Top những chiếc máy ảnh KTS, DSLR tốt nhất 2016 nên mua

0-best-camera.jpg

Có một điều chúng ta không thể phủ nhận rằng việc chọn lựa một chiếc máy ảnh tốt là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt là với những thiết bị chuyên nghiệp, đó là sự trải dài hàng cây số với những cái tên được đưa ra, và mỗi thiết bị được liệt kê ra lại mang cho mình những đặc trưng riêng biệt. Đó có thể là loại máy ảnh, cũng như hàng tá thông số liên quan về cảm biến, độ phân giải, ống ngắm… và mỗi thông số như thế lại mang đến một giá trị khác biệt tuyệt vời khác nhau cho những công việc, những nhu cầu mà nó được thiết kế để hướng đến

Thậm chí ngay cả khi bạn đã sở hữu một cái tên cho rằng nó tốt, thì thực sự nhiêu đó đã đủ cho tất cả nhu cầu đặt ra ban đầu hay chưa, cũng như liệu chất lượng ảnh tạo ra đã đủ để có thể đáp ứng sự mong mỏi mà bạn đã từng nghĩ đến khi chọn mua thiết bị hiện nay hay chưa, hay sẽ là một cái tên khác để giải quyết những vấn đề đó? Thật sự, việc chọn mua một chiếc máy ảnh khó khăn không khác gì lựa chọn một thiết bị công nghệ khác như smartphone hay tablet cả bởi những gì mà nó được nhà sản xuất sắp đặt. Chính vì thế, mà trong ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau xem qua những chiếc máy ảnh số bao gồm DSLR, Mirrorless, High-end Compact….tốt nhất trong năm nay để có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra cái tên tốt nhất cho những hoàn cảnh sử dụng mà bạn mong muốn

1.-canon-eos-5d-mark-iv.jpg

Canon EOS 5D Mark IV

Một trong những chiếc máy ảnh DSLR tốt nhất từng được sản xuất

Loại máy ảnh: DSLR | Kích thước cảm biến: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 30.4MP | Ống kính: Canon EF | Ống ngắm: Quang học | Màn hình: cảm ứng, 3.2-inch, 1.620.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 7fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Hiệu năng chụp ảnh ấn tượng
+ Hệ thống AF cao cấp

Khuyết điểm:
+ Có mức giá thành tương đối cao hơn các đối thủ khác trên thị trường
+ Hạn chế về khả năng tùy chỉnh trong chế độ quay phim 4K

Với những ai đã từng sử dụng dòng sản phẩm máy ảnh Canon 5D cũng sẽ biết nó có chất lượng ấn tượng đến như thế nào, không những thế mà qua mỗi thế hệ, đó còn là sự kế thừa cũng như nâng cấp một cách ấn tượng. Ở phiên bản Canon EOS 5D nguyên bản đầu tiên, đó là khả năng chụp ảnh full-frame được đẩy lên mức cao nhất trong số những máy ảnh DSLR cùng thời, đến phiên bản Mark II là việc quay phim Full HD lần đầu tiên xuất hiện trên một máy ảnh DSLR, và cái tên Mark III chính là sự khẳng định những giá trị được yêu thích của mình trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp để biến cái tên này trở thành một thiết bị không thể thiếu cho những ai đã từng bước chân vào ngành công nghiệp mang đầy tính nghệ thuật như thế. Chính vì thế mà 5D Mark IV lại được chú trọng rất nhiều trong khâu sản xuất, với việc cải tiến những gì đã tốt trở nên hoàn hảo hơn. Một cảm biến trên công nghệ Full-frame CMOS tạo nên sự sắc nét tối ưu hơn, bên cạnh một hệ thống AF, hay còn được biết đến dưới tên gọi tự động lấy nét 61-point cho một lợi thế hoàn toàn lớn, và không hổ danh để có thể nói rằng Canon 5D Mark IV xứng đáng trở thành một trong những chiếc máy DSLR tốt nhất từng được sản xuất ra kể từ lúc những định nghĩa về dòng này xuất hiện cho đến nay

2.-fuji-x-t2.jpg

Fuji X-T2

Một sản phẩm ấn tượng không thể thiếu cho những tín đồ trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Loại máy ảnh: Mirrorless | Kích thước cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 24.3MP | Ống kính: Fuji X | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 8fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Thiết kế vẻ ngoài cao cấp
+ Khả năng lấy nét tốc độ cao

Khuyết điểm:
+ Không có màn hình cảm ứng để thao tác
+ Không có quá nhiều sự tùy chỉnh

Fuji X-T2 là phiên bản nâng cấp tiếp theo của dòng Fuji X-T1 một thời làm mưa làm gió trên thị trường máy ảnh cao cấp với hàng loạt những tính năng ấn tượng mới, trong đó không thể bỏ qua hệ thống tự động lấy nét mạnh mẽ trên thiết bị với vẻ ngoài có phần đơn giản nhưng không kém cao cấp khi cầm trên tay. Nếu so sánh với người tiền nhiệm X-T1 thì hệ thống tự động lấy nét của Fuji X-T2 thực sự là một bước nhảy lớn về mặt tốc độ, cũng như tính năng mới với sự tùy chỉnh đa dạng hơn cùng với độ nét được sắc nét được đảm bảo về chất lượng không thua kém trong các điều kiện thông thường khác. Với sự bổ sung khả năng chụp ảnh liên tục với tỉ lệ 8 khung hình mỗi giây, cùng một màn hình hiển thị rõ nét, ống ngắm điện tử EVF sáng sủa, cùng cảm biến chất lượng X Trans III CMOS của Fuji với độ phân giải cao 24.3MP đã khiến Fuji X-T2 thực sự trở thành một cái tên mang đầy tính cạnh tranh trong thị trường máy ảnh số trong thời gian sắp tới

3.-nikon-d500.jpg

Nikon D500

Sự chú trọng về hiệu năng cho những bức ảnh nghệ thuật

Loại máy ảnh: DSLR | Kích thước cảm biến: APS-C CMOS | Độ phân giải: 20.9MP | Ống kính: Nikon F | Ống ngắm: Quang học | Màn hình: 3.2-inch, 2.359.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 10fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Hệ thống tự động lấy nét ấn tượng với 173-điểm
+ Thiết kế cao cấp và sang trọng với khung kim loại

Khuyết điểm:
+ Độ phân giải không quá cao
+ Khả năng quay phim còn nhiều hạn chế

Nikon D500 là một phiên bản DSLR đầy hứa hẹn tiếp theo của chính hãng công nghệ này khi nó không những tận dụng được những gì xem như là ưu thế của dòng sản phẩm cao cấp D5 DSLR với những tính năng cao cấp, mà đó còn là sự ấn tượng trong thiết kế trên khung viền bằng kim loại cứng cáp và kích thước nhỏ gọn để sẵn sàng đồng hành với người dùng trong mọi chuyến đi của mình. Cảm biến Full-frame CMOS trước đây vốn được Nikon sử dụng rộng rãi trên các thiết bị của họ được thay thế hoàn toàn bằng APS-C CMOS trên công nghệ mới với độ phân giải 20.9MP. Có thể về mặt kĩ thuật, Nikon D500 cho độ phân giải thấp hơn nếu phải so sánh với người anh em Nikon D7200 của mình, nhưng bù lại, khả năng chụp ảnh liên tục trở thành một lợi thế hoàn toàn mới của dòng sản phẩm này với 10 khung hình đạt được trong mỗi giây, trong khi hệ thống tự động lấy nét ấn tượng với 153-điểm sẽ cho độ nét của từng khung hình được đảm bảo ở mức cao nhất. Rõ ràng với những ưu điểm ấn tượng của mình, Nikon D500 sẽ là cái tên không thể bỏ qua với những người vốn yêu thích chụp ảnh cuộc sống hoang dã hay ảnh thể thao, vốn là những khung hình diễn ra với tốc độ cao mà không có quá nhiều thiết bị có thể đáp ứng một cách hoàn hảo được

4.-sony-alpha-a7r-ii.jpg

Sony Alpha A7R III

Chiếc máy ảnh Mirrorless hàng đầu của Sony

Loại máy ảnh: Mirrorless | Kích thước cảm biến: Full-frame CMOS | Độ phân giải: 42.4MP | Ống kính: Sony E | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1.228.800 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Độ phân giải ấn tượng
+ Khả năng quay phim 4K cao cấp

Khuyết điểm:
+ Hạn chế trong sự tương thích với các ống kính ngoài
+ Danh mục tùy chỉnh cần có sự sắp xếp tốt hơn

Trước đây, với những mong muốn về khả năng chụp ảnh chuyên nghiệp trên cảm biến Full-frame, thì người dùng không có quá nhiều sự lựa chọn khi chỉ có Nikon hay dòng DSLR của Canon mới đáp ứng điều này. Thế nhưng trong thời gian gần đây, Sony chính thức gia nhập vào và trở thành sự lựa chọn tiếp theo với dòng sản phẩm Mirrorless A7 của mình. Không những chỉ dừng lại ở thiết bị A7 đầu tiên, mà dường như Sony có một sự chú trọng nghiêm túc trong lĩnh vực Mirrorless với cảm biến Full-frame khi tiếp tục cho ra người kế nhiệm tiếp theo với cái tên A7R II, và đây cũng chính thức trở thành một sự lựa chọn hiếm hoi trên thị trường khi mang đến độ phân giải lên đến 42.4MP, một trong những độ phân giải lớn nhất từng được tìm thấy, chỉ đứng sau con số 50MP trên dòng Canon 5DS, nhưng bù lại, với kích thước chỉ bằng 2/3 so với đối thủ đến từ Canon đã biến Sony trở thành thứ gì đó được đánh giá trở thành cái tên thân thuộc so với người dùng trong thời gian tới. Ống ngắm của Sony Alpha A7R II cũng là tiêu chí được nhắc đến rất nhiều trong lần ra mắt của sản phẩm với hệ thống điện tử tích hợp khả năng khử rung quang học 5-chiều giúp hình ảnh ổn định và sắc nét hơn, bên cạnh lợi thế vô cùng lớn trong những tùy chọn được mang đến dành riêng cho hệ thống quay phim của chính thiết bị

5.-sony-rx100-iv.jpg

Sony RX100 IV

Hiệu năng cao cấp ấn chứa bên trong kích thước nhỏ gọn

Loại máy ảnh: High-end Compact | Kích thước cảm biến: CMOS 1-inch | Độ phân giải: 20.4MP | Ống kính: 24-70mm, khẩu độ f/1.8-2.8 | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1.228.800 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5.5fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay tín đồ chụp ảnh

Ưu điểm:
+ Sự độc đáo trong kích thước nhỏ gọn
+ Hỗ trợ rộng rãi các ống kính gắn ngoài

Khuyết điểm:
+ Không có màn hình cảm ứng để thao tác

Một trong những nhược điểm từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến dòng máy ảnh DSLR cũng như Mirrorless chính là sự khó khăn khi mang nó bên mình, bởi lẽ với kích thước quá cồng kềnh của mình, nó luôn cần một túi đựng riêng, và chẳng có cách nào để có thể cất vào túi như mang một chiếc smartphone đi được. Rõ ràng, việc mang theo một chiếc DSLR hay Mirrorless như thế trong những chuyến thám hiểm hay những chuyến đi với mục tiêu rõ ràng là chụp ảnh sẽ không là vấn đề, nhưng với các cuộc đi chơi bình thường với bạn bè, thì nó sẽ khiến bạn như trở thành một người khác biệt khi luôn trong tình trạng mang theo cái gì đó bên người trong khi người khác lại không. Chính vì thế mà thay cho sự phát triển đơn thuần của DSLR, thì người dùng luôn mong muốn thêm sự thu gọn trong kích thước của dòng thiết bị này, khi rõ ràng nó có thể tận dụng được ưu thế vốn có trong cảm biến ảnh cũng như chất lượng một sự tiện dụng tốt hơn. Và Sony RX100 chính là một trong những cái tên đáp ứng tuyệt vời nhu cầu đặc biệt này của người dùng với sự đảm bảo tốt trong chất lượng vô cùng thông minh với sự cân chỉnh ổn định từ phía phát triển sản phẩm. Mặc dù đến nay, dòng Sony RX100 đã bước đến phiên bản thứ 5 với mẫu RX100 V, thế nhưng, người kế nhiệm RX100 IV của nó vẫn là một cái tên đáng để lựa chọn với chất lượng tương đương nhưng giá thành dễ chịu hơn khá nhiều. Với RX100 IV, người dùng sẽ có một hiệu năng chụp ấn tượng đến từ cảm biến 1-inch CMOS cùng khả năng phóng mặc định của ống kính đã ở mức 2.9x với khẩu độ lớn để thu sáng tốt hơn, đi kèm ống ngắm EVF độ phân giải cao, kết nối mạng thông qua Wi-Fi hay giao tiếp giữa các thiết bị sử dụng công nghệ NFC, và tỉ lệ khung hình mỗi giây có thể đạt 16fps trong chế độ chụp liên tục ở mức Speed Priority, liệu còn gì có thể tuyệt vời và ấn tượng hơn thế nữa?

6.-panasonic-lumix-tz70.jpg

Panasonic Lumix TZ70 / ZS50

Một máy ảnh hoàn hảo cho những chuyến đi với kích thước nhỏ gọn, tiện dụng cùng thu phóng tốt

Loại máy ảnh: Travel Compact | Kích thước cảm biến: CMOS 1/2.3-inch | Độ phân giải: 12.1MP | Ống kính: 24-720mm, khẩu độ f/3.3-6.4 | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 10fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Người dùng chưa có kinh nghiệm hay tín đồ nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Khả năng phóng lớn đến 30 lần
+ Đa dạng trong tùy chỉnh cũng như cho ảnh dưới định dạng RAW

Khuyết điểm:
+ Giới hạn về chất lượng hình ảnh trong cảm biến
+ Không có sự hỗ trợ trong màn hình cảm ứng

Mặc dù các máy ảnh có kích thước nhỏ cho lợi thế trong việc di chuyển so với các phiên bản gốc của DSLR cũng như Mirrorless, nhưng bù lại, nó cũng có những hạn chế của mình, trong đó đáng kể nhất chính là khả năng thu phóng bị hạn chế rất nhiều. Chính vì thế mà bạn cần một khả năng thu phóng lớn hơn những gì mà các dòng High-end Compact thể hiện, nhưng không quan tâm lắm đến chất lượng hình ảnh bắt buộc phải quá lớn, thì rõ ràng dòng Travel Compact chính là thứ mà bạn đang tìm cho câu trả lời của chính những lựa chọn ban đầu mình đề ra. Không những chỉ phù hợp với những người mới bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh khi không cần phải thực hiện quá nhiều sự chỉnh sửa với việc chỉ cần bấm và chụp, mà nó còn hoàn toàn phù hợp cho những tín đồ của các bức ảnh Macro trên lợi thế 20x cho đến 30x ở khả năng phóng to vô cùng đặc biệt của mình. Và Panasonic Lumix TZ70 là cái tên tốt nhất trong những cái tên tốt nhất của dòng này với những khả năng mạnh mẽ. Trên thực tế Panasonic Lumix TZ70 không có gì khác biệt quá lớn nếu so sánh với những chiếc máy High-end Compact khi vẫn mang đến tính năng tuyệt vời trong cân chỉnh thông số cũng như cho ra những bức ảnh định dạng RAW và một ống ngắm điện tử EVF tích hợp trên thân máy

7.-nikon-d7200.jpg

Nikon D7200

Tiện lợi, manh mẽ và chất lượng thì không có gì để bàn cãi

Loại máy ảnh: DSLR | Kích thước cảm biến: ASP-C CMOS | Độ phân giải: 24.2MP| Ống kính: Nikon DX, FX | Ống ngắm: Quang học | Màn hình: 3.2-inch, 1.229.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 6fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Tín đồ nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Sự độc đáo trong kích thước nhỏ gọn
+ Hỗ trợ rộng rãi các ống kính gắn ngoài

Khuyết điểm:
+ Cảm biến và chất lượng ảnh chỉ ở mức tương đối
+ Tính năng và chất lượng thiết kế không quá cao cấp

Nếu để ý một điều trong danh sách của chúng ta ngày hôm nay, có rất nhiều dòng máy ảnh được giới thiệu từ Mirrorless, hay High-end Compact lẫn Travel Compact, thế nhưng DSLR chỉ được nhắc đến một lần như là thiết bị tốt nhất, dù một thời đây là cái tên được chính các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn nhất trong những nhu cầu của mình. Nhưng cũng không cần phải chờ đợi quá lâu để chứng kiến một cái tên thuộc dòng DSLR thứ 2 như là sản phẩm tiếp theo được đánh giá cao nhất của nó với sự xuất hiện tiếp theo của Nikon D7200. Không chỉ ở thời điểm ra mắt, mà ngay cả đến ngày hôm nay, Nikon D7200 vẫn là cái tên gì đó nhận được rất nhiều sự tin tưởng trong lĩnh vực chụp ảnh đến từ những ưu thế không thể bàn cãi của cảm biến ảnh ASP-C CMOS của mình bên cạnh sự phối hợp và điều hòa tới mức cân bằng tuyệt đối giữa hiệu năng, chất lượng hình ảnh cũng như mức giá thành chính thức Nikon đưa đến cho sản phẩm của họ. Độ phân giải cao 24MP trên cảm biến ASP-C cùng bộ lọc khử nhiễu cho độ nét của các bức ảnh tạo nên bởi Nikon D7200 dường như không thua kém bất kì một máy ảnh chuyên nghiệp nào sử dụng công nghệ Full-frame CMOS nào. Bên cạnh đó, với tốc độ 6fps, Nikon D7200 cho ra gần như 100 bức ảnh JPEG hay 27 ảnh định dạng RAW trong chế độ chụp liên tục của mình, cùng hệ thống tự động lấy nét 51-point biến Nikon D7200 trở thành một chiếc DSLR chuyên nghiệp không quá khó để có thể sở hữu trên thị trường. Thậm chí, Nikon D7200 trở thành cái tên không thể bị đánh bại nếu không có sự xuất hiện của Nikon D500 với một mức giá có phần nhỉnh hơn

8.-canon-eos-760d.jpg

Canon EOS 760D

Cái tên tốt nhất trong dòng DSLR của Canon với sức mạnh và hiệu năng ấn tượng

Loại máy ảnh: DSLR | Kích thước cảm biến: ASP-C CMOS | Độ phân giải: 24.2MP| Ống kính: Canon EF/EF-S | Ống ngắm: Quang học | Màn hình: 3.2-inch, 1.040.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 5fps | Quay phim: 1080p | Đối tượng sử dụng: Người dùng chưa có kinh nghiệm hay tín đồ nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Sự dễ dàng trong thao tác với màn hình cảm ứng
+ Cảm biến 24MP có chất lượng tốt

Khuyết điểm:
+ Khả năng lấy nét nhanh bị ảnh hưởng với các thao tác thiết lập

Nếu bạn đã từng yêu thích một cái tên như Nikon D7200 trong danh mục DSLR của mình, thì rõ ràng Canon EOS 760D cũng sẽ là cái tên không dễ dàng bỏ qua bởi những lí do vô cùng đặc biệt mà thiết bị này mang lại. Với một sản phẩm đến từ một hãng chuyên nghiệp như Canon thì không quá khó để cho Canon EOS 760D mang đến cho người dùng một hiệu năng mạnh mẽ, tính năng hấp dẫn cùng chất lượng hình ảnh cao cấp không khác gì nếu phải so sánh với các máy ảnh chuyên nghiệp khác trong chính lĩnh vực này, thậm chí với mức giá dễ chịu hơn cũng đủ để khiến các tín đồ nhiếp ảnh cũng như những người dùng phổ thông có thể tiếp cận với Canon EOS 760D dễ dàng hơn trước khi bước tiếp đến các máy cao cấp hơn, hay dư dả một số tiền không nhỏ để đầu tư cho các ống kính có chất lượng cao nhằm nâng cao những trải nghiệm tuyệt vời hơn những gì mà Canon EOS 760D đang mang lại. Mặc dù Canon EOS 760D có sự thay thế hấp dẫn đến từ EOS 750D của mình với cảm biến tương đương, nhưng mà EOS 760D vẫn là lựa chọn sáng giá hơn trong những thao tác tùy chỉnh dễ dàng trên màn hình cảm ứng hay hệ thống nút bấm đa dạng, cùng các trạng thái được cài đặt để thể hiện rõ ràng trên màn hình LCD tích hợp bên trong sản phẩm

9.-panasonic-lx100.jpg

Panasonic LX100

Cảm biến ảnh tốt và khả năng điều khiển cổ điển trên một thiết kế nhỏ gọn

Loại máy ảnh: High-end Compact | Kích thước cảm biến: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 12.8MP| Ống kính: 24-75mm, f/1.7-2.8 | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.2-inch, 921.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 11fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Ưu điểm:
+ Cảm biến Micro Four Thirds mạnh mẽ
+ Những thao tác điều chỉnh mang đậm tính cổ điển

Khuyết điểm:
+ Độ phân giải không quá lớn với 12.8MP
+ Không hẳn quá nhỏ để mang đi một cách dễ dàng

Cùng Sony RX100 IV được biết đến như thiết bị cao cấp trong hệ thống máy ảnh High-end Compact, thì Panasonic LX100 là cái tên khác thường được nhắc đến mỗi khi nói về sự nhỏ gọn trong các thiết kế máy ảnh thời điểm hiện tại. Thậm chí, Panasonic LX100 có thể đạt được một thứ hạng cao hơn trong danh sách được đề cập đến trong ngày hôm nay nếu không có những sự hạn chế không đáng có của mình. Thứ nhất, không thể nào không kể đến độ phân giải có phần hạn chế của mình khi mà đa phần các máy ảnh khác thường chọn con số 20MP như là tối thiểu để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và ổn định, thì Panasonic lại chọn cảm biến 12MP cho chính sản phẩm LX100 của họ, ngay cả khi cảm biến Micro Four Thirds có thể đạt đến mức giới hạn ở con số 16MP đi chăng nữa, hay mặc dù được định hướng trong dòng High-end Compact nhưng dường như Panasonic LX100 lại có phần lớn hơn để không phải lúc nào cũng thể hiện sự thuận tiện mà chính sản phẩm mang lại. Ngoài những vấn đề kể trên ra thì Panasonic LX100 thực sự là một sản phẩm trong mơ mà người dùng hướng đến. Với một công nghệ Micro Four Thirds đã thu nhỏ kích thước của cảm biến này so với người tiền nhiệm Four Thirds với chất lượng được cải thiện đã giúp nó dễ dàng phù hợp với một dòng sản phẩm nhỏ hơn như Panasonic LX100, bên cạnh khả năng thu phóng tốt với 4x và phù hợp dải khẩu độ trải dài từ f/1.7 đến f/2.8. Bên cạnh đó, khả năng điều chỉnh của thiết bị này mang nó đến sự quen thuộc của các nhiếp ảnh gia với thao tác trực tiếp bên ngoài cho khẩu độ cũng như tốc độ màn trập đầy nét cổ điển trước đây trên một máy ảnh số hiện đại hoàn toàn mới

10.-panasonic-fz1000.jpg

Panasonic FZ1000

Chiếc cầu nối cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đạt đến chất lượng hình ảnh cao cấp

Loại máy ảnh: Bridge Camera | Kích thước cảm biến: 1-inch CMOS | Độ phân giải: 20.1MP| Ống kính: 25-400mm, f/2.8-4.0 | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.2-inch, 921.000 điểm ảnh | Tốc độ chụp ảnh liên tục lớn nhất: 12fps | Quay phim: 4K | Đối tượng sử dụng: Tín đồ nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Cảm biến ảnh có kích thước lớn
+ Hỗ trợ dải ống kính rộng

Khuyết điểm:
+ Kích thước khá lớn, nặng và giá thành không hề rẻ
+ Không mang đến khả năng phóng lớn quá rộng

Cái tên cuối cùng của chúng ta trong ngày hôm nay là cái tên hoàn toàn đặc biệt trong dòng Bridge Camera, một dòng thiết bị không được nhắc đến quá nhiều bằng các dòng DSLR hay Mirrorless bởi khả năng thu phóng quá lớn khiến các nhà sản xuất thiết bị bắt buộc sử dụng các cảm biến 1/2.3-inch tương tự với các dạng máy ảnh bấm và chụp thông thường. Mặc dù thì khi thao tác với các dòng máy Bridge Camera, nó có thể đem đến một cảm giác và cái nhìn tương tự với những chiếc máy DSLR kĩ thuật số, nhưng trên thực tế, đó là những vẻ ngoài hào nhoáng trước khi đi vào chất lượng ảnh có phần thua kém rõ nét. Nhưng đó lại là một ngoại lệ mỗi khi chúng ta nhắc về Panasonic FZ100. Trên cái tên đến từ Panasonic, lợi thế về khả năng thu phóng đã bị hi sinh khá nhiều, nhưng bù lại, người dùng sẽ có một sự mạnh mẽ hơn đến từ cảm biến có kích thước lớn với 1-inch, đủ để cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chú ý đến khi các máy ảnh khác vẫn thường sử dụng tiêu chuẩn này trong việc tạo ra những sản phẩm hình ảnh vô cùng ấn tượng. Dù vậy thì con số 16x vẫn là cái gì đó đủ để thỏa mãn phần lớn nhu cầu, trên một dải ống kính rộng rãi từ 25-400mm. Mặc dù không thể so sánh với các máy ảnh 50x, thậm chí 60x vốn là đặc trưng của dòng Bridge Camera khác, nhưng chất lượng hình ảnh được cải thiện như là một bước nhảy hoàn toàn lớn được hoan nghênh để cạnh tranh không hề thua kém với đối thủ chuyên nghiệp như Sony RX100 III. Bên cạnh đó, khả năng tùy chỉnh cũng được đánh giá cao với việc đầy đủ các thao tác ở chế độ Manual bằng tay hoàn toàn hay Semi-Manual với sự trợ giúp từ thiết bị, cùng với tính năng quay phim cao cấp trên độ phân giải 4K và trích xuất hình ảnh dưới dạng tập tin RAW để phục vụ cho các nhu cầu chỉnh sửa hậu kỳ. Ngay cả khi Panasonic FZ1000 khá lớn nhưng lại là chiếc Bridge Camera không thể nào bỏ qua mỗi khi nhắc đến hay chọn lựa dòng thiết bị này

Theo TechRadar
 
Trong đây chỉ có 5D IV là đúng tốt nhất, nhưng nếu là nhiếp ảnh thật sự chọn dòng microless thì không có em nào qua nổi A6000, còn ai nghiêng về video thì có thể dùng A6300 thậm chí Sony cũng vừa giới thiệu thêm em A6500, riêng mình vẫn thích em A6000 cùng đi vs ống CZ
 
Trong đây chỉ có 5D IV là đúng tốt nhất, nhưng nếu là nhiếp ảnh thật sự chọn dòng microless thì không có em nào qua nổi A6000, còn ai nghiêng về video thì có thể dùng A6300 thậm chí Sony cũng vừa giới thiệu thêm em A6500, riêng mình vẫn thích em A6000 cùng đi vs ống CZ
Giá chát nhất thì không tốt sao được bác?
 
có con nikon đời cũ, đang muốn dùng con sịn sịn mà chưa có tiền, khổ ghê cơ
 
Top