Top những card màn hình tốt nhất để chơi game PC 2016 - 2017 bạn nên mua

0-best-gpu.jpg

Không những đối với những game thủ chuyên nghiệp, hay những người thường xuyên làm việc trong lĩnh vực đồ họa, mà đối với tất cả những ai đang sử dụng PC hay laptop nói chung, thì một thiết bị đồ họa rời GPU là cái gì đó rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. Rõ ràng, nếu so với hệ thống GPU tích hợp trên bộ vi xử lí trung tâm, thì các GPU rời được thiết kế tách biệt cho một hiệu năng lớn hơn nhiều khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều khi nó cũng có cho mình một bộ xử lí riêng, một bộ nguồn riêng… Và hiệu năng của nó được thể hiện một cách rõ ràng hơn khi chúng ta coi phim ở độ phân giải cao, hay chơi các trò chơi mức cấu hình cao với một tỉ lệ khung hình mỗi giây lớn hơn rất nhiều so với những gì đồ họa rời có thể đáp ứng, cũng như chưa chắc gì những GPU tích hợp này của chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu đó từ phía người dùng. Dù vậy, việc lựa chọn một GPU rời trong giai đoạn hiện nay cũng là một vấn đề khá rắc rối khi có rất nhiều hãng sản xuất thiết bị tung ra các sản phẩm mới với các thông số có vẻ như không quá chênh lệch nhưng lại mang đến các hiệu năng tách biệt nhau tùy thuộc vào sự ứng dụng của nó. Và chính vì thế, để giảm bớt sự khó khăn trong lựa chọn, bài viết này sẽ giới thiệu qua những GPU rời tốt nhất trên thị trường trong năm 2016 này

EVGA GeForce GTX 1080 Founders Edition

Một hiệu năng chưa từng thấy trước đây

Stream Processors: 2,560 | Tốc độ xử lí: 1,607MHz | Dung lượng bộ nhớ: 8GB GDDR5X | Tốc độ bộ nhớ: 7,010MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 6 chân, 1 x 8 chân | Chiều dài: 266.7mm | Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort, 1 x HDMI, 1 x DVI

Ưu điểm:
+ Cho hiệu năng tuyệt vời trong mọi tác vụ
+ Mang đến trải nghiệm tuyệt vời ở độ phân giải 4K

Khuyết điểm:
+ Giá thành có phần khá đắt đỏ
+ Khá khó để tiếp cận thị trường

1.-evga-geforce-gtx-1080-founders-edition.jpg

EVGA GeForce GTX 1080 Founders Edition là một trong số ít đồ họa rời hiện nay mang đến những trải nghiệm tuyệt hảo trong công việc lẫn giải trí với độ phân giải 4K. Với sự ra mắt của kiến trúc hoàn toàn mới NVIDIA Pascal trên dòng GTX 10, mà điển hình là GTX 1080 như một bước khởi đầu, với sự vượt trội trong công nghệ chế tạo, đây sẽ là sản phẩm với một hiệu năng vượt trội, tương đương với bộ đồ họa GTX 980 Ti kép hay một chiếc Titan X từng một thời làm mưa làm gió bởi sức mạnh vốn có của mình. Dù vậy thì không hề có sản phẩm nào là hoàn hảo, và EVGA GeForce GTX 1080 Founders Edition cũng không hẳn là một ngoại lệ. Mặc dù cũng là GTX 1080, nhưng đây thực chất là phiên bản tham chiếu dưới dạng Founders Edition do EVGA phát triển dựa trên những gì mà NVIDIA cung cấp, và đây cũng là lí do khiến cho EVGA GeForce GTX 1080 Founders Edition gặp khó khăn một chút trên thị trường khi mức giá thành bị đội lên hơn $100 so với phiên bản gốc từ chính NVIDIA sẽ được sản xuất ra sau đó.Nếu bạn muốn trải nghiệm sức mạnh thật sự của GTX 1080 ngay bây giờ thì sản phẩm đến từ EVGA là cái tên đáng để sở hữu, còn không, hãy bình tĩnh chờ đợi phiên bản NVIDIA GTX 1080 Ti với mức giá tương đương nhưng hiệu năng vượt trội hơn trong thời gian sắp tới

Zotac GeForce GTX 980Ti AMP Extreme Edition

Sức mạnh không hề thua kém GTX 1080 với mức giá gần như tương đương

Stream Processors: 2,816 | Tốc độ xử lí: 1,253MHz | Dung lượng bộ nhớ: 6GB | Tốc độ bộ nhớ: 7,220MHz | Cổng kết nối nguồn: 2 x 8 chân | Chiều dài: 267mm| Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort, 1 x HDMI, 1 x DVI

Ưu điểm:
+ Hiệu năng gần như tương đương với GTX 1080
+ Có thể ép xung để đạt hiệu năng như GTX 1080

Khuyết điểm:
+ Giá thành có phần khá đắt đỏ
+ Chỉ thực sự hữu dụng ở chơi game độ phân giải cao

2.-zotac-geforce-gtx-980ti-amp-extreme-edition.jpg

Mặc dù nếu phải so sánh với GTX 1080 thì GTX 980Ti có phần thua kém một chút trong điều kiện liên quan đến bộ nhớ (dung lượng 6GB với 8GB trên công nghệ GDDR5), nhưng bù lại, GTX 980Ti lại có lợi thế trong việc mang đến tốc độ xung nhịp xử lí cao hơn để đáp ứng yêu cầu liên quan đến đồ họa mạnh mẽ. Và với khả năng ép xung tích hợp từ phía nhà sản xuất, Zotac dễ dàng cho phép người dùng thực hiện các thao tác để biến hiệu năng của GTX 980Ti vượt ra khỏi ranh giới mặc định của mình để chạm ngưỡng của GTX 1080, thậm chí là vượt trội hơn người kế nhiệm của mình. Với cụm từ AMP vốn dành cho giới doanh nhân, thì Zotac GeForce GTX 980Ti AMP Extreme Edition được phát triển một cách tương xứng với cái tên cũng như phân khúc mà sản phẩm này hướng đến. Không quá khó để GTX 980Ti đến từ một hãng chuyên nghiệp như Zotac có thể xử lí những hình ảnh 4K với độ mượt mà cao dù đôi khi tỉ lệ khung hình không đạt mức 60fps như GTX 1080 đang làm, nhưng ở 2K hay Full HD, đây thực sự vẫn là cái tên giá trị nếu so sánh với GTX 1080 Founders Edition dù mức giá không có quá nhiều sự thay đổi

Gigabyte Radeon R9 Fury X

Tản nhiệt chất lỏng với bộ nhớ băng thông lớn

Stream Processors: 4,096 | Tốc độ xử lí: 1,050MHz | Dung lượng bộ nhớ: 4GB | Tốc độ bộ nhớ: 1,000MHz | Cổng kết nối nguồn: 2 x 8 chân | Chiều dài: 195mm| Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort, 1 x HDMI

Ưu điểm:
+ Bộ nhớ có băng thông lớn
+ Có trên 4000 đơn vị nhân xử lí GPU

Khuyết điểm:
+ Chỉ có dung lượng 4GB, khó đáp ứng chuẩn 4K
+ Chiếm không gian lớn với tản nhiệt bằng chất lỏng

3.-gigabyte-radeon-r9-fury-x.jpg

Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống GPU có thể đáp ứng những gì mà người dùng yêu cầu, thì R9 Fury X là một trong những cái tên xuất sắc nhất mà AMD từng đưa ra, ngay cả khi có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt đến từ chính dòng RX 400-Series GPU của hãng này. Cái tên R9 Fury X là một trong số sản phẩm dễ dàng mang đến những trải nghiệm tuyệt vời ở độ phân giải chuẩn Full HD 1080p, hay thậm chí cao hơn với 1440p mà không có quá nhiều khó khăn

Với việc tích hợp một cách hoàn toàn hệ thống tản nhiệt chất lỏng riêng biệt cùng với khả năng xử lí băng thông rộng dường như là một việc vô cùng khó khăn trong việc tạo nên một GPU, nhưng Gigabyte thực sự đã làm tốt điều này trong sản phẩm Gigabyte Radeon R9 Fury X hoàn toàn mới của mình. Rõ ràng điều này sẽ làm cho cái tên mới đến từ Gigabyte trở nên quá cồng kềnh khi chiếm khá nhiều không gian hơn bên trong toàn bộ hệ thống PC, nhưng không thể phủ nhận bước đi mở ra một tương lai hoàn toàn mới nơi mà công nghệ tản nhiệt chất lỏng sẽ thay thế hoàn toàn khả năng tản nhiệt bằng quạt truyền thống ngay cả khi nó tiết kiệm được không gian tốt hơn. Bên cạnh đó, Gigabyte Radeon R9 Fury X cũng có chút hạn chế ở dung lượng RAM khi với 4GB nếu phải so sánh với 8GB GDDR5X của GTX 1070 ở phân khúc tương đương, nhưng điều đó có vẻ không mấy lo ngại nếu người dùng không yêu cầu quá cao ở độ phân giải ngoài 1440p mà Gigabyte Radeon R9 Fury X đưa ra

Sapphire Radeon R9 Nano

Thiết kế nhỏ gọn che đậy hiệu năng mạnh mẽ

Stream Processors: 4,096 | Tốc độ xử lí: 1,000MHz | Dung lượng bộ nhớ: 4GB | Tốc độ bộ nhớ: 1,000MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 8 chân | Chiều dài: 152mm| Ngõ ra hình ảnh: 1 x DisplayPort, 1 x HDMI, 1 x DVI

Ưu điểm:
+ Thiết kế với kích thước nhỏ gọn
+ Không tiêu thụ quá nhiều điện năng

Khuyết điểm:
+ Mức giá không quá rẻ nếu so với kích thước
+ Không mang đến hiệu năng mạnh mẽ như Fury X

4.-sapphire-radeon-r9-nano.jpg

Với sự phát triển của công nghệ ở thời điểm hiện tại trong nhiều mảng khác nhau, việc thiết kế và tạo ra một chiếc PC có kích thước nhỏ gọn hơn không còn đồng nghĩa với việc phải hi sinh sức mạnh của nó nếu so với các PC truyền thống trước đây. Và trên thực tế, Sapphire Radeon R9 Nano là cái tên phản ánh đúng nhất hiện thực này với một kích thước đủ để tích hợp vào trong bo mạch thế hệ mới như Mini-ITX nhưng không hề bị chê trách bất kì điều gì trong mảng hiệu năng mà nó mang lại. Với những nỗ lực của chính AMD trong vài năm qua đã tạo nên một hiệu quả thực sự với việc cho ra một dòng Radeon R9 Nano hoàn toàn mới với công suất thấp chỉ 175W và có xung nhịp thấp hơn mức 5% so với một đàn anh như R9 Fury X, nhưng ngoài ra, đó là sự đảm bảo của dung lượng 4GB băng thông lớn với nhân xử lí tương đương

MSI GeForce 1070 Gaming X

Hiệu năng của dòng Titan X với mức giá chỉ với GTX 980

Stream Processors: 1,920 | Tốc độ xử lí: 1,607MHz | Dung lượng bộ nhớ: 8GB GDDR5 | Tốc độ bộ nhớ: 8,108MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 6 chân, 1 x 8 chân | Chiều dài: 279mm| Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort 1.4, 1 x HDMI 2.0, 1 x DVI

Ưu điểm:
+ Hiệu năng mạnh mẽ ở độ phân giải 1440p
+ Một bản phân phối của GeForce 1070 đầy nỗ lực từ MSI

Khuyết điểm:
+ Giá thành cao hơn do đây là bản Founders Edition

5.-msi-geforce-1070-gaming-x.jpg

Khái niệm về độ phân giải 1440p là một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ hơn so với 1080p đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ người dùng trước đây, kể cả một hãng sản xuất như NVIDIA trong việc mang đến một trải nghiệm không hề thua kém, thậm chí là tốt hơn những gì họ từng làm. Chính vì thế mà cấu trúc NVIDIA Pascal trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu để có thể đáp ứng bên cạnh sự có mặt của khả năng xử lí nhanh hơn với xung nhịp 1,607MHz từ các nhân, và trên cấu trúc RAM GDDR5 với dung lượng 8GB xung nhịp vượt trội 8108MHz. Không những thế, MSI GeForce 1070 Gaming X với hệ thống xử lí thực tế ảo VR tích hợp còn hứa hẹn mang đến những gì tốt hơn mà Titan X mang đến trên một mức giá tương đương. Cũng chính vì thế mà việc để chế độ cấu hình cao nhất trong các tựa game bom tấn ở cả độ phân giải 1080p, thậm chí là 1440p là điều không còn quá khó khăn để đáp ứng với thiết bị do MSI sản xuất. Nhược điểm duy nhất mà MSI GeForce 1070 Gaming X hiện mắc phải chính là việc được sản xuất dưới dạng một phiên bản tham chiếu dưới dạng Founders Edition đã khiến giá thành tiếp cận thiết bị này trở nên khó khăn hơn nhiều, nhưng dường như đó chảng hề còn là rào cản nữa nếu người dùng thực sự muốn trải nghiệm một bước đột phá trong công nghệ GPU mà NVIDIA cùng các nhà sản xuất khác của mình mang đến

Sapphire Radeon R9 Tri-X 390X

Đồ họa của AMD với sức mạnh không hề thua kém GTX 980

Stream Processors: 2,816 | Tốc độ xử lí: 1,055MHz | Dung lượng bộ nhớ: 8GB | Tốc độ bộ nhớ: 6,000MHz | Cổng kết nối nguồn: 2 x 8 chân | Chiều dài: 308mm| Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort, 1 x HDMI, 2 x DVI

Ưu điểm:
+ Mức giá thành rẻ hơn so với GTX 980
+ Bộ ba hệ thống quạt tản nhiệt đến từ Sapphire

Khuyết điểm:
+ Sử dụng công nghệ GDDR5 thay cho HBM
+ Tiêu tốn năng lượng lớn với công suất 375W

6.-sapphire-radeon-r9-tri-x-390x.jpg

Khi nói về giá thành, đây thực sự là một lợi thế của Sapphire Radeon R9 Tri-X 390X khi nằm giữa con số đưa ra dành cho GTX 970 và GTX980. Thực sự thì đây là một mức giá tương đối tốt để có thể nhận một hiệu năng tương đối tốt hơn hẳn với những gì mà GTX 970, và gần như tương đương với GTX 980 trong vài tựa game mà thiết bị này đang đáp ứng. Ở độ phân giải 2560 x 1440 pixels, Sapphire Radeon R9 Tri-X 390X rõ ràng là một con quái vật thực sự khi cho một chất lương hình ảnh vô cùng sắc nét với độ chi tiết trong đồ họa gần như đạt thang điểm 10. Dù vậy, với tiêu chuẩn 4K, đây vẫn sẽ là gánh nặng chung với nhiều dòng đồ họa chứ không riêng gì Sapphire Radeon R9 Tri-X 390X ngay cả với số nhân xử lí không hề nhỏ với 2816 nhưng tốc độ chỉ ở mức 1055MHz. Có thể không phải là quá tệ khi không phải Sapphire Radeon R9 Tri-X 390X không thể đáp ứng được các hoạt động ở độ phân giải 4K, nhưng không thể phủ nhận khả năng của thiết bị này khi chỉ có thể tương tác với 1 phần trong số đó chứ không phải toàn bộ

MSI GeForce GTX 970 Gaming Edition

Khi giá thành tương xứng với hiệu năng trên GPU dựa trên cấu trúc của NVIDIA

Stream Processors: 1,664 | Tốc độ xử lí: 1,140MHz | Dung lượng bộ nhớ: 4GB | Tốc độ bộ nhớ: 7,010MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 6 chân, 1 x 8 chân | Chiều dài: 269mm| Ngõ ra hình ảnh: 1 x DisplayPort, 1 x HDMI, 2 x DVI

Ưu điểm:
+ Có hiệu năng tốt ở phân khúc dưới $400
+ Dễ dàng xử lí nhu cầu đồ họa ở độ phân giải 1440p

Khuyết điểm:
+ Vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc tương tác với nhu cầu 4K
+ Mức giá thành cao hơn do phiên bản Founders Edition

7.-msi-geforce-gtx-970-gaming-edition.jpg

Không chỉ đơn thuần là phiên bản GTX 970 của NVIDIA, mà tất cả các bản phân phối của đồ họa này ở nhiều hãng sản xuất khác nhau đều thực sự là một con quái vật trong khả năng xử lí ở độ phân giải 1080p khi gần như không có gì có thể làm khó với những gì được sử dụng để tạo nên chính thiết bị này. Ngay cả với một độ phân giải lớn hơn ở mức 2560 x 1440 pixels cũng dễ dàng bị GTX 970 nắm trong tay, và dường như chỉ chịu sự khuất phục ở độ phân giải lớn nhất hiện nay là 4K mà thôi. Với số nhân xử lí tương đối khiêm tốn hơn những cái tên khác được đề cập trong ngày hôm nay với 1664 đơn vị, tốc độ xung nhịp khoảng 1140MHz cùng dung lượng bộ nhớ chỉ có 4GB, thế nhưng hiệu năng của GTX 970 là điều không thể bàn cãi, bên cạnh một giá thành tương đối ổn định ở phân khúc của nó dù vẫn bị đẩy lên cao một chút do đây vẫn là một phiên bản Founders Edition của GTX 970 do MSI sản xuất chứ không phải hoàn toàn của NVIDIA

AMD Radeon RX 480

Đưa người dùng tiếp cận công nghệ thực tế ảo VR với một mức giá dễ chịu

Stream Processors: 2,304 | Tốc độ xử lí: 1,120MHz | Dung lượng bộ nhớ: 8GB GDDR5 | Tốc độ bộ nhớ: 8,000MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 6 chân | Chiều dài: 241mm| Ngõ ra hình ảnh: 3 x DisplayPort, 1 x HDMI

Ưu điểm:
+ Hiệu năng mạnh mẽ ở độ phân giải 1080p
+ Hỗ trợ công nghệ thực tế ảo Virtual Reality
+ Tương đương với GTX 980 trong hiệu năng với giá thành tốt hơn

Khuyết điểm:
+ Hệ thống ép xung với công nghệ Wattman vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm

8.-amd-radeon-rx-480.jpg

Hiện nay, không quá khó để có thể tiếp cận sự mới mẻ trong trải nghiệm đến từ công nghệ thực tế ảo Virtual Reality khi dòng đồ họa như GTX 1080 trên Oculus Rift cũng như HTC Vive dễ dàng mang người dùng đến một thế giới hoàn toàn khác biệt này. Tuy nhiên, nếu như bạn cho rằng chỉ đơn thuần GTX 1080 có thể làm được điều này, thì đó đang là một nhận định sai lầm, ít nhất là trong thời điểm hiện tại khi chúng ta vẫn còn đó sự hỗ trợ không hề thua kém đến từ AMD Radeon RX 480 ở phân khúc $200 của mình, một sức mạnh trên độ phân giải 1080p, và đôi khi là cả 1440p. Với độ phân giải 1080p, không có quá nhiều vấn đề để bàn cãi về AMD Radeon RX 480 khi nó là con quái vật không hề kém cạnh nếu như phải so sánh với GTX 970. Còn với 1440p, mặc dù một tỉ lệ khung hình ổn định như 60fps đôi khi khó có thể đáp ứng trên các tựa game nếu để cấu hình ở mức cao nhất, nhưng chắc chắn nó sẽ không gây thất vọng khi ít nhất AMD Radeon RX 480 luôn giữ con số này ở mức trên 30fps trên những tựa game bom tấn trong thời gain gần đây như Rise of Tomb Raider và Ashes of the Singularity trên phiên bản Direct X 12 mới nhất từ API. Chính vì thế mà AMD Radeon RX 480 hứa hẹn một độ phân giải 1440p tốt hơn nếu người dùng có thể chịu hạ thấp mức cấu hình một chút để bù lại sự ổn định hơn, hoặc đôi khi không cần thiết nếu không có nhu cầu trải nghiệm những bom tấn quá mới vừa được ra mắt. Điểm mạnh của AMD Radeon RX 480 trong lần ra mắt của mình chính là hệ thống hỗ trợ ép xung mạnh mẽ với tính năng Wattman, cho GPU này có thể đạt được hiệu năng tương đương GTX 980 ở mức giá của mình ngay cả khi tính năng đó vẫn còn đang được thử nghiệm và chưa được đánh dấu như bản chính thức

NVIDIA GeForce GTX 1060

Một trong những GPU tốt nhất của NVIDIA với sự cân bằng giá thành trong hiệu năng

Stream Processors: 1,280 | Tốc độ xử lí: 1,506MHz | Dung lượng bộ nhớ: 8GB GDDR5 | Tốc độ bộ nhớ: 8,000MHz | Cổng kết nối nguồn: 1 x 6 chân | Chiều dài: 249.5mm| Ngõ ra hình ảnh: 1 x DisplayPort, 1 x HDMI, 1 x Dual Link-DVI

Ưu điểm:
+ Hiệu năng hấp dẫn ở độ phân giải 1080p
+ Sự lựa chọn hấp dẫn cho những người thích ép xung

Khuyết điểm:
+ Không tương thích với công nghệ SLI của NVIDIA
+ Mức giá thành có phần tương đối đắt

9.-nvidia-geforce-gtx-1060.jpg

Mặc dù có khá nhiều nét tương đồng với GTX 1070 lẫn GTX 1080 trong các thông số của mình, nhưng phiên bản GTX 1060 vẫn nhận được khá nhiều sự điều chỉnh so với phiên bản GeForce 980 trước đó. Thật sự thì GTX 1060 ra đời như là một sự cạnh tranh với chính đối thủ AMD, mà điển hình là chiếc Radeon RX 480 với việc hỗ trợ hoàn hảo độ phân giải 1080p cùng hệ thống thực tế ảo VR tích hợp sẵn bên trong mà không cần bất kì sự hỗ trợ nào khác. Và cũng chính vì thế mà phiên bản GTX 1060 vốn ở phân khúc tầm trung này cũng dễ dàng để tương tác với độ phân giải tương đương cũng như khả năng hoạt động tốt trên nhiều tựa game khác với độ phân giải lớn hơn ở mức 1440p mà không có sự sụt giảm quá mức của số khung hình mỗi giây như nhiều dòng sản phẩm tầm trung khác mắc phải. Ngay cả khi những nhu cầu của người dùng bắt đầu chuyển hướng đến chuẩn 4K, nhưng rõ ràng số này chưa thực sự quá nhiều, và vì thế mà GTX 1060 vẫn là cái tên tốt để mang đến trải nghiệm game ở mức tốt nếu bạn đang cần nâng cấp những trải nghiệm trong vấn đề hình ảnh trên những cỗ máy của mình trong giai đoạn hiện tại

EVGA GeForce GTX 750Ti SC

Một đồ họa mạnh mẽ với giá thành tốt

Stream Processors: 640 | Tốc độ xử lí: 1,176MHz | Dung lượng bộ nhớ: 2GB | Tốc độ bộ nhớ: 5,400MHz | Cổng kết nối nguồn: Không | Chiều dài: 170mm| Ngõ ra hình ảnh: 1 x HDMI, 1 x DVI, 1 x VGA

Ưu điểm:
+ Một sự lựa chọn đáng giá dưới $150
+ Hoạt động ổn định ở độ phân giải 1080p

Khuyết điểm:
+ Khó lòng đáp ứng các tựa game mới mức ở cấu hình cài đặt cao nhất

10.-evga-geforce-gtx-750ti-sc.jpg

So với những cái tên thuộc dồng GeForce được đề cập đến ở trên, thì phiên bản GeForce GTX 750Ti SC có tuổi hơn rất nhiều, và vì thế mà không khó để nhận thấy sự thiếu hụt của công nghệ Pascal, mà thay vào đó vẫn là Maxwell, dù đó là những nỗ lực không ngừng nghỉ của NVIDIA trong công nghệ tại thời điểm mà nó ra mắt. Cách đây chỉ 1 hay 2 năm, GTX GeForce 750Ti SC vẫn là một con quái vật ở độ phân giải 1080p, thế nhưng với một đồ họa luôn ngừng được nâng cấp khiến cho GPU này khó lòng có thể đạt mức cấu hình cao nhất như nó đã từng làm, dù vậy ở mức Low hay Medium, thì rõ ràng, vẫn không hề khiến GTX GeForce GTX 750Ti SC phải nao núng. Chính vì thế mà dù hàng loạt những GPU mới liên tục ra mắt trong thời gian gần đây, nhưng EVGA GeForce GTX 750Ti SC vẫn là một sự lựa chọn sáng giá để tự tay xây dựng những cỗ máy chiến game với mức giá thành không quá cao nhưng vẫn đảm bảo một hiệu năng tương đối ổn định cho những ai có kinh phí có phần eo hẹp

Theo TechRadar
 
Top