Top những bàn phím (keyboard) máy tính tốt nhất nên mua trong năm 2016

0-keyboard.jpg

Có thể bỗng nhiên một ngày nào đó bàn phím của bạn bỗng nhiên không thể đưa ra bất kì kí tự nào trên màn hình máy tính khi đang tương tác với Word, PowerPoint, hoặc là công việc của bạn trở nên chậm chạp hơn bởi các nút phím không còn nhạy như khi bạn mới mua về, hay thậm chí có thể là chiếc bàn phím không còn phù hợp hay đầy đủ chức năng để bạn tham gia vào những cuộc chiến game với bạn bè của mình nữa…. thì khi đó, chúng ta đều có trong mình một giải pháp tối ưu nhất, chính là đi ra các cửa hàng và mua cho mình một thiết bị mới phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu sử dụng của bản thân. Đối với nhiều người, việc lựa chọn bàn phím nghe chừng có vẻ đơn giản khi chỉ cần ra và mua, nhưng ít ai trong số đó biết rằng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu năng sử dụng, sự thoải mái và hài lòng trong quá trình trải nghiệm. Cũng chính vì vậy mà việc lựa chọn cho mình một bàn phím đáp ứng đủ nhu cầu là một điều khó khăn.

Ngày nay, bàn phím được chia ra làm nhiều dòng khác nhau, từ dành cho văn phòng, đến cho những game thủ chuyên nghiệp, hay các thiết bị điện tử khác trong gia đình, và mỗi nhu cầu lại đi đến những đáp ứng về tính năng khác nhau. Dưới một thị trường tràn ngập những hãng sản xuất với không ít mẫu sản phẩm được tung ra và tiêu chí đánh giá khác nhau, thì liệu đâu là thứ mà ảnh hưởng quan trọng nhất trong việc tìm ra một bàn phím thực sự phù hợp với người dùng nhất?

Khả năng kết nối

Thông thường, chúng ta đã quá quen thuộc với việc kết nối một thiết bị nào đó vào chiếc máy tính mà mình đang sử dụng thông qua cáp kết nối trực tiếp đến cổng USB trên thiết bị chủ. Và phần lớn các hãng sản xuất trên thị trường vẫn dùng phương thức plug-and-play (cắm để sử dụng) cho các thiết bị của mình khi chỉ cần cắm, và mọi thứ đã sẵn sàng để tương tác. Điểm mạnh của phương thức này chính là việc đảm bảo tốc độ kết nối nhanh, liên tục, cũng như không cần nguồn cung cấp để thiết bị hoạt động, giá thành thấp hơn và vì thế mà nó luôn được làm ưu tiên hàng đầu trong các thiết bị yêu cầu độ chính xác cao và đáp ứng nhanh chóng như trong các sản phẩm chơi game chuyên dụng bên cạnh các sản phẩm thuộc các phân khúc khác. Tuy nhiên, bạn thử nghĩ xem, chiếc PC hay laptop của bạn không những chỉ đi kèm với một chiếc bàn phím, mà đó còn là chuột, tai nghe, loa ngoài….với kết nối có dây, khiến chúng trở thành một mạng nhện đúng nghĩa trên chính chiếc bàn làm việc, không những thế mỗi thiết bị có một độ dài dây khác nhau làm cho bạn gần như chỉ sử dụng được bàn phím trong một phạm vi nào đó mà thôi.

1-ket-noi.jpg

Chính những nhược điểm đó đã làm sản sinh ra các thiết bị ứng dụng kết nối không dây, và bàn phím cũng không phải là một ngoại lệ trong trường hợp này. Và đương nhiên, lúc này, các sóng tần số cao RF hay Bluetooth tương tác giữa các bộ thu phát gắn trực tiếp trên thiết bị và thông qua dụng cụ nhỏ được cắm vào cổng USB là cách thức chính được sử dụng. Công nghệ không dây khiến cho mọi thứ trở nên gọn gàng hơn, khả năng sử dụng cũng ở tầm xa hơn, nhưng bù lại, khả năng truyền không thể cao như các kết nối có dây, bên cạnh nó dễ bị ảnh hưởng từ các vật cản, hay các nguồn khác tương tự như chính chiếc smartphone đang kết nối Bluetooth của bạn đặt gần đó.

Với công nghệ kết nối tần số cao RF thì hiện nay các bàn phím đang sử dụng nằm trong dãy tần số 2.4GHz thường ứng dụng trên các bộ router Wi-Fi. Và để kết nối thiết bị với máy tính, một bộ giao tiếp hay thường gọi là USB Dongles là thứ không thể thiếu để gắn trên cổng USB của PC trước khi sử dụng để truyền tín hiệu. Hiện nay, có nhiều công ty bắt đầu ứng dụng các bàn phím với công nghệ này cho các máy tính trong văn phòng của mình khi nó tạo ra sự tiện lợi cho các nhân viên của mình, cũng như là vẻ thẩm mĩ, tiết kiệm năng lượng hơn, mặt khác, một USB Dongles cho khả năng không những kết nối chỉ 1, mà đó còn các thiết bị khác như chuột cùng hãng để đảm bảo khả năng làm việc, nhưng phần nào hạn chế tối đa số cổng sử dụng để chừa cho các thiết bị khác có thể tương tác.

Còn với công nghệ Bluetooth, dù được ra mắt sau nhưng mà độ phổ biến của nó hiện nay cũng không hề thua kém các người đàn anh của mình, khi mà loại bỏ gần như hoàn toàn sự hỗ trợ của USB Dongles nhỏ và tương đối bất tiện cũng như dễ mất trong quá trình sử dụng, thay vào đó là kết nối Bluetooth trực tiếp đến thiết bị chủ, vốn là kết nối không thể thiếu trên các thiết bị di động lẫn PC, laptop. So với những thiết bị sử dụng RF, thì các thiết bị có kết nối Bluetooth trước đây thường tốn pin hơn khi phải hoạt động liên tục kể từ lúc người dùng bật lên hay tắt đi, trong khi bên kia chiến tuyến, các thiết bị sử dụng RF lại có khả năng điều chỉnh hoạt động thông qua việc có hay không kết nối đến USB Dongles để từ đó giảm thiểu năng lượng sử dụng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thì vấn đề này đang được khắc phục một cách triệt để hơn khi mà các nhà sản xuất hàng đầu bắt đầu ứng dụng cảm biến nhận dạng được sự tương tác của bàn tay con người để giảm thiểu năng lượng xuống mức tối đa khi không có bất kì sự tác động của người dùng nào đến thiết bị trong khoảng thời gian bao lâu đó, nên tránh được việc người dùng cứ phải thay pin hay sạc lại nó mỗi vài tiếng sử dụng.

Switch của bàn phím

Có thể vấn đề Switch của bàn phím luôn là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá chất lượng, độ bền của nó, nhưng phần lớn người dùng trong chúng ta lại bỏ qua nó. Tuy nhiên, dù có điều đó xảy ra đi chăng nữa, thì ít ra chúng ta vẫn có thể nhận ra sự khác biệt trong các cảm giác nhấn bởi chính các loại Switch này gây nên là như thế nào. Hiện nay trên thị trường, bàn phím được chia ra làm 3 loại căn cứ vào yếu tố này, với dòng phím Silicon Dome, dòng Scissor Switch, và cuối cùng là phím cơ với Mechanical Switch.

2-switch.jpg

Với các bàn phím có giá thành tương đối rẻ tiền, chẳng hạn như các bàn phím thường được tặng kèm khi bạn mua mới một chiếc PC hay các bàn phím được bán một cách đại trà ở bất kì cửa hàng nào bạn thấy, thường phần lớn trong số chúng đi kèm với Silicon Dome ở dưới bề mặt, trong đó có loại được thiết kế thành một tấm dài dành cho tất cả các phím hay được chia ra làm phím riêng biệt. Điểm mạnh của các phím dạng này là mang lại cảm giác bấm khá nhẹ và êm, ít khi gây ra tiếng động nhưng vẫn cho bạn cảm giác rằng mình đã nhấn phím đó hay là chưa. Tuy nhiên, thì vì đây thực chất là một miếng cao su nên lâu ngày, độ đàn hồi của nó cũng bị giảm đi và thường có hiện tượng bị lún xuống khiến nút bấm không còn nhạy như lúc bạn mới mua về trong thời gian sử dụng tùy thuộc vào giá thành mà bạn bỏ ra.

Bên cạnh đó, ở phân khúc giá thành thấp, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của các bàn phím dạng chiclet thường dùng trong các laptop, ultrabook hay một số bàn phím PC khi nó thay thế việc ứng dụng các tấm Silicone mà thay vào đó là Scissor Switch, với độ ổn định cơ học cao hơn cho các thao tác tạo cảm giác tốt, độ bền cao, cùng với đó là các bộ phận tích hợp ngay bên dưới từng phím bấm giúp rút ngắn hành trình bấm khiến người dùng cảm thấy mọi thao tác có phần nhanh hơn bất kể ở lực nhấn như thế nào, thay vì phải nhấn thật mạnh như trên các bàn phím dạng Silicon Dome trước đây.

Nhưng liệu thì các bàn phím với Scissor Switch có thật sự là tốt nhất chưa? Câu trả lời là chưa khi mà khả năng phản hồi chưa cao, cộng thêm việc mặc dù mang lại cảm giác tốt, nhưng mà việc bị mất phím ở những trường hợp nhấn quá nhanh vẫn thường xuyên diễn ra, điều không nên có trong các trận đấu game chuyên nghiệp. Và khi đó, cơ khí được ứng dụng lên các bàn phím để tạo ra các Switch Mechanical trên những chiếc phím đắt tiền mà chúng ta vẫn thường thấy trong các cửa hàng chuyên về game Khác với việc sử dụng các tấm cao su bên dưới bề mặt, các phím Switch Mechanical lại ứng dụng các lò xo trong từng nút nhấn khiến cho việc nhận nút trở nên nhanh hơn, mà độ đàn hồi cũng cao hơn với thời gian sử dụng được đảm bảo từ 20-50 triệu lần bấm, chưa kể việc sửa chữa khi đến tuổi thọ của nó cũng tốt hơn khi chúng ta chỉ cần tháo bỏ chúng và thay thế bằng các switch tương đương được bán một cách đầy đủ trên thị trường. Chỉ nói riêng về phím cơ thôi cũng có đủ chủng loại Switch với các lực nhấn khác nhau, tiếng động tạo ra cũng khác, và hành trình phím cũng được tạo ra tùy thuộc vào mục đích chính là phục vụ cho công việc gì. Nhưng dù thuộc chủng loại nào đi chăng nữa thì các bàn phím sử dụng Mechanical Switch vẫn được cho là loại phím bấm tốt nhất trên thị trường.

Bên cạnh loại switch thì layout, hay còn hiểu nôm na là cách trình bày và sắp xếp các phím bấm cũng là một điểm đặc trưng cho từng bàn phím. Mặc dù cũng cùng thuộc phân khúc bàn phím QWERTY, nhưng có bàn phím lại có nút Enter thuộc dạng thanh dài, trong khi một số bàn phím khác có nút này thuộc dạng chữ L ngược, hay có bàn phím đầy đủ phím số, và có bàn phím lại không, thậm chí có những loại cắt bỏ hoàn toàn các nút chức năng rời như Home, Insert, Delete để tích hợp vào các phím chữ trên bề mặt. Dĩ nhiên, tất cả được tạo ra cũng để đáp ứng mục đích chính là phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng, cũng như sự tiện lợi trong quá trình di chuyển

Thiết kế công thái học

Hình dạng, thiết kế của một chiếc bàn phím ít nhiều ảnh hưởng đến tay của người dùng trong một thời gian sử dụng dài khi nó có thể gây ra sự khó chịu, chưa kể việc chấn thương các ngón tay, cổ tay nếu như bàn phím đó khiến người dùng phải cố gắng điều chỉnh tư thế để có thể sử dụng được. Chính vì thế, một bàn phím với thiết kế công thái học không những chỉ đơn giản là mang đến cho bạn việc thoải mái trong quá trình sử dụng mà còn tránh các tổn thương không đáng có khiến bạn phải tránh việc làm việc với bàn phím trong khoảng thời gian dài sau đó, chưa kể các di chứng không tốt về sau. Chuẩn thiết kế công thái học do nhiều yếu tố quyết định, chẳng hạn như khoảng cách giữa các phím như thế nào, hay độ dốc, khả năng kê tay… quyết định, nhưng trên hết là sự thuận tiện và thoải mái trong từng thao tác

Chuẩn thường và Gaming

Với những bàn phím bình thường, chúng ta thường thấy nó chỉ đáp ứng nhu cầu đánh máy hay sử dụng thông thường nên ngoài việc mang đến một số lượng đầy đủ các phím bấm, có thể đi kèm các nút chức năng hỗ trợ, thì không có gì đặc biệt khác. Trong khi đó, các bàn phím thuộc dạng gaming thường đi kèm nhiều hơn thế trong đó phải kể đến một thiết kế phù hợp cho các trận thi đấu, với việc tích hợp một số lượng lớn để tùy chỉnh và điều khiển nhân vật, cũng như tạo ra một chế độ quen thuộc nhất tùy thuộc vào từng người sử dụng, chưa kể độ bền, khả năng phản hồi phải nhanh chóng nhưng đầy đủ tất cả các thao tác. Bên cạnh đó, các yếu tố thẩm mĩ cũng được đề cao và các đèn nền hỗ trợ là điều không thể thiếu để có thể thoải mái thao tác trong bất kì thời điểm nào từ sáng đến tối, hay một số lượng khả năng thay đổi màu sắc, kiểu dáng khác nhau từ gọn nhẹ đến phong cách

3-chuan-gaming.jpg


Với các bàn phím chơi game thuộc dạng cao cấp trên thị trường thường đi kèm với nó là các switch dạng mechanical để tạo cảm giác nhấn và độ phản hồi tốt, cùng với đó là bề mặt các phím bấm có chất lượng với độ bền cao, cùng hàng loạt những tinh chỉnh như các nút macro được thiết lập nhằm tạo ra một tổ hợp nút bấm tùy thuộc vào ý định của người dùng, hay các tính năng hấp dẫn khác như thay đổi nút WASD sao cho đặc biệt, hoặc thay toàn bộ dàn keycaps để tạo một cái nhìn mới, một cảm giác khác tốt hơn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào dòng bàn phím, cũng như hãng sản xuất mà đèn nền cũng có độ tùy chỉnh khác nhau, từ màu sắc, đến hiệu ứng, hay độ sáng tối của đèn. Anti-ghosting cũng là một tiêu chí giúp đảm bảo việc nhận toàn bộ các nút nhấn dù trong cùng một thời điểm, bạn có nhấn cùng lúc bao nhiêu nút đi chăng nữa, điều bị hạn chế ở con số 6 trong các bàn phím thông thường. Một điểm đặc biệt khác là việc tích hợp các cổng kết nối như USB hay ngõ ra âm thanh ngay trên chính bàn phím để người dùng cũng có thể từ đó kết nối thêm các ngoại vi như chuột, tai nghe một cách trực tiếp vào đó, thay vì cứ phải cắm trên các cổng giao tiếp tương ứng trên PC, tạo sự thuận lợi trong quá trình sử dụng tốt hơn mà vẫn tránh bị vướng dây hay lo ngại vì dây cắm quá ngắn.

Như đã nói ở trên, với các nút macro đi kèm, một phần mềm tùy chỉnh là thứ không thể thiếu để bàn phím có thể nhận dạng, cũng như thực hiện các tổ hợp phím mà người dùng đã thiết lập trước đó. Đương nhiên macro như một tùy chọn mà không phải bàn phím gaming nào cũng có, hay số lượng phím macro cũng tùy thuộc vào hãng sản xuất mà có số lượng khác nhau tất cả tùy thuộc vào nhu cầu của chúng ta, thể loại game của chúng ta chơi để lựa chọn sao cho phù hợp. Riêng với cá nhân mình, một bàn phím thuộc dòng Mechanical Switch với chuẩn TKL rút gọn hoàn toàn phần phím số bên phải đã đủ nhu cầu để sử dụng cho công việc, chơi game, và tiện di chuyển mà không cần các nút macro quá nhiều trên bề mặt bàn phím.

Với hàng loạt những tiêu chí được đưa ra như vậy, cùng với việc có không ít sản phẩm trên thị trường, thì đâu sẽ là bàn phím tốt nhất mà chúng ta không nên bỏ qua ở thời điểm hiện tại?

Corsair K95 RGB

4-corsair-k95-rgb.jpg

Corsair K95 RGB đến nay vẫn được bình chọn là một trong những bàn phím chơi game tốt nhất với phần Switch cơ học có chất lượng cao đến từ hãng Cherry nổi tiếng trong giới game thủ đến từ CHLB Đức, cùng với sự tùy chỉnh cao về các nút macro và một hệ thống đèn nền led RGB phong phú về màu sắc và đa dạng về phong cách có thể thiết lập một cách thoải mái

iClever Portable Foldable Bluetooth Keyboard

5-iclever-portable-foldable-bluetooth-keyboard.jpg

Nếu bạn thường xuyên làm việc trên những chiếc smartphone hay tablet mà không quen dùng bàn phím cảm ứng của nó, thì một bàn phím vật lí rời kết nối thông qua Bluetooth như iClever Portable Foldable Bluetooth Keyboard là một sự lựa chọn hoàn toàn hấp dẫn trong phân khúc $50 bởi chất lượng cao cấp, tiện lợi trong khả năng di chuyển và sự tương thích với hầu hết các thiết bị có mặt trên thị trường

Qwerkywriter

6-qwerkywriter.jpg


Nghe có vẻ lạ nhưng Qwekywriter mang cho người dùng một hoài niệm về thời kì của các bàn phím máy đánh chữ với hệ thống Switch Mechanical cao cấp cùng khả năng kết nối Bluetooth tương thích với hàng loạt các thiết bị từ PC, laptop đến smartphone lẫn tablet

Cherry MX-Board 3.0 G80-3850

7-cherry-mx-board-3.0-g80-3850.jpg

Không quá nổi bật trong thiết kế, nhưng Cherry MX-Board 3.0 G80-3850 là một cái tên hấp dẫn trong giới bàn phím khi mang một kiểu dáng tiêu chuẩn cùng chất lượng cao cấp như đúng sức mạnh của dòng Switch Cherry nổi tiếng của nó vậy

Corsair Strafe Mechanical Gaming Keyboard

8-corsair-strafe-mechanical-gaming-keyboard.jpg

Thêm một sản phẩm khác đến từ Corsair trong phân khúc cao cấp nhưng không quá màu mè, bù lại là sự tập trung trong những trải nghiệm với một kiểu dáng bắt mắt, khả năng tùy chỉnh cao và sự thoải mái trong quá trình sử dụng và một hệ thống đèn led trông đơn giản nhưng vô cùng nổi bật đúng như truyền thống của Corsair

Logitech K480 Bluetooth Multi-Device Keyboard

10-logitech-k480-bluetooth-multi-device-keyboard.jpg

Logitech K480 Bluetooth Multi-Device Keyboard phần nào đã giới thiệu một cách đầy đủ những gì mà một chiếc bàn phím Bluetooth có thể làm khi cho khả năng kết nối đến tất cả các thiết bị khác thông qua kết nối thông dụng này trên mọi nền tảng khác nhau với một chất lượng cao cấp

Microsoft All-in-One Media Keyboard

11-microsoft-all-in-one-media-keyboard.jpg

Chiếc bàn phím không dây đến từ Microsoft là một cái tên đáng có mặt trong nhà bạn, cho phép khả năng tương tác một cách đầy đủ đến hệ thống âm nhạc trong ngôi nhà của mình hay các thiết bị tương tự trong phòng khách mà không cần phải đụng tay đến các hệ thống trên. Đặc biệt, Microsoft All-in-One Media Keyboard không những chỉ mang đến hệ thống bàn phím rời, mà đó còn là trackpad được sử dụng như chuột máy tính để tương tác dễ dàng hơn tùy thuộc thiết bị bạn điều khiển

Razer BlackWidow Tournament Edition Chroma

12-razer-blackwidow-tournament-edition-chroma.jpg

Mặc dù có thể Razer là hãng không được đánh giá cao trong phương diện bàn phím chơi game nhưng đó không phải là điều có thể áp dụng với phiên bản BlackWidow Tournament Edition Chroma khi nó có chất lượng tốt với switch cao cấp, và hệ thống đèn nền 16.8 triệu màu đúng như phong cách trong dòng sản phẩm mang tên Chroma của Razer

SteelSeries Apex M800

13-steelseries-apex-m800.jpg

Nhắc đến SteelSeries, người ta thường nghĩ đến những chú chuột hay tai nghe cao cấp trong giới game thủ, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng bàn phím của họ không có gì để nói đến. Bù lại, những sản phẩm như SteelSeries 6gv2 từng là một trong những thiết bị có độ bền bất chấp mọi tác động, và giờ đây, SteelSeries Apex M800 tiếp tục phát huy những gì mà đàn anh mình đã để lại, bên cạnh việc tạo nên một hiệu năng tuyệt vời trong quá trình sử dụng, sự đầy đủ trong các phím macro đi kèm, và một hệ thống đèn nền rực rỡ với khả năng tùy chỉnh cao trong phần mềm riêng đi kèm

Topre Type Heaven ZA0100

14-topre-type-heaven-za0100.jpg

Không có quá nhiều những tính năng, nhưng bù lại, Topre Type Heaven ZA0100 lại hướng đến việc tạo cho người dùng cảm giác thoải mái tối ưu trong quá trình tương tác cùng với thiết kế đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả trong từng góc cạnh của sản phẩm

Theo PCMag
 

Thống kê

Chủ đề
102,155
Bài viết
469,742
Thành viên
340,380
Thành viên mới nhất
aecungchoidue
Top