vừa thân vừa lạ
Lạ từng con sóng dập dồn biển cả
Nhưng gần đến tận cùng chất lính thân quen.
Trường Sa những kỷ niệm chẳng gọi thành tên
Sao vẫn cháy âm thầm trong ký ức
Mai xa rồi đừng ai buồn, ai khóc
Để có ngày sẽ trở lại Trường Sa.
Tôi nhớ những điểm đảo đã đi qua
Đây Đá Lớn năm xưa mở luồng gian khó
Kia Cô Lin hiên ngang nhắc nhở
Những anh hùng Tổ quốc không bao giờ quên
Đó Phan Vinh, Sơn Ca, Đá Tây, Sinh Tồn Đông vững chãi giữa đại dương
Qua Trường Sa Lớn càng thêm tự hào
Đến DK1 ngẩng đầu cao
Bài ca “Nam quốc sơn hà” không thể nào khác.
Tôi đứng dưới Quốc kỳ nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng Trường Sa.
Mai đây tôi trở lại quê nhà
Biết mình phải sống hơn vì những điều chân lý
Bất khuất trung kiên như lớp người lính thủy
Khi đã chọn “đảo là nhà, biển cả là quê hương”.
Bài thơ là tình cảm của tác giả dành cho quần đảo Trường Sa sau chuyến ra thăm đảo trở về. Tình cảm của những người dân nơi đây bình dị, thân thiết, họ sẵn sàng trao cho nhau những cái ôm thật nồng ấm, tự nhiên. Có đến với Trường Sa mới thấu hết được tình người nơi ấy. Trường Sa thân yêu dù rất xa nhưng cũng thật gần trong mỗi trái tim của con người Việt Nam.
Trên đây là bài viết về Top những bài thơ về biển đảo quê hương hay nhất? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.
Xem thêm: Những bài thơ về nụ cười hay nhất: nụ cười con gái, nụ cười trẻ thơ, nụ cười của mẹ
Có những bài thơ nào hay về biển đảo quê hương nhỉ?
Bước chân ra đầu tán
Cảm thấy lòng chơi vơi
Tinh thần nơi biển đảo
Giục trùng khơi trong lòng
Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
vẫn ngời một niềm tin
Các anh giữ hoà bình
Nơi tuyến đầu tổ quốc
Cuộc sống còn phía trước
Vĩnh Thực ánh bình minh
Bài thơ muốn nói về “chủ quyền biển đảo” của nước ta. Miêu tảnhững người lính biên phòng nói riêng và những người lính biển nói chung đều trở thành những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như đất nước luôn là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ chúng ta
2. Đất nước ta
Ba Đình nắng đẹp rực cờ hoa
Hơn sáu mươi năm đã trải qua
Nơi này Bác đọc tuyên ngôn nước
Khai sinh Tổ Quốc Việt Nam ta.
Lời Bác ấm vang khắp mọi nhà
Tự do, độc lập dải sơn hà
Rừng núi, nông thôn cùng thành thị
Đất trời, biển đảo thuộc về ta.
Phát huy truyền thống của ông cha
Lớp lớp cháu con kết một nhà
Vâng lời Bác dạy cùng chung sức
Xây dựng huy hoàng Đất nước ta.
Bài thơ như là một lời khẳng định chủ quyền của nước ta vậy, tuy lời thơ nhẹ nhàng mộc mạc nhưng thực chất là một lời răn đe, khuyên bảo con rồng cháu tiên cần phải luôn tỉnh táo và hiểu biết để bảo vệ, giữ gìn lãnh thổ nước nhà.
"Quân đội Nhân Dân" nước Việt ta
Người con yêu quí của muôn nhà
Trung thành, tận tuỵ cùng Dân Đảng
Son sắt, thuỷ chung giữ nước nhà.
Chiến đấu ngoan cường vì nghĩa lớn
Hy sinh anh dũng chẳng nề hà
Chủ quyền biên giới luôn toàn vẹn
Giữ vững đất trời, biển đảo xa.
Bài thơ “giữ vững đất trời” tức là bảo về chủ quyền của nước ta, đặc biệt là “biển đảo xa”. Quân đội nhân dân Việt Nam ta luôn làm tròn trách nhiệm và bổn phận được giao, kể cả đánh đổi tính mạng của mình vẫn phải bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này.
Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa
Mảnh đất thiêng liêng của nước nhà
Luật biển, năm châu - đều xác nhận
Cội nguồn, lịch sử - thuộc về ta.
Bao đời con cháu lo gìn giữ
Mấy thuở ông cha đã dựng cờ
Đất trời, biển đảo, biên cương đó
Da, thịt, xương ta - máu lệ nhoà.
Rủa nguyền bè lũ quân bành trướng
Luật lệ coi thường gây nhiễu nhương
Lợi dụng chiến tranh rồi chiếm đoạt
Hoàng Sa yêu quí mãi kiên cường.
Toàn dân kiên quyết cùng chung sức
Cả nước đồng lòng với bốn phương
Bền bỉ đấu tranh đòi chính nghĩa
Chủ quyền biển đảo của Quê hương.
Thời gian qua, biển Ðông có lúc dậy sóng, Ðảng và Nhà nước và dân tộc ta khẳng định dứt khoát chủ quyền của ta ở Trường Sa và Hoàng Sa trước dư luận quốc tế. Cả nước hướng về biển đảo, cùng chung tay, góp sức vì biển đảo thiêng liêng.
Không em, ngồi hát với rằm
quanh năm lính biển ăn nằm đại dương
ba lăm tuổi chưa người thương
lênh đênh góc khuất, tỏ tường mấy ai?
Da đen, tóc lấm tấm phai
dưới chân sóng biển, trên vai mây trời
chân dài, váy ngắn xa xôi
tàu hàng, tàu pháo, tàu lôi kề gần!
Câu thơ viết dẫu lỗi vần
tình yêu biển đảo không phần dung sai
mẹ sinh vóc dáng trẻ trai
bao la biển cả dắt lai tâm hồn.
Ai người tính toán dại khôn
biết chăng lính biển luỹ đồn trùng khơi?
đâu là chuyện kể xa vời
cờ thiêng Tổ Quốc quấn người hi sinh...
Ngã vào biển những chiến binh
sóng vun thành mộ lặng thinh bao đời
Trường Sa ơi, Hoàng Sa ơi
trong từng thước biển vọng lời ông cha!
Bài thơ này là lời nói của người lính đang cầm súng canh gác vùng biển của Tổ quốc gửi tới người yêu của mình. Vần thơ chứa đựng tình thân dạt dào và tình yêu đất nước bao la…
Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ...
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc
Quả bàng vuông hình chiếc bánh chưng.
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp: "chèo..."
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi - không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư.
Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước
Anh khoả bơi trong vằng vặc trăng quê
Cọng rau muống ao làng thõng vào kí ức
(Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya).
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Có con đường mòn rẽ sóng khơi xa
Thuỷ thủ không tên, đoàn tàu không số
Tượng đài trắng dựng lên sau ánh chớp sáng loà.
Đồng đội tôi mãi viền vào biển thẳm
(Chẳng thể nào tìm hài cốt các anh)
Những con sóng băn khoăn ngày giấu lửa
Khi về đêm mới chớp sáng trở mình...
Các anh là mảnh vỡ của trăng - phập phồng mang mang cá
Là muối phù sa mặn gỗ thớ thuyền
Là ánh ngọc trai ngậm quanh hạt cát
Vân nổi, vân chìm không xước nổi lung linh...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Móng Cái - Cà Mau hình chiếc lưỡi câu
Câu những túi vàng đen - mỏ dầu trong lòng đất
(Nhưng không thể dầu loang - nước biển tái màu).
Sẽ tái cả bao người ngã xuống
Cô Lin - Gạc Ma bao lính trẻ không về
Đảo bơ phờ ôm vào lòng mộ gió
Tổ quốc ở nơi này cắm mốc những hàng bia.
Là đảo đá - Tổ quốc còn góp đá
Trường Sa đau - Trường Sơn cũng xót lòng
Mẹ Âu Cơ chia đôi bọc trứng
Cuống rau mẹ nối dài theo bước Lạc Long...
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Nối ba vạn cây số với đại dương
Tàu bè bạn căng phồng cờ gió Việt
Nói với nhau bằng ngôn ngữ hoà bình.
Tiếng Việt thanh âm ngân thành điệu hát
Câu vọng cổ vỗ về theo con nước Cửu Long
Quan họ mời trầu qua ánh mắt
Áo lụa dài thắt đáy lưng ong.
Tiếng Việt ấm gäi nhau ngoài bờ cõi
Con cháu Rồng Tiên chung một đồng bào
Biển Tổ quốc tôi hơn ba nghìn cây số
(Có lẽ nào để nước Việt xanh xao...)
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Väng tiếng Sơn Ca hót với Thuyền Chài
Người giữ đảo biển viền quanh cổ áo
Dưới lớp sóng bạc đầu đảo có chìm đâu.
Tổ quốc tôi ba nghìn ngày báo bão
Bão sau lưng bão trước mặt rập rình
Dây đàn bầu mảnh mai cũng căng bằng sợi thép
Cung bỗng - cung trầm luyến láy giữ niềm tin
Đất nước được đắp bồi Đất và Nước
Đất gieo lúa khoai nuôi lớn những tâm hồn
Biển mặn muối nuôi hồng cầu tinh chất
Lục địa cho·i xuống thềm từ tiếng mẹ ru con.
Biển đất nước hơn ba nghìn cây số
Nguyễn Du viết Kiều từ: "Cửa bể chiều hôm..."
Con - thuyền - tổ - quốc - tôi căng buồm qua bão tố
Từ hoa văn cuộn sóng trống đồng...
Những vần thơ dung dị, gợi nhớ về biển đảo thân thương thì còn đó rất nhiều, như gió trời, như nước biển. Nhưng tác giảxin phép được “kết” bài viết của mình bằng một tâm sự, một lời hẹn qua những vần thơ mà mình tâm đắc.
29 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm, mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Ôi, cơ chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể
Về với rừng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ...
Cơ chi anh sớm được về bên nội
Hoá nỗi đau tan nát Phù Lài
Như quê bạn, Niệm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!
Cơ chi anh sớm được về bên ngoại
Giữ bờ tre, bến nước Thanh Lương
Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói
Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!
Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa... lòng Huế đó chăng?
Ví dù đèn tắt, đã có trăng
Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ...
Câu hò xưa mối tương tư
Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền
Bây giờ, nước lớn, thuyền lên
Bắc Nam mình lại nối liền thịt da.
Bây giờ hết nỗi gần xa
Anh vào Hương Thuỷ, anh ra Phong Điền
Đường làng, lạ mấy cũng quen
Bước chân cứ nhớ, chẳng quên lối nào.
Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Nút xanh khí phách, biển ngời sức xuân
Núi này Bạch Mã, Hải Vân
Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo
Biển này, Cửa Thuận sóng reo
Thanh thanh vành mũ tai bèo là em.
Hương Giang ơi... dòng sông êm
Qủa tim ta, vẫn ngày đêm tự tình
Vẫn là duyên đó, quê anh
Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương.
*
Bến nghèo, xưa chuyến đò ngang
Nay cầu chống Mỹ, xe sang dập dìu
Tràng Tiền, biết mấy là yêu!
Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay.
Ngự Bình, thông lại xanh cây
Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai.
Bức tranh non nước tuyệt vời
Bàn tay ta lại xây đời ta đây!
Hoàng cung, thôi đã rêu dày
Ngẩn ngơ thần tượng còn say thủa nào?
Tươi rồi cuộc sống thanh tao
Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.
*
Huế ơi, đẹp lắm quê nhà
Câu Nam ai hoá bài ca anh hùng.
Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!
Bài thơ rất dài nhưng ý nghĩa của nó cũng chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của quyê hương ta. Trong bài thơ có nhắc đến rất nhiều địa danh nổi tiếng ở nước ta. Và Huế là nơi được đề cập đến nhiều nhất trong bài thơ.
Trải nghìn dặm trời mây bạn tới.
Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng!
Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa.
Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương.
...Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang..."
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
"Cuốc cuốc" kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.
Có Nguyền Trãi, có "Bình Ngô đại cáo".
Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều".
Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm.
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.
Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc,
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh,
Có cây lim đóng cả một thân tầu.
Quê hương tôi có những người con gái
"Một ngày hai bữa cơm đèn..."
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát;
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng,
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.
Khi có giặc những tre làng khắp nước,
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông,
Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng...
Quê tôi đó - bạn ơi! - là thế đó.
Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương
Sung sướng làm sao! Bỗng một ngày: có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương.
Đánh Nhật, đuổi Tây cứu dân, dựng nước
Hai mươi năm kể biết mấy công trình!
Và từ đây, núi sông và cuộc sống.
Và quê hương mới thực sự của minh.
Cuộc đời mới con người cũng mới,
Khắp bốn phương lộng lẫy ánh sao cờ,
"Đoàn quân Việt Nam đi... chung lòng cứu quốc..."
Đầu ngẩng cao từ cách mạng mùa thu.
Những xiềng xích nghìn năm đều bẻ gãy.
Những bài ca điệu múa lại vui tươi.
Những trận khóc đêm dài không có nữa.
Thành thị nông thôn rộn rã tiếng cười.
Trong luỹ tre xanh vui mùa hợp tác,
Mái ngói nhô lên như những nụ hoa hồng.
Chung ruộng, chung trâu, chung lòng, chung sức
Chung con đường gặt lấy ấm no chung.
Trong xưởng máy tưng bừng như đám hội.
Những chủ nhân là chính những công nhân.
Tiếng máy reo chen tiếng cười tiếng hát,
Chẳng còn đâu tiếng chủ thét, cai gầm!
Những nhà thơ được tự do ca ngợi,
Quê hương. Tổ quốc, con người...
Và đời sống khỏi túng, nghèo, đói, khổ.
Khỏi bị ai khinh rẻ, dập vùi!
Đời trước thường mơ chuyện tiên, chuyện Phật,
Truyện thiên đường trong những cõi hư vô...
Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất,
Dựng mùa xuân trong tất cả bốn mùa.
Khi con người được tự do giải phóng.
Đất rộng hơn mà trời cũng xanh hơn.
Quả trên cành cũng thêm ngon, thêm ngọt,
Hoa trong vườn cũng thêm sắc, thêm hương.
Và ý nghĩa những ca dao, tục ngữ
Ngày càng thêm thắm thiết, ngọt ngào.
Và "Truyện Kiều" mới có chân giá trị,
Và Nguyễn Du mới thành đại thi hào.
Thửa ruộng cũ cấy thêm mùa lúa mới,
Khung trời quê mọc những nóc lò cao.
Dây "cao thế" đã chăng dài khắp nẻo,
(Xóm làng tôi điện sẽ át trăng sao).
Những gỗ tốt đã dựng câu lạc bộ,
Gạo tám xoan thơm bếp lửa nhân dân.
Những cô Tấm tự tay xây hạnh phúc
Chẳng phải gian nan hoá kiếp mấy lần.
Và lớp lớp những anh hùng xuất hiện.
Sức thanh niên: sức Phù Đổng là đây!
Đẩy biển lùi ra, ngăn sông đứng lại,
Khẩu súng trường cũng hạ nổi máy bay.
Hội Diên Hồng thôn xã nào cũng mở,
Chuyện "kháng chiến trường kỳ" ai cũng nhớ nhập tâm.
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
Câu ấy giờ đây đã đúng cả trăm phần.
Đảng cùng dân đã viết thêm lịch sử,
Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm.
Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ,
Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam.
Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo;
Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời.
Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắng
Chuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi.
***
Câu chuyện quê tôi, sơ sài mấy nét.
Bạn trở về xin kể mọi người hay.
Riêng phần tôi có thơ này tặng bạn,
Tặng quê mình, nhân dịp tết năm nay.
Chỉ với tựa đề “Bài thơ quê hương” thôi cũng đã đủ lột tả hết những gì mà tác giả muốn nói. Trong bài thơ không những nhắc về danh lam thắng cảnh, những nơi đẹp đẽ của nước ta, mà còn nêu lên những người đã có công lớn, những danh nhân của nước ta.
Quê tôi có một dòng sông
Có con đường nhỏ nối vòng nhân duyên
Có rượu Bầu Đá môi mềm
Cửa Đông Bình Định nối liền xưa nay!
Đường về Nhơn Hội mưa bay
Qua cầu Thị Nại đã say biển nồng
Rạng ngời thành phố Qui Nhơn
Người về tìm lại cội nguồn ngày xưa
Bài thơ mảnh đất rừng dừa
Hiền như tiếng nẫu cho vừa lòng quê
Ai còn nhớ đến Bình Khê
Dấu chân của Bác xa nghe bồi hồi
Tiếng ru trên những vành môi
Từ Bình Đê đến khoảng trời Cù Mông !
Đây là bài thơ nói về quê hương Quy Nhơn – Bình Định. Có rất nhiều địa danh nổi tiếng như là Nhơn Hội, Thị Nại, Bình Đê, Cù Mông, … Ngoài ra còn có một loại đặc sản của Bình Định nữa đó là “Rượu bầu đá”.
Ba ngàn cây số biển
Đất nước ta bao đời
Hai ngàn đảo lớn nhỏ
Chịu sóng giữa trùng khơi
Dầm mình trong giông bão
Chẳng một phút bình yên
Nắm xương khô cắm mốc
Đảo bắt đầu có tên
Tiền nhân thời mở cõi
Đã miễu lập, bia đề
Bãi san hô, doi cát
Đảo đá ngầm… thành quê
Những Tốc Tan, Tiên Nữ
Những Vĩnh Lạc, Cam Tuyền
Song Tử Tây, Nam Yết
Chữ Thập và Châu Viên…
Những Đá Đông, Duy Mộng
Những Sinh Tồn, Gạc Ma
Trường Sa, Hoàng Sa ấy…
Dấu vết xưa chưa nhoà
Gửi đến quân hải tặc
Âm vang sóng Bạch Đằng
Truyền thống dân tộc Việt
Lời Hịch Tướng Sĩ văn…
Bao lớp người trấn thủ
Nối nhịp tim đất liền
Cùng chen vai bám giữ
Đất hương hoả tổ tiên
Câu thơ đầu “ba ngàn cây số biển” không chỉ là một câu mở đầu mà còn muốn nhấn mạnh chủ quyền biển đảo của nước ta. Bài thơ liệt kê về những hình ảnh người anh hung xưa đã hy sinh, xả thân để bảo về Hoàng Sa và Trường Sa.
Chắc sáng nay quê tôi mù sương bạc
Bên bờ chen mái thoáng lô nhô
Mẹ son trẻ quá -hồi tôi nhỏ
Sợ tôi đùa sông sớm hắt sương tơ
Chắc buổi trưa nay gió núi ngừng
Trời soi roi cát nắng lưng sông
Cóa lẽ chiều nay em gánh nước
Chân dừng bậc đá bóng xanh trong
Chắc chiều xuống hút rừng xào xạc
Lũng mờ xanh, xanh ngái nương chàm
Cỏ non cứ bời bời không ngủ
Bước trâu chờ bước nghé lang thang
Chắc sương đêm nặng khô tàu chuối
Lệch tiếng xe trâu chở gỗ ngàn
Em trai tròn giấc trong rơm ấm
Lòng gập ghềnh xa lắc gõ mêng mang
Chắc không quên rau hàm ếch đắng
Mọc chân đồi dốc phía bờ sông
Lên đỉnh núi cao trèo lượm trái
Chát hương rừng bạn nhớ ta không?
Qua miền Thanh Thủy chiều nay
Chợt nghe câu hát mà lay động lòng
"Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui"
Tơ tình ngày cũ đâu rồi?
Người xưa xây mộng đầy vơi nơi nào?
Những hài, những nón xôn xao
Về đâu? Cho nước dưới cầu đợi mong!
Qua cầu lại thấy bâng khuâng
Mấy mươi năm nữa, ai còn đợi ai?
Cuộc đời tôi mưa nắng
Suốt mấy chục năm dài
Vẫn sáng một cây mai
Bố tôi trồng trước ngõ
Kỷ niệm ngày sinh tôi
Cây mai cùng tôi anh em sinh đôi
Cùng lớn lên trên quê hương êm ả
Mỗi mùa xuân hoa vàng chen với lá
Hương dịu dàng quyện cả những giấc mơ
Và lòng tôi rạo rực những vần thơ
Cùng vỗ cánh với mùa hoa phơi phới
Một sáng mùa xuân quân thù kéo tới
Tiếng súng vọng về mồn một bên tai
Từ giã mẹ già, từ giã cây mai
Tôi ra đi trên đường xa thăm thẳm
Và mẹ già ngày lại ngày đứng ngắm
Những cành mai cho khuây khoả nhớ thương
Đã biết mấy lần trên bếnHiền Lương
Tôi đứng lặng, xót xa căm giận
Tìm quê hương qua mây trời vô tận
Mẹ già có còn chống gậy vào ra?
Mùa xuân năm này mai có ra hoa?
Dòng nước sao vẫn lờ đờ lặng lẽ?
Bỗng một hôm tôi được thư của mẹ
"Bọn giặc kéo về đốt trụi xóm làng
Và cây mai đang hé những nụ vàng
Cũng cháy sém, chỉ trơ cành với gốc
Nhưng mẹ bảo: "Mẹ ra công chăm sóc
Nắng trút mưa tuôn mẹ cũng không nài
Cả gia tài còn lại một cây mai
Mẹ nhẫn nhục giữ - giờ cho con đấy..."
Và thực diệu kỳ cây mai đã cháy
Lại đâm chồi lại nở những mùa xuân
Chim bướm lại về múa hát quây quần
Vui ríu rít trên cành xanh mơn mởn
Như đời mẹ dù nhục nhằn đau đớn
Lưng đã còng dưới sức nặng tuổi già
Và quân thù còn kìm kẹp khảo tra
Lòng vẫn nở những mầm hoa hy vọng
Tiếng súngCồn Tiêngọi ngày giải phóng
Gọi những mùa xuân bể rộng sông dài
Câu thơ xưa - "Lão tận cố hương mai"
Nếu đôi khi còn có người nhắc nhở
Là chỉ để cho niềm vui gặp gỡ
Như được nhân lên gấp mấy mươi lần
Trời u ám chiều buồn mưa héo hắt
Những cành cây quằn quại dưới tang thương
Lá xuôi chiều theo lớp lớp gió buồn
Ai than thở sao mà mây xoã tóc
Núi hối tiếc bạc đầu trong áo rách
Sông rùng mình thương da thịt thơ ngây
Thuyền căng neo vật vã giữa chiều say
Đồng quạnh quẽ cánh chim về bạt gió
Thành phố chết mưa giăng mờ lối ngõ
Cửa nhà ai năm tháng đóng im lìm
Chiều đứng chờ mặc chiếc áo đêm đen
Để giấc ngủ thấy chiêm bao hạnh phúc
Chiều quê hương đắng cay và tủi nhục.
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá,
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
Anh đi khắp mọi nẻo đường
Bao ngày tháng, bao nhớ thương quê nhà
Anh đi vạn dặm đường xa
Nhớ sông núi, nhớ ngôi nhà mến thương.
Anh đi nhớ mãi dòng sông
Long lanh một giải nước trong hiền hòa
Nhớ nhiều những lúc đôi ta
Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông.
Nhớ khi thoáng một cánh buồm
Trên sông như cánh bướm vương sắc hồng
Nhớ nhiều những khóm tre cong
Trên triền đê nhỏ như mong ai về.
Nhớ nàng thục nữ chân quê
Rửa chân bên bến tóc thề xõa buông
Nhớ sao tiếng hát véo von
Trên sông pha tiếng cười ròn quê ta.
Anh đi xa, nhớ quê nhà
Nhớ dòng sông nhỏ hiền hòa êm trôi.
Rất có thể lần đầu, sẽ là lần cuối
dừng chân Sa Vĩ ngắm chiều mưa
hư ảo quá! Giữa miền quan ải
tôi thầm nghe hồn đất gọi tên mình
Tôi đã đi suốt dải miền Trung
ngẫm câu thơ "Gió Lào quạt lửa"
đất nước dặm dài ở đâu cũng gặp
biển mặn mòi như thể lẫn trong nhau
Từ Trà Cổ ngóng về Đất Mũi
rừng đước, rừng dương bợtđầu gió thổi
tôi nhắc mãi câu thơ thành điệp khúc
Đất nước mình đâu cũng biển quê hương
18. Đồng bằng, quê hương chiến đấu
Đêm nay chúng ta đi
Đêm sau còn đi nữa.
Băng qua vùng đạn lửa,
Làng tiếp theo làng,
Qua những bến đò ngang,
Những nẻo đường khét mùi xe giặc chạy.
Băng qua đồn,
Đi rồi đi mãi,
Vào sâu giữa ruột đồng bằng.
Các anh các chị nhớ chăng?
Đồng chiêm cuồn cuộn sóng.
Sông Hồng Hà như cánh tay mở rộng
Ôm hai miền đất ruộng phì nhiêu.
Bát ngát xanh màu lá mạ thân yêu,
Lòng xúc động, ứa trào nước mắt.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Lúa vàng rợp đất,
Đường làng lát gạch
Bờ tre sáng xanh.
Trăng dọi mái gianh
Mái nhà san sát.
Ngân nga điệu hát
Đò đưa, sa mạc, trống quân…
Những điệu hát quen thân
Như tự trong lòng bốc dậy.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Ruộng đất bao la
Dân cày vẫn khổ.
Bán máu, bán mồ hôi cho địa chủ,
Nhặt từng hạt lúa củ khoai,
Khổ kiếp kiếp đời đời.
Mỗi năm mùa nước lũ
Nước sông Hồng như máu đỏ chảy xuôi.
Vỡ đê! Vỡ đê!
Trống thúc đổ hồi.
Nhà cửa lúa khoai
Theo dòng nước cuốn.
Không nhà không ruộng
Dân cày còn biết đi đâu?
Người ở làng chết khổ bên nhau
Người lên phố, dãi dầu kiếp thợ.
Còn địa chủ, còn Tây,
Đời đời vẫn khổ,
Ngày lại như đêm
Nghèo lại nghèo thêm
Chết nhiều còn cứ chết.
Ôi! Mùa đông giá rét
Mùa đông 45
Hai triệu người chết đói giữa đồng bằng
Nhớ lại, lòng như dao cắt.
Ơi đồng bằng!
Quê hương chúng ta,
Căm thù vót sắc,
Căm thù khắc sâu,
Người trước ngã, có người sau
Chỉ một con đường: Cách mạng,
Đây đồng bằng
Quê hương tháng Tám.
Cờ đỏ sao vàng
Trên chợ, trên sông, trên phố, trên làng,
Như ánh mặt trời cháy đỏ.
Cả đồng bằng
Ngửng đầu lên hớn hở,
Hướng về tương lai.
Cách mạng là đây,
Hạnh phúc đây rồi,
Nắm chặt bàn tay giữ lấy.
Đêm nay chúng ta đi
Đêm sau còn đi mãi
Qua những vùng lửa cháy
Vào sâu giữa ruột đồng bằng,
Vào sâu trong những xóm làng
Mái rạ, lều tre đổ nát.
Đêm đêm từng tràng đại bác
Từ trong bốt giặc,
Dội về xóm thôn,
Những bà mẹ bế con
Chạy Tây càn cực nhọc.
Những bé em gào khóc
Trong quán lạnh bên đường.
Mỗi tấc ruộng bờ nương
Mỗi gốc cây hòn đá
Đều nói lên tất cả
Tội ác của quân thù.
Nói mãi đến nghìn thu
Vẫn còn chưa hả,
Bốt Đởm, Cầu Bo, Quỳnh Lang, Phương Xá
Nhắc tên lên, cũng đủ ghê người.
Nhắc tên! Máu bỗng trào sôi,
Gan ruột tím bầm căm giận.
Ôi đồng bằng!
Quê hương anh dũng.
Ngày đêm không ngớt súng
Bộ đội ta công đồn.
Vút tiếng mìn vút lại tiếng bom
Nổ trên đường cái.
Những con đường nát mình phá hoại
Những chiếc cầu mặt gác xuống lòng sông
Những hầm ngầm, những chiến lũy giao thông
Như hang chuột chạy dài dưới đất.
Mỗi mảnh ruộng
Mỗi góc hầm bí mật,
Những bóng người du kích hiện lên
Người dân cày địch hậu ngày đêm
Cầm giáo mác
Giữ gin xóm mạc.
Đây đồng bằng lúa vờn xanh bát ngát
Vùng căn cứ chúng ta
Hai bờ sông Hồng Hà
Như vành cung rộng mở.
Ta thọc sâu vào ruột gan chúng nó
Phá vỡ vòng đai.
Làng xóm lại phục hồi
Lúa mọc lên đồng chiêm ngập nước.
Dân cày ta
Bàn tay thay cuốc,
Vai người thay trâu,
Nắm chặt tay nhau
Giữ làng chiến đấu.
Đông bằng ta
Thịt da còn rớm máu.
Nhưng thép luyện tinh thần.
Giặc càn đi quét lại quanh năm
Vùng căn cứ vẫn như đồng như thép.
Chúng ta về đồng bằng
Giữa những đêm trăng
Mùa đông lạnh buốt
Từng đoàn dân công cuộn đi như nước
Vượt sông Hồng Hà
Từng đoàn bộ đội vào ra
Lá rung rinh đầu súng.
Ôi đồng bằng anh dũng
Đồng bằng quê hương mến yêu.
Trên mảnh đất phì nhiêu,
Bên những tấm lòng phơi phới,
Đều nghe rõ ngàn muôn tiếng nói:
Giải phóng quê hương!
Giải phóng đồng bằng!
Em trong tôi là chiếc áo bà ba
Đẫm mồ hôi giữa trưa hè nắng cháy
Nhọc nhằn bương chải
Lo cha mẹ già, đàn em nhỏ bữa cơm ngon
Quê hương trong tôi là thửa ruộng non
Cánh cò bay thẳng
Xanh biếc hàng cau
Gầy guộc những nhánh lau
Cố vươn mình theo mùa nước nổi
Em trong tôi là điệu hò câu đối
Thân thương như giàn mướp đắng sau vườn
Chiếc võng đong đưa
Câu ca vọng cổ
Êm đềm tiếng gà gáy vọng xa
Quê hương trong tôi là dòng sông đục phù sa
Đám lục bình tím màu đua nở
Những chú trâu lười gặm cỏ
Tiếng sáo mục đồng
Tiếng chùa gõ mõ
Điệu giao tình mừng lúa chín vàng hoe
Em và quê hương trong tôi vẫn thế
Mùa nối mùa
Vất vả
Bình yên
Vẫn có em với nụ cười hiền
Gói ghém cả tâm hồn quê hương trong đó
Bài thơ không chỉ tả về hình ảnh người con gái anh yêu, mà qua đó còn thể hiện được tình yêu quê hương, yêu những thứ giản dị ở quê nhà, mặc dù vất vả, khó khăn nhưng vẫn tạo được sự yên bình và gói ghém cả tâm hồn quê hương trong đó.
Đồng chiều qua bến My Lăng
Biết ai còn nhớ mùa trăng năm nào
Mẹ già tóc bạc ca dao
Người xưa lạc lối hanh hao dáng gầy
Chuyện thành Hoàng Đế vơi đầy
Thẳm sâu vọng tiếng những ngày hoàng hôn
Nụ cười heo hút lối mòn
Dòng sông chảy ngược chông chênh đá ngầm
Cửa Đông qua lại mấy lần
Hình như không phải nguyên lành xa xưa
Lỡ rồi sá chuyện nắng mưa
Đến ngàn năm vẫn đong đưa khuất chìm
Qua trường học cũ lặng im
Đưa tay lên ngực con tim nghẹn ngào
Tòa nhà đồ sộ lao xao
Hình như ta đã lạc vào cơ quan
Đồng quê lồng lộng gió ngàn
Vội vàng vấp phải nghèo nàn cùng quê
Áo nâu lam lũ bây giờ
Làm sao qua khỏi bến bờ ... rưng rưng
Hoa cau rụng trắng khắp vùng
Lòng ta vỗ sóng tận cùng bão giông
Trời cao còn nổi gió đông
Mà sao cái ác vẫn không chịu lùi ?
Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt
Con đã về đây với mẹ - Mẹ quê hương!
Thanh Quýt Giáp Năm ruộng đồng xơ xác
Đầu con đau dưới nắng chan chan
Giếng đã cạn môi người khao khát
Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn.
Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước
Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa
Chiếc áo màu xanh dù rách nát
Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa.
Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở
Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở
Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu.
Anh đã về đây em ơi! Có gầy đi một chút
Nhưng quả tim đập nhịp phi thường
Quả tim qua hai lần đạn lửa
Vẫn đợi chờ chan chưa yêu thương.
Anh về với em như con sông về biển
Chắt chiu dòng nước ngọt nguồn xa
Hãy nhận lấy dùm anh: con sóng nhỏ
Qua bãi bồi lắng đọng phù sa.
Ấp chiến lược đám mây đen che phủ
Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm
Mẹ lom khom vịn vào vai núi
Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn.
Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương
Gởi chiến sĩ Trường Sa thân yêu
Một vùng đảo xa xôi mà gần gũi
Một chùm sao mọc giữa biển Đông
Một nhánh san hô giữa muôn trùng giông bão
Trường Sa, Trường Sa... Tiếng gọi nức lòng
Những người đã ra đi không khuất phục
Những người đang đứng dưới cờ bay
Song Tử, Trường Sa, Sinh Tồn, Nam Yết
Như cây phong ba ngàn thuở bám đất này
Đội thuyền chúa Nguyễn xưa bay theo các vì sao
Có đến trong mơ những người giữ đảo?
Một tiếng hát ru lẫn vào sóng vỗ
Một con tàu mang tình nghĩa hậu phương
Ôi Trường Sa, huyện đảo quê hương
Con sóng nào cũng âm vang lời Tổ quốc
Xin được cầm tay các anh, những bàn tay gân guốc
Xin được cùng anh hát câu "Nam quốc sơn hà"...
Ngày xưa có đoàn người từ miền Bắc
Chán ghét vua quan áp bức.
Họ đạp núi rừng vượt sóng bể khơi.
Đi vào Nam làm lại cuộc đời
Tìm đất mới gieo mầm hạnh phúc.
Có con sông cũng từ hướng Bắc
Vượt núi rừng ghềnh thác
Tràn vào Nam cuộn cả bóng mây cao.
Người gặp sông
Ngụm nước mát ngọt ngào
Thề với trăng sao cùng nhau kết bạn
Chung nhịp bước về miền Nam nắng sáng
Nơi trời xanh nhởn nhơ đàn cò trắng
Nơi đồng xanh ngơ ngẩn đám nai vàng.
Bờ hoang vu hạ trại một chiều sương
Lột da nai
Lửa cơm chiều bốc khói
Họ đặt tên Đồng Nai cho trời đất mới.
Bao ngày gian khổ
Hằng trăm năm tranh đấu với núi rừng
Mồ hôi, nước mắt, tay sưng
Mới có được góc trời Nam tươi mát
Đồng lúa thơm, vườn bưởi đường, cam mật
Tiếng trẻ thơ cười hát sân trường,
Hồi chuông chùa êm gõ sườn non
Mái tranh vàng khói cơm chiều quyến luyến.
Thuyền dưới bến dập dìu buồm cánh én.
Xe trên đường lẻng kẻng nhạc ngựa vang.
Ôi! Tân Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn.
Giữa vùng quê không giáp biển chỗ nào
Nhưng bữa cơm lại mặn mòi vị biển
Câu dân ca vẫn đậm tình lưu luyến
Theo dòng Lam chảy ra biển hiền hoà
Và con người khi mẹ mới sinh ra
Đã nghe hát những lời ru về biển
Hòn san hô cha lấy làm kỷ niệm
Đặt giữa hồ, ví biển cả quê hương
Rồi mỗi lần nhớ biển đảo trùng dương
Ra ngồi ngắm vẫn dạt dào bát ngát
Các em thơ xếp thuyền buồm san sát
Bao ước mơ, đang chờ được ra khơi
Tiếng rao muối! Nghe thương qúa ai ơi
Trùm cả lên mạn thuyền em nhỏ
Ai muối không...? Sao mà quen mà nhớ
Của mấy bà bán muối dạo giữa trưa
Cũng có khi xuống biển để nô đùa
Nhìn các bác làng chài! Sao trìu mến
Tình keo sơn giữa núi rừng và biển
Gắn với nhau bởi cùng mẹ Âu cơ
Thật thiết tha với biển biết bao giờ
Mà sao cứ nặng tình thương nhớ
Cứ cuộn lên như bao lần sóng vỗ
Biển không xa, biển trong trái tim mình.
Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh
Giữa trời thu lấp lánh tung bay
Hiên ngang đứng ở nơi này
Biển trời tổ quốc hôm nay tuyệt vời
Giữa sóng gió ngoài khơi bão táp
HOÀNG,TRƯỜNG SA ngọn tháp hiên ngang
Lòng ta lửa đã thử vàng
Những người chiến sĩ lại càng kiên trung
Rời tổ ấm ra cùng giữ đảo
Chống kẻ thù tàn bạo xâm lăng
Bao nhiêu gian khổ khó khăn
Bát cơm vị mặn đã ăn bao ngày
Súng vẫn chắc trong tay bền chặt
Với một lòng son sắt thủy chung
Noi gương của các anh hùng
Giữ yên biển đảo ngàn trùng khơi xa
Cánh thư ở quê nhà gửi đến
Có tình em thương mến trao anh
Mong anh nhiệm vụ hoàn thành
Bàng vuông của đảo anh dành tặng em.
Quê hương biển đảo đẹp giàu
Một lòng gìn giữ thương nhau đến cùng
Xin thề...chẳng đội trời chung
Với quân xâm lược chuyên dùng mưu mô.
Kiếp sau nguyện vẫn đội mồ
Căm thù bọn giặc hung nô hại đời
Dù cho máu đổ thịt rơi
Vì quê hương Việt...chẳng lời thở than.
Còn quân cướp nước bạo tàn
Dân mình phải khổ...nát tan xóm giềng
Nhà nhà muốn được bình yên
Phải trừ diệt bọn gây phiền nhiễu nhương.
Gái trai già trẻ lên đường
Giữ gìn biển đảo quê hương chúng mình
Việt Nam tổ quốc quang vinh
Người dân nước Việt thắm tình yêu thương.
Quê hương ơi biết mấy tự hào
Bốn nghìn năm dệt nên trang sử mới
Sóng điệp trùng biển quê hương vẫy gọi
Đây Trường Sa và kia nữa Hoàng Sa.
Đất trời của ta rừng biển của ta
Mấy nghìn năm chẳng bao giờ thay đổi
Đất nước lầm than vượt qua bóng tối
Sự thật sáng lòa chân lý ngàn năm.
Biển quê hương trải qua những thăng trầm
Vẫn thổn thức vì Việt Nam yêu dấu
Đảo Nổi, đảo Chìm bao mồ hôi xương máu
Của cha ông hun đúc đã bao đời.
Những con tàu vẫn vượt sóng ra khơi
Vẫn bám biển như một phần huyết mạch
Vẫn còn đó bao gian lao thử thách
Ta vẫn hiên ngang bám giữ biển trời.
Để mùa tiếp mùa mãi mãi xanh tươi
Anh lại cùng em với bao lời hẹn ước
Xuân lại về nhuộm xanh trời, non, nước
Biển đảo quê mình, ôi biết mấy yêu thương...
Mẹ ơi mẹ hãy yên lòng
Còi tàu đã kéo, biển Đông đang chờ
Mẹ ơi mẹ chớ lắng lo
Con đây bão lớn sóng to ngại gì.
Nghẹn ngào chào mẹ ra đi
Mẹ nuôi con lớn chưa gì báo ân
Nhưng mẹ ơi… Tổ quốc cần
Đời trai bao lớp hiến dâng thân mình.
Lòng ta mong ước hoà bình
Mà bão tố vẫn rập rình ngoài khơi
Trường Sa ơi, Hoàng Sa ơi
Tiếng gọi của biển nghẹn lời rưng rưng…
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Sói lang tham ác đâu dừng mẹ ơi
Nay cướp biển, mai lấn trời
Gây bao đau đớn lòng người Việt Nam.
Mẹ ơi nước mắt chứa chan
Không ngăn được lũ tham tàn kia đâu
Mấy hồi còi giục đã lâu
Mẹ về… con bước lên tàu ra khơi.
Bài thơ là lời khẳng định sự quyết tâm lên đường vì đất nước của người con và mong muốn mẹ ở nhà hãy yên lòng, hãy tin vào một ngày chàng trai sẽ trở về. Với những câu từ chan chứa tình cảm nhưng không kém phần đanh thép, đây cũng là lời khẳng định chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Sắp bão giông không còn cơn gió lộng
Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.
Thêm một ngày trên vùng biển của ta
Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói
Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi
Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.
Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma
Loài lang sói đói mồi nên thèm khát
Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát
Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.
Có đất nước nào như Tổ Quốc ta
Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất
Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất
Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.
Các con mẹ vật lộn giữa biển khơi
Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa
Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa
Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.
Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan
Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ
Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ
Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.
Một ngày buồn sao thấy dài lê thê
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng
Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.
Bài thơ tôn vinh những người con đã hóa những Anh Hùng…Bài thơ khắc họa về những phút giây nguy nan của biển đảo quê hương, đồng thời cũng là tiếng lòng của một người trẻ dành cho đất nước.
30. Bài thơ Tôi đến Trường Sa
Tôi đến Trường Sa
Sao vừa thân vừa lạ
Lạ từng con sóng dập dồn biển cả
Nhưng gần đến tận cùng chất lính thân quen.
Trường Sa những kỷ niệm chẳng gọi thành tên
Sao vẫn cháy âm thầm trong ký ức
Mai xa rồi đừng ai buồn, ai khóc
Để có ngày sẽ trở lại Trường Sa.
Tôi nhớ những điểm đảo đã đi qua
Đây Đá Lớn năm xưa mở luồng gian khó
Kia Cô Lin hiên ngang nhắc nhở
Những anh hùng Tổ quốc không bao giờ quên
Đó Phan Vinh, Sơn Ca, Đá Tây, Sinh Tồn Đông vững chãi giữa đại dương
Qua Trường Sa Lớn càng thêm tự hào
Đến DK1 ngẩng đầu cao
Bài ca “Nam quốc sơn hà” không thể nào khác.
Tôi đứng dưới Quốc kỳ nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng Trường Sa.
Mai đây tôi trở lại quê nhà
Biết mình phải sống hơn vì những điều chân lý
Bất khuất trung kiên như lớp người lính thủy
Khi đã chọn “đảo là nhà, biển cả là quê hương”.
Bài thơ là tình cảm của tác giả dành cho quần đảo Trường Sa sau chuyến ra thăm đảo trở về. Tình cảm của những người dân nơi đây bình dị, thân thiết, họ sẵn sàng trao cho nhau những cái ôm thật nồng ấm, tự nhiên. Có đến với Trường Sa mới thấu hết được tình người nơi ấy. Trường Sa thân yêu dù rất xa nhưng cũng thật gần trong mỗi trái tim của con người Việt Nam.
Trên đây là bài viết về Top những bài thơ về biển đảo quê hương hay nhất? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thơ trong kho tàng văn học Việt Nam.
- Chủ đề
- quê hương thơ tho hay thơ về biển đảo