Dường như trong thời buổi công nghệ phát triển ngày nay, các kết nối Internet không dây thông qua các router đã trở thành một thứ không thể thiếu. Với sự phổ biến của các thiết bị di động và các nội dung trên Internet phong phú đã khiến cho nhu cầu này trở nên tăng cao đến mức gần như không nơi nào bạn không nhận thấy sự có mặt của chúng, từ văn phòng, đến các nơi công cộng, thậm chí là ngay cả trong nhà của bạn. Trước đây, chúng ta quá quen thuộc với những cái tên như D-Link, TP-Link hay Linksys, nhưng liệu đó đã phải là tất cả các hãng sản xuất dòng thiết bị này hiện nay? Rõ ràng là chưa khi mà những cái tên như Asus hay Acer cũng xâm nhập vào thị trường này như một đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng. Không chỉ đơn thuần là khác biệt trong hãng sản xuất, thiết kế, mà với việc các tiêu chuẩn về Wi-Fi mới liên tục được đưa ra đi kèm với sự nâng cấp trong tốc độ cũng đã phân hóa thị trường của dòng thiết bị này nhiều hơn. Vậy thì làm sao để có thể lựa chọn một chiếc router mới nhất với khả năng đáp ứng trong công nghệ và tốc độ hiện nay?
TP-Link Archer AC3200 Wireless Tri-Band Gigabit Router – Giá tham khảo: 4,180,000 triệu đồng
Thiết kế ấn tượng với sáu hệ thống anten phục vụ cho ba mạng kết nối không dây trên cùng thiết bị
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 2x 1300 Mbps, 802.11n: 600 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 1x USB 3.0, 1x USB 2.0 | Tính năng: Hỗ trợ kép tiêu chuẩn mạng 802.11ac, sử dụng hệ thống ba vi xử lí độc lập với lõi kép tốc độ 1GHz, công nghệ Smart Connect
Ưu điểm:
+ Hệ thống mạng không dây kép
+ Mạnh mẽ trong khả năng xử lí
Khuyết điểm:
+ Không hỗ trợ kết nối có tốc độ cao hơn chuẩn 802.11ac
+ Không tích hợp modem bên trong
TP-Link Archer AC3200 Wireless Tri-Band Gigabit Router là thiết bị được xây dựng nên dựa trên ý tưởng về hệ thống 6 anten cung cấp 3 mạng không dây khác nhau trong điều kiện sử dụng ở những nơi yêu cầu cùng lúc có hàng tá những chiếc laptop hay các thiết bị công nghệ như smartphone cần kết nối Internet không dây. Sử dụng băng tần 5GHz trên tiêu chuẩn kết nối 802.11ac đã giúp cho việc chuyển giao dữ liệu với dung lượng lớn trên một kênh kết nối không còn làm gián đoạn khả năng sử dụng hay bất kì vấn đề nào liên quan đến băng thông trên các thiết bị khác khi có thể sử dụng thay thế bằng kênh truyền còn lại với tốc độ tối đa một cách hoàn toàn tự động theo những gì mà nhà phát triển đã xây dựng bên trong thiết bị của mình. Với công nghệ TP-Link Smart Wi-Fi cho phép thiết bị có thể lựa chọn ra băng tần thích hợp để cung cấp cho nhiều thiết bị khác nhau với mỗi thiết bị lại hỗ trợ một chuẩn khác nhau. Bên cạnh đó, cũng như nhiều thiết bị TP-Link khác, phiên bản TP Link Archer AC3200 Wireless Tri-Band Gigabit Router vẫn sử dụng một giao diện người dùng cơ bản và đơn giản với những thiết lập cơ bản để người dùng có thể quản lý hiệu quả các kết nối xuất hiện trên từng trang khác nhau không khác gì 3 bộ định tuyến một lúc nhằm tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Ngoài những tính năng kể trên, TP Link Archer AC3200 Wireless Tri-Band Gigabit Router còn cho phép khởi tạo mã WPS, tùy chỉnh hệ thống đèn LED và tắt bật Wi-Fi trực tiếp bên trên thiết bị một cách hoàn toàn đầy đủ
Starry Station – Giá tham khảo: 6,600,000 triệu đồng
Khi mà bộ định tuyến trở nên hấp dẫn và lôi cuốn trong thiết kế và tính năng
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1,300Mbps 802.11n: 450Mbps | Cổng giao tiếp: 2 x Gigabit LAN | Tính năng: Hỗ trợ công nghệ Wi-Fi băng tần kép, màn hình cảm ứng 3.8-inch LCD, tích hợp hệ thống âm thanh với loa ngoài và microphone
Ưu điểm:
+ Thiết kế đơn giản và tao nhã
+ Màn hình cảm ứng mang đến khả năng quản lý và hiển thị thông tin dễ dàng hơn
Khuyết điểm:
+ Đôi khi cần thiết lập lại hệ thống đường truyền dây của cả khu nhà
Starry Station là một cái tên khá đặc biệt trong dòng sản phẩm bộ định tuyến router trong cùng mức giá khi mà sau khi theo đuổi những gì liên quan đến tốc độ kết nối và tầm vực sử dụng, thì nhà sản xuất thiết bị này lại có sự chú ý mạnh mẽ đến sự thẩm mỹ nhiều hơn của sản phẩm. Với thiết kế nguyên khối theo hình dạng của một tam giác với màn hình LCD ấn tượng trong khả năng hiển thị, Starry Station dường như phù hợp hơn để có thể xuất hiện trên bàn làm việc hay sử dụng như một vật trang trí trong phòng khách hơn là việc núp ở nơi nào đó thật cao trên sát trần nhà để có thể phủ sóng một cách tốt nhất. Đương nhiên với thiết kế này đã khiến cho Starry Station có phần đắt đỏ hơn những gì mà người dùng vẫn thường tìm kiếm, nhưng bên cạnh đó, thì hiệu năng cũng có phần cải thiện hơn khá nhiều so với những gì mà nhà cung cấp dịch vụ thường mang đến cho người dùng mỗi khi thiết lập một kết nối mới. Vì thế mà nếu bạn không chỉ quan tâm trong tính năng, mà còn đó là một ngoại hình ấn tượng, thì rõ ràng Starry Station sẽ là cái tên hấp dẫn mà bạn khó lòng để có thể bỏ qua
Asus RT-AC88U - Giá tham khảo: 6,270,000 triệu đồng
Hệ thống điều chế 1024-QAM mang đến một hiệu năng cao nhất từng được tìm thấy trên router
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 2167Mbps 802.11n: 1000 Mbps | Cổng giao tiếp: 9x Gigabit Ethernet, 1x USB 2.0 1x USB 3.0 | Tính năng: 1024-QAM, MU-MIMO, WTFast Gamers Private Network, Asus AiProtection, hệ thống phần mềm AsusWRT
Ưu điểm:
+ Tốc độ cao nhất từng được có mặt trên hệ thống router
+ Hệ thống phần mềm quản lý đa dạng trong khả năng quản lý
Khuyết điểm:
+ Mức giá thành đắt đỏ không hề thua kém Starry Station
+ Yêu cầu hệ thống phần cứng đặc biệt để tận dụng tối đa tốc độ mang lại
Asus RT-AC88U bào chữa cho sự đắt đỏ của mình hơn mức trung bình bằng những thể hiện trong các thông số về một tốc độ kết nối gần như không thể nào sánh được đến mức phá vỡ những quy chuẩn trước đây của 802.11ac để mang nó đến một thế hệ hoàn toàn mới ấn tượng trong hiệu năng kết nối. Với 4 anten được bố trí đều trên thiết bị, cùng công nghệ điều chế NitroQAM đã nâng tốc độ kết nối của Asus RT-AC88U lên một tốc độ gần như không thể nào có thể phá vỡ được với giới hạn giờ đây đã đạt mức 1GB/giây. Đương nhiên với những công nghệ hoàn toàn mới mẻ như thế, Asus RT-AC88U cũng cần sự đầu tư trong bộ NitroQAM không dây như Asus PCE-AC88 để đạt được tốc độ mong muốn. Bên cạnh hệ thống phần mềm đa dạng và mạnh mẽ trong khả năng quản lý, Asus RT-AC88U gần như là số ít bộ định tuyến router hiện nay cung cấp đồng thời tới 9 ngõ ra khác nhau cho chuẩn Ethernet và khả năng giao tiếp dữ liệu lên đến 100MB/s cho cổng USB 3.0 của mình
Netgear Nighthawk X4S VDSL/ADSL Modem Router D7800 – Giá tham khảo: 440,000 ngàn đồng
Tích hợp VSDL và 4 anten cho tốc độ kết nối mạnh mẽ và phân bố đều ra không gian
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1733Mbps, 802.11n: 800 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 2x USB 3.0, 1x eSATA | Tính năng: VDSL 2 modem
Ưu điểm:
+ Kết nối không dây 4x4 với tốc độ ấn tượng ở mức 1733Mbps
+ Hệ thống VSDL 2 modem
Khuyết điểm:
+ Thiếu hụt khả năng điều chế 1024-QAM
+ Yêu cầu hệ thống phần cứng đặc biệt để tận dụng tối đa tốc độ mang lại
Netgear Nighthawk X4S VDSL/ADSL Modem Router D7800 là bộ định tuyến tiếp theo được nhắc đến trong danh sách của chúng ta trong ngày hôm nay sở hữu hệ thống 4 anten khác nhau và cung cấp một tốc độ lớn hơn so với các kết nối tiêu chuẩn 802.11ac trên các dòng sản phẩm khác, và có thể được sử dụng như trạm phát sóng hay đơn giản là cầu nối của các thiết bị mạng khác nhau. Với 2 cổng USB 3.0 và 1 cổng eSATA cho phép Netgear Nighthawk X4S VDSL/ADSL Modem Router D7800 khả năng giao tiếp ngoại vi mạnh mẽ với tốc độ truyền dữ liệu lớn, bên cạnh việc tích hợp VSDL 2 modem. Hệ thống phần mềm quản lý trên Netgear Nighthawk X4S VDSL/ADSL Modem Router D7800 cũng khá hấp dẫn không hề thua kém gì những tính năng về kết nối mà thiết bị này mang lại, trong đó nổi bật nhất có lẽ là hệ thống Dynamic QOS cho phép người dùng dễ dàng quản lý mạng nội bộ trong nhà hay văn phòng với một lượng lớn kết nối đến cùng lúc, điều vốn là ác mộng trên nhiều dòng router đến từ các hãng khác mỗi khi cần điều chỉnh trong những trường hợp như vậy
Linksys WRT1900ACS
Một ấn tượng mạnh mẽ trong ngoại hình thiết kế từ Lynksys
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1300 Mbps, 802.11n: 600 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 1x USB 2.0, 1x USB 3.0, eSATA | Tính năng: tương thích với OpenWRT, hỗ trợ LinkSys Smart Wi-Fi
Ưu điểm:
+ Hệ thống phần mềm quản lý mạnh mẽ và hữu dụng
+ Tầm vực hỗ trợ kết nối rộng và hiệu năng mạnh mẽ trong việc giao tiếp ngoại vi
Khuyết điểm:
+ Mức giá vẫn còn khá khó để trở thành lựa chọn hàng đầu
Với việc phân phối chỉ dừng lại ở ba kết nối cùng lúc đã giúp cho Lynksys WRT1900AC có một giá thành dễ chịu hơn đôi chút so với các bộ định tuyến khác hỗ trợ đến 4 kết nối xuất hiện trên thị trường. Không ấn tượng để trở thành cái tên dẫn đầu trong hiệu năng kết nối, thế nhưng điều đó cũng không thật sự cần thiết khi Lynksys WRT1900AC vẫn đảm bảo sự hoàn thiện để có thể trải nghiệm một cách liên tục bên cạnh hệ thống phần mềm ấn tượng trong khả năng quản lý. Bộ vi xử lí lõi kép 1.6GHz cùng 512MB RAM đã giúp người dùng Lynksys WRT1900AC thật sự dễ dàng hơn trong việc tùy chỉnh kết nối với khả năng tích hợp VPN hay cung cấp tầm vực kết nối rộng hơn và giao tiếp ngoại vi nhanh chóng trên cổng USB 3.0 của mình
D-Link EXO AC1750 WiFi Router DIR-869 – Giá tham khảo: 350,000 ngàn đồng
Khả năng hoạt động ấn tượng trong phân khúc mà sản phẩm hướng tới
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1300 Mbps, 802.11n: 450 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet | Tính năng: vi xử lí lõi kép
Ưu điểm:
+ Hỗ trợ hệ thống mạng 3x3 802.11ac tương thích với hầu hết laptop và thiết bị di động
+ Thiết kế đạt độ mỏng tối đa
Khuyết điểm:
+ Không cung cấp hệ thống lưu trữ được chia sẻ
Với hệ thống 4 anten được thiết kế phẳng rộng, D-Link EXO AC1750 WiFi Router DIR-869 là dòng router thuộc phân khúc tầm trung của D-Link sử dụng thiết kế bằng phẳng nhưng không thể thiếu vắng đi các góc cạnh tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm. Không hoàn toàn mang đến một cái gì đó gọi là nhanh nhất trong khả năng kết nối để nắm giữ ngôi vương trên thị trường, nhưng D-Link EXO AC1750 WiFi Router DIR-869 vẫn đảm bảo một tốc độ đủ để có thể nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc mà không có quá nhiều sự phàn nàn về việc bị gián đoạn hay băng thông giới hạn, bên cạnh khả năng tương thích với gần như là các thiết bị hay phần cứng tích hợp khả năng kết nối mạng không dây hiện nay
Asus RT-AC68U – Giá tham khảo: 3,080,000 triệu đồng
Không hề quá mới mẻ trong dòng sản phẩm Asus nhưng cũng không có bất kì sự lỗi thời nào
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1300 Mbps, 802.11n: 600 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 1x USB 3.0, 1x USB 2.0 | Tính năng: Asus AiProtection, hệ thống phần mềm AsusWRT
Ưu điểm:
+ Hệ thống phần mềm quản lý ấn tượng
+ Hiệu năng mạnh mẽ trong tốc độ và tầm vực kết nối
Khuyết điểm:
+ Không mang đến tốc độ tối ưu như người anh em RT-AC88U
+ Không tích hợp modem DSL bên trong
Asus không chỉ nổi tiếng trong việc tạo ra những chiếc laptop hấp dẫn trong cấu hình, những chiếc smartphone đa dạng trong tính năng, mà còn là những bộ định tuyến mạnh mẽ phục vụ cho nhu cầu kết nối không dây với hệ thống phần mềm hữu dụng tích hợp ngay bên trong thiết bị. Asus RT-AC88U là một cái tên mạnh mẽ để theo đuổi nếu yêu cầu cái gì đó tốt nhất, thế nhưng, nếu bạn không muốn thực hiện điều đó cơ bản bởi nhu cầu không quá nhiều, hay một điều kiện tài chính không thể đáp ứng, thì sự lựa chọn thay thế đến từ Asus RT-AC68U vẫn đủ để làm người dùng thỏa mãn. Sử dụng nguyên mẫu 3x3 802.11ac, nhưng với hệ thống phần mềm được sử dụng cho tất cả các thiết bị của Asus đã giúp người dùng quản lý Asus RT-AC68U không kém phần mạnh mẽ như trên Asus RT-AC88U. Với việc chú trọng trong từng những tính năng nhỏ nhất như hệ thống đèn thông báo hay việc nâng cấp phần mềm đơn giản đã khiến Asus RT-AC68U dù đã cũ nhưng vẫn đủ khả năng để trở thành một cái tên vượt trội hơn so với nhiều thiết bị mới đến từ các hãng khác được đưa ra trong thời gian gần đây. Và với một tốc độ kết nối ấn tượng cùng tầm vực kết nối khó có thể đối thủ nào sánh kịp, Asus RT-AC68U sẽ là cái tên bạn cần trong phân khúc 3 triệu đồng ở một chiếc router cung cấp khả năng kết nối Wi-Fi
Synology Router RT1900ac – Giá tham khảo: 3,300,000 triệu đồng
Bộ định tuyến đầu tiên của Synology mang đến những tính năng đúng như người dùng mong đợi
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1300 Mbps, 802.11n: 600 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 1x USB 3.0, 1x USB 2.0 | Tính năng: phần mềm quản lý Synology Router Manager
Ưu điểm:
+ Hệ thống phần mềm quản lý quen thuộc trong giao diện và đa dạng trong tính năng
+ Bổ sung đầu đọc thẻ nhớ SD là một ý tưởng thú vị
Khuyết điểm:
+ Chỉ có một cổng giao tiếp USB duy nhất
+ Không tích hợp modem
Nếu bạn đã từng sử dụng một giải pháp lưu trữ như Synology NAS, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự quen thuộc trong giao diện phần mềm của một công ty chủ yếu phát triển trên nền tảng Linux tương đồng như thế nào trên Windows, từ biểu tượng, tới thư mục, thậm chí là cả những cài đặt về cấu hình sản phẩm. Và một lần nữa, Synology lại áp dụng một cách triệt để điều đó trong việc phát triển phần mềm quản lý Synology Router Manager cho bộ định tuyến Synology Router RT1900ac đầu tiên do Synology sản xuất ra. Về phần cứng, Synology Router RT1900ac mang đến những tiêu chuẩn cơ bản nhất đối với một router hỗ trợ kết nối 802.11ac với tốc độ 1300Mbps bên cạnh sự phổ biến rộng rãi hơn của 802.11n với 600Mbps. Với việc là một sản phẩm mới được phát triển và có mặt trên thị trường, mà vì thế chúng ta không mấy ngạc nhiên lắm khi Synology Router RT1900ac hỗ trợ khá tốt trong khả năng chia sẻ lưu trữ dữ liệu, hay thiết kế tốt để các thiết bị iOS lẫn Android có thể truy cập một cách dễ dàng thông qua giao diện phần mềm riêng, bên cạnh sự độc đáo từ một ý tưởng táo bạo trên đầu đọc thẻ nhớ SD đi kèm với cổng USB truyền thống
TP-Link Archer C9 – Giá tham khảo: 2,700,000 triệu
Không quá đắt đỏ nhưng mang đến hiệu năng mạnh mẽ trong dòng router 802.11ac
Tốc độ kết nối: 802.11ac: 1300 Mbps, 802.11n: 600 Mbps | Cổng giao tiếp: 5x Gigabit Ethernet, 1x USB 3.0, 1x USB 2.0 | Tính năng:
Ưu điểm:
+ Cấu hình hấp dẫn trong tầm giá
+ Đa dạng trong tính năng cơ bản của router
Khuyết điểm:
+ Cổng USB chỉ có hiệu năng trung bình
+ Không phải là sản phẩm tốt nhất trong tầm giá
Mặc dù giá thành của TP-Link Archer C9 không quá đắt đỏ, thế nhưng thiết bị này của chúng ta vẫn còn thiếu chút gì đó để tạo nên sự đặc trưng trong việc cạnh tranh với nhiều dòng sản phẩm khác trong ngày hôm nay. Với kết nối tối đa 802.11ac 1300Mbps, dường như TP-Link Archer C9 chỉ mới đủ để có thể đáp ứng tốt về mặt hiệu năng cho nhiều dòng thiết bị hiện đang có mặt trên thị trường hiện nay, thay vì cả những dòng sản phẩm mới với chuẩn kết nối Wi-Fi tốt hơn trong thời gian sắp tới. Dù vậy, với hệ thống phần mềm quản lý hữu dụng, hay một thiết kế lấy cảm hứng về màu trắng nguyên khối và cân đối, TP-Link Archer C9 thật sự phù hợp với vị trí trung tâm để có thể như một vật trang trí hấp dẫn bên cạnh khả năng mang đến kết nối Wi-Fi cho các thiết bị không dây của người dùng. Không hỗ trợ VDSL 2, mà thay vào đó vẫn là DSL, thế nhưng TP-Link Archer C9 vẫn là một tùy chọn tốt cho đại đa số người dùng để có thể lựa chọn
Theo TechRadar