Top những chiếc máy ảnh Mirrorless cao cấp tốt nhất 2016

0-mirrorless-camera.jpg

Mỗi khi nhắc đến lĩnh vực nhiếp ảnh trong khoảng thời gian dài từ trước đến nay, chúng ta không thể nào không nhắc đến sự lựa chọn dòng máy DSLR từ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vốn được tạo ra để phục vụ cho các nhu cầu cao cấp từ người dùng. Tuy nhiên, thì với việc thiết kế bằng cơ học là chính đã khiến cho DSLR trở nên thật sự cầu kì và phức tạp cho người dùng mới, bên cạnh sự ồn ào trong chuyển động không đáng có nếu sử dụng như một công cụ quay phim, hay khối lượng lớn và sự cồng kềnh của mình. Và cũng chính vì thế, nhu cầu về một hệ thống nhỏ gọn từ người dùng đã làm ra một khái niệm mới, một dòng máy mới là Mirrorless được xây dựng trên những đặc điểm chủ đạo về cảm biến lớn, hay hệ thống ống kính rời từng quen thuộc với những ai đã dùng DSLR, nhưng loại bỏ hoàn toàn hộp kính để giúp nó trở nên nhỏ gọn, nhẹ nhàng hơn trong quá trình di chuyển

Thật sự mà nói, không có quy chuẩn nào về thiết kế của những chiếc máy Mirrorless khi một số hướng đến sự nhỏ gọn tối ưu, trong khi số còn lại mang phong cách của DSLR với hệ thống ống kính 5 lớp quen thuộc, cùng ống ngắm được xây dựng trên cơ chế điện tử thay cho ống ngắm quang học truyền thống của DSLR. Dù vậy, thì ống ngắm không phải là điều cần thiết trên dòng máy ảnh Mirrorless khi với các thiết bị giá rẻ, nó bị lược bỏ hoàn toàn, và người dùng chủ yếu tương tác thông qua màn hình được trang bị trên thân máy tương tự với những gì người ta hay làm trên một chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh vậy

Chính vì vậy mà thị trường Mirrorless thật sự là khó khăn trong những lựa chọn hơn rất nhiều nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua máy ảnh, và cũng như những trải nghiệm cũng không hoàn toàn giống là điều chưa kể đến. Để giúp bạn có một cái nhìn tốt cũng như những lựa chọn tốt nhất trong dòng Mirrorless, chúng ta sẽ cùng điểm qua những chiếc máy Mirrorless đáng giá trên thị trường ở thời điểm hiện tại trong cả những tiêu chí về cấu hình, hiệu năng, sự thoải mái trong thao tác, kích thước, và đương nhiên là sự tương ứng trong giá thành với giá trị thật sự mà nó mang lại dưới đây

1.-fuji-x-t2.jpg

Fuji X-T2

Một chiếc máy ảnh hoàn hảo đến mức ấn tượng dành cho những tín đồ nhiếp ảnh

Cảm biến ảnh: APS-C | Độ phân giải: 24.3MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1,040,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có kinh nghiệm nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Sự tao nhã trong thiết kế
+ Khả năng lấy nét tốc độ cao

Khuyết điểm:
+ Không có màn hình cảm ứng
+ Không có quá nhiều tính năng bổ trợ

Fuji X-T2 là phiên bản nâng cấp thế hệ tiếp theo của Fuji X-T1 với khá nhiều sự tương đồng trong thiết kế nếu bạn nhìn thoáng qua lần đầu tiên, tuy nhiên, bên trong đó là hàng loạt những sự nâng cấp mạnh mẽ mà đáng chú ý nhất phải kể đến khả năng tự động lấy nét hoàn toàn mới. Thậm chí đây thực sự là một bước tiến hoàn toàn lớn trong khả năng lấy nét nếu so sánh với phiên bản Fuji X-T1 khi giờ đây, hệ thống tự động lấy nét có thể bắt những vật thể chuyển động với tốc độ vô cùng nhanh chóng, với mức độ sắc nét và khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ. Cùng với đó là khả năng chụp liên tục với tốc độ 8fps, bên cạnh màn hình hiển thị rõ ràng, hay ống ngắm điện tử EVF sáng sủa, và cảm biến Fuji 24.3MP X Trans III CMOS trên cả tuyệt vời với khả năng điều khiển nhanh chóng thông qua các nút bấm quanh thân máy đã giúp cho Fuji X-T2 được xem như chiếc máy ảnh tốt nhất người ta có thể tìm thấy được trong dòng sản phẩm Mirrorless trên thị trường

2.-olympus-om-d-e-m10-ii.jpg

Olympus OM-D E-M10 II

Một thiết kế thông minh của E-M10 với những tính năng cao cấp bên trong

Cảm biến ảnh: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 16.1MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1,037,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8.5fps | Quay phim: 1080p | Độ khó sử dụng: Dành cho người mới bắt đầu

Ưu điểm:
+ Kích thước nhỏ gọn trong cả thân máy lẫn ống kính
+ Ống ngắm được đánh giá cao

Khuyết điểm:
+ Kích thước cảm biến Micro Four Thirds nhỏ hơn thông thường
+ Mức giá thành có phần cao hơn so với phiên bản E-M10 đầu tiên

Với những ai đã từng biết đến hay sử dụng qua Olympus OM-D E-M10 phiên bản đầu tiên cũng sẽ đều yêu thích thiết bị này với kích thước vô cùng nhỏ gọn về tổng thể, nhưng lại đa dạng tính năng cùng mức giá thành tương xứng với chất lượng mà nó mang đến cho người dùng. Và Olympus OM-D E-M10 II cũng là một cái tên kế nhiệm xứng đáng như vậy, bên cạnh việc bổ sung không ít tính năng để đưa dòng sản phẩm này lên một mức độ mới tốt hơn. Hệ thống ổn định hình ảnh 3 trục trên phiên bản đầu tiên đã được nâng cấp lên thành 5 trục cho hình ảnh rõ nét hơn như là một lợi thế hiếm có trên dòng máy Olympus OM-D, hay cùng với đó là ống ngắm được tăng gấp đôi độ phân giải trên thực tế, cũng như cải thiện khả năng chụp liên tục lên 8.5fps thay cho con số ấn tượng 8fps trước đây. Có thể với nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, đa số sẽ rất khó chịu với một cảm biến kích thước nhỏ như Micro Four Thirds của Olympus khi họ vốn đã quen với ASP-C CMOS hay Full-frame (Miro Four Thirds gần như chỉ bằng một nửa so với ASP-C CMOS). Nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn khi mà chất lượng hình ảnh vẫn không có gì gọi là chênh lệch giữa các cảm biến kể trên, bù lại, nhờ vào Micro Four Thirds, Olympus không những tạo lợi thế về kích thước trên E-M10 II, mà đó còn là các ống kính rời dành riêng cho thiết bị này để tạo nên sự di động tối đa có thể trên một thiết bị vô cùng mạnh mẽ

3.-sony-alpha-a7r-ii.jpg

Sony Alpha A7R II

Thiết bị với độ phân giải cao nhất của Sony trên cảm biến Full-frame

Cảm biến ảnh: Full-frame | Độ phân giải: 45.4MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1,228,800 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 5fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có kinh nghiệm nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Hình ảnh có chất lượng cao
+ Hệ thống ống ngắm tuyệt vời

Khuyết điểm:
+ Tốc độ lấy nét chưa được đánh giá cao

Mặc dù được thiết kế chỉ vừa đủ nhỏ để lọt vào nhóm những chiếc máy ảnh Compact trong dòng Mirrorless nhưng lại khiến cho nhiều người không thể bỏ qua. Sony Alpha A7R II tạo sự ấn tượng của mình khi sử dụng hệ thống cảm biến Full-frame. Về full-frame, đây là cảm biến thường được sử dụng nhiều trong các máy ảnh DSLR, và vì thế mà Sony Alpha A7R II hứa hẹn trong việc mang lại hình ảnh có chất lượng cao với khả năng cho phép người dùng can thiệp đủ sâu vào các tinh chỉnh liên quan đến thông số một cách tốt hơn. Đặc biệt hơn, khi Sony Alpha A7R II là một trong số ít cái tên mang đến độ phân giải gần như không có đối thủ cạnh tranh với con số 42.2MP, đồng nghĩa một hình ảnh lớn với lợi thế trong khả năng thu phóng vượt trội đến các chi tiết cỡ nhỏ, cho độ nét cao và khả năng điều khiển hạn chế nhiễu cực kì tốt. Cùng với đó là tính năng quay phim ở độ phân giải 4K, điều mà chỉ có thể những chiếc máy ảnh cao cấp chuyên nghiệp mang đến cho những người dùng của họ. Đương nhiên, với Sony A7R II không thể bỏ qua thêm sự có mặt của hệ thống ổn định hình ảnh và tích hợp khả năng giao tiếp ngoại vi mạnh mẽ với sự xuất hiện đồng thời kết nối không dây Wi-Fi và NFC

4.-fuji-x-t10.jpg

Fuji X-T10

Fuji X-T10 mang người dùng đến với dòng sản phẩm X mạnh mẽ trong tính năng

Cảm biến ảnh: ASP-C | Độ phân giải: 16.3MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 920,800 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có kinh nghiệm nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Chất lượng thiết kế tốt và cao cấp
+ Giá thành sản phẩm tương xứng với chất lượng mang lại

Khuyết điểm:
+ Mức ISO cao và chỉ cho ra ảnh JPEG
+ Thiếu hụt khả năng chống nước đến từ Fuji X-T1

Nếu như Fuji X-T2 là một cái tên khá khó để tiếp cận với một mức giá tương đối cao, nhưng bạn lại yêu thích chất lượng sản phẩm mà Fuji mang lại, thì có thể Fuji X-T10 là phiên bản có thể đáp ứng tốt những nhu cầu mà bạn đưa ra. So với người anh em Fuji X-T1 của mình, Fuji X-T10 mang đến không ít những tính năng tương đương, với một thiết kế theo phong cách thường thấy của những chiếc máy ảnh DSLR, cùng cảm giác thoải mái trong quá trình tương tác, bên cạnh chất lượng hình ảnh không thể lẫn vào đâu được của Fuji. Dù vậy, thì Fuji X-T10 vẫn có sự thiếu hụt đôi chút khi nói về khả năng chống nước mạnh mẽ của X-T1, hay ống ngắm được thiết kế có phần nhỏ hơn dù nó vẫn mang đến cái nhìn tốt, nhưng dường như những điều trên không ảnh hưởng quá nhiều đến những trải nghiệm vô cùng thú vị mà chỉ có những máy ảnh Mirrorless có thể mang lại. Fuji X-T10 hoạt động một cách khá tốt trên dòng ống kính 16-50mm, tuy nhiên nếu bạn yêu cầu 18-55mm thì không khó để thiết bị này có thể đáp ứng, bên cạnh không ít những dòng ống kính cao cấp khác từ Fuji

5.-fuji-x-pro2.jpg

Fuji X-Pro2

Thiết kế cổ điển chứa đựng những tính năng cao cấp cho các tín đồ nhiếp ảnh thực sự

Cảm biến ảnh: ASP-C | Độ phân giải: 24.3MP | Ống ngắm: EVF và quang học | Màn hình: 3.0-inch, 1,620,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8fps | Quay phim: 1080p | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có kinh nghiệm nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Ống ngắm thiết kế thông minh
+ Chất lượng hình ảnh được đảm bảo trong độ chi tiết và màu sắc

Khuyết điểm:
+ Màn hình hiển thị cần được nâng cấp

Cùng với Fuji X-T2, Fuji X-Pro2 là một chiếc máy ảnh cao cấp đến từ hãng Fuji được thiết kế dành cho những nhiếp ảnh gia yêu thích chụp ảnh trên những thiết bị không quá cồng kềnh. Sử dụng một hệ thống cảm biến 24.3MP tương đương với Fuji X-T2, có thể Fuji X-Pro2 không phải là một lợi thế hoàn toàn trong khả năng lấy nét, nhưng nó vẫn mang đến một tốc độ tốt trong khả năng xử lí của mình để đáp ứng những nhu cầu của người dùng. Điểm đặc biệt của Fuji X-Pro2 trong dòng Mirrorless chính là mang đến hệ thống ống ngắm Advanced Hybrid Multi Viewfinder, mang đến tùy chọn giữa ống ngắm điện tử EVF bên cạnh hệ thống ống ngắm quang học, tương tự Electronic Rangefinder sử dụng phiên bản nhỏ của EVF nằm bên góc của hệ thống ống ngắm quang học. Đó thực sự là một tùy chọn đắt giá trong việc mang đến một góc nhìn hoàn toàn chân thật về những hình ảnh mà người dùng nhận được, bên cạnh những trải nghiệm cao cấp về độ nét và màu sắc trên các bức ảnh thật sự

6.-sony-a6300.jpg

Sony A6300

Quên đi hoàn toàn những nỗi lo ngại về tốc độ lấy nét với sản phẩm bắt mắt đến từ Sony

Cảm biến ảnh: ASP-C | Độ phân giải: 24.2MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 921,600 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 11fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho người mới bắt đầu

Ưu điểm:
+ Mạnh mẽ trong khả năng tự động lấy nét
+ Ống ngắm điện tử cho một cái nhìn chân thật

Khuyết điểm:
+ Tương tác với màn hình chưa thật sự nhạy

Với những dòng máy ảnh đến từ Sony, người dùng thật sự không cần phải chọn lựa những dòng máy với cảm biến ảnh Full-frame để tận dụng hết toàn bộ chất lượng và trải nghiệm về công nghệ cao mà hãng này mang lại khi mà chuẩn ASP-C vẫn là một sự thay thế sáng giá cho các dòng máy DSLR kích thước lớn xứng đáng để lựa chọn cho bất kì ai là tín đồ của Sony. Không những thế, với Sony A6300, khả năng lấy nét của thiết bị này thực sự là một tiêu chí cạnh tranh đầy thách thức khi cho một cái gì đó không hề thua kém các máy ảnh DSLR truyền thống, với một độ sáng tuyệt vời bên cạnh việc bắt các vật thể nhanh chóng ngay cả khi nó liên tục chuyển động qua lại phía trước ống kính đi chăng nữa. Cùng với đó hệ thống ống ngắm điện tử EVF có chất lượng tốt để những người dùng có thể xem xét về độ nét của vật thể hay sự phơi sáng dành riêng cho nó đã đạt đúng mục đích đề ra ban đầu hay chưa. Rõ ràng với Sony A6300, chất lượng hình ảnh đã trở thành một vấn đề không còn phải bàn đến quá nhiều, bên cạnh sự bổ sung đầy hữu ích trong việc kết nối ngoại vi để chia sẻ hình ảnh thông qua kết nối Wi-Fi và NFC tích hợp trực tiếp bên trong thiết bị

7.-olympus-pen-f.jpg

Olympus Pen-F

Sự mượt mà trong những trải nghiệm truyền thống bên cạnh các tính năng hấp dẫn

Cảm biến ảnh: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 20MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: cảm ứng, 3.0-inch, 1,037,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 10fps | Quay phim: 1080p | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có hiểu biết về nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Hệ thống ống ngắm điện tử được đánh giá cao
+ Chất lượng thiết kế tốt với sự dễ dàng trong điều khiển

Khuyết điểm:
+ Giá thành còn tương đối đắt
+ Các nút bấm điều khiển hơi nhỏ so với nhiều người

Olympus Pen-F là sản phẩm mang tính hoài cổ cao khi mang đến thiết kế được lấy từ cảm hứng trên dòng máy ảnh chụp phim Pen-F của chính hãng này từ những năm 1960s, nhưng rõ ràng đây là một thiết kế ấn tượng trong kiểu dáng và sự cân đối bên cạnh những tính năng hiện đại của thời điểm hiện tại không thể bỏ qua chính là cảm biến Micro Four Thirds 20MP đặc trưng của chính Olympus tạo ra cho các dòng máy kích thước nhỏ của họ. Không giống các phiên bản của dòng Pen trước đây mà chúng ta thường được thấy sự tương tác chủ yếu đến từ màn hình nhiều hơn ngoại trừ việc bạn có thể làm việc với hệ thống ống ngắm lai, thì với Olympus Pen-F, đó là sự hợp nhất vào một hệ thống ống ngắm điện tử duy nhất vô cùng cao cấp đến từ công nghệ OLED có độ phân giải đến 2.36 triệu điểm ảnh. Bên cạnh đó là hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục để hạn chế một cách tối đa sự mờ đi của hình ảnh trong điều kiện máy ảnh bị rung lắc trong quá trình bấm nút hay phơi sáng. Đương nhiên với một thiết bị mang thiết kế hoài cổ nhưng trang bị những tính năng mới nhất, thì việc có thể Wi-Fi là điều không thể thiếu và cũng không mấy khó hiểu trên chính phiên bản Olympus Pen-F được ra mắt lần này

8.-panasonic-gx80.jpg

Panasonic GX80/GX85

Một phiên bản cắt giảm trong cấu hình của GX8 nhưng lại mang đến một trải nghiệm tốt hơn

Cảm biến ảnh: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 16MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: cảm ứng, 3.0-inch, 1,040,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 8fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho người mới bắt đầu

Ưu điểm:
+ Tính năng tốt trong tầm giá mà thiết bị hướng đến
+ Hệ thống tự động lấy nét ổn định trong hiệu năng

Khuyết điểm:
+ Thiết kế chưa thật sự hoàn hảo
+ Không sử dụng hệ thống cảm biến 20MP mới nhất

Panasonic GX80 (hay còn được biết đến với phiên bản Panasonic GX85 tại thị trường Mỹ), là một phiên bản được thiết kế trên khuôn mẫu của Panasonic GX8 với những tính năng tương đương và được xem như là phiên bản thay thế chất lượng của dòng máy này với sự cạnh tranh đến từ mức giá thành. Với Panasonic GX80, đó là sự nâng cấp trong độ phân giải hiển thị của ống ngắm điện tử, bên cạnh đó là sự thay thế cảm biến Micro Four Thirds 20.3MP thế hệ mới trên GX8 để sử dụng cái tên 16MP cũ hơn, nhưng với sự loại bỏ hoàn toàn bộ lọc AA đã cho một cảm giác sắc nét hơn trong các hình ảnh được chụp nên từ chính thiết bị này, bên cạnh khả năng quay phim ấn tượng trên độ phân giải 4K cao cấp của mình. Với Panasonic GX80, cảm giác cầm thiết bị và tương tác nó trên tay được cải thiện khá nhiều trong sự tao nhã và thoải mái, hay tốc độ lấy nét cao hơn và chính xác tốt hơn, cùng với tổng thể nhỏ gọn trong cả thân máy cũng như ống kính nhờ vào công nghệ cảm biến sử dụng

9.-sony-alpha-a7-ii.jpg

Sony Alpha A7 II

Tiếp cận trải nghiệm với cảm biến Full-frame chưa bao giờ dễ hơn thế trên dòng máy Mirrorless

Cảm biến ảnh: Full-frame | Độ phân giải: 24.3MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: 3.0-inch, 1,228,800 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 5fps | Quay phim: 1080p | Độ khó sử dụng: Dành cho người mới bắt đầu

Ưu điểm:
+ Chất lượng hình ảnh cao cấp
+ Cảm biến Full-frame trên thiết bị với mức giá dễ chịu

Khuyết điểm:
+ Cần có sự nâng cấp trong tốc độ của hệ thống tự động lấy nét
+ Thời lượng pin sử dụng không được đánh giá cao

Với độ phân giải chỉ dừng ở mức 24.3MP, có thể Sony Alpha A7 II khó đạt được một sự đa dạng trong chi tiết mạnh mẽ như người anh em Sony Alpha A7R II của mình, nhưng bằng việc sử dụng một cảm biến full-frame tương đương cho phép người dùng Sony Alpha A7 II có được sự can thiệp tương đương vào các thông số mong muốn trên các bức ảnh của họ. Điều đó đồng nghĩa giờ đây việc tập trung hoàn toàn vào độ nét của vật thể chính đầy nghệ thuật trên một phông nền được làm mờ đi với độ chi tiết cao không còn là chuyện khó khăn trên chính thiết bị như Sony Alpha A7 II. Bên cạnh đó, so với người tiền nhiệm Sony Alpha A7 của mình, thì phiên bản thứ 2 của dòng A7 cũng có sự cải thiện tốt trong khả năng ổn định hình ảnh đến từ hệ thống 5 trục của mình, cùng với thiết kế cao cấp trên khung kim loại và hỗ trợ đa dạng trong chuẩn định dạng về tính năng quay phim

10.-panasonic-gh4.jpg

Panasonic GH4

Khi máy ảnh không còn đơn thuần chỉ cho những trải nghiệm tốt về chụp ảnh

Cảm biến ảnh: Micro Four Thirds | Độ phân giải: 16.1MP | Ống ngắm: EVF | Màn hình: cảm ứng, 3.0-inch, 1,036,000 điểm ảnh | Tốc độ chụp liên tục tối đa: 12fps | Quay phim: 4K | Độ khó sử dụng: Dành cho những người có kinh nghiệm trong nhiếp ảnh

Ưu điểm:
+ Quay phim mạnh mẽ ở độ phân giải 4K
+ Khả năng chụp tốc độ cao lên đến 12fps
+ Khung kim loại cao cấp và cứng cáp

Khuyết điểm:
+ Khả năng tùy chỉnh còn phức tạp và rườm ra
+ Công nghệ bắt đầu lỗi thời

Thật sự vào thời điểm ra mắt của mình, Panasonic GH4 là một cái tên xứng đáng là một quả “bom tấn” trên thị trường máy ảnh khi không những mang đến những trải nghiệm xuất sắc trong lĩnh vực nhiếp ảnh, mà đó còn là một chiếc máy quay phim 4K huyền thoại được chính các nhà làm phim chuyên nghiệp lựa chọn như một công cụ không thể thiếu trong công việc của mình. Mặc dù chỉ có độ phân giải chỉ dừng ở mức tương đối với 16.1MP, nhưng tốc độ chụp ảnh của Panasonic GH4 đến thời điểm hiện tại vẫn là điều khó có thể đánh bại và vượt qua trên con số 12fps. Bên cạnh đó, những chiếc máy ảnh GH4 còn cho phép người dùng tách ra các bức ảnh 8MP chất lượng cao từ đoạn phim 4K quay với tốc độ 30fps. Và đương nhiên với những tính năng cao cấp và hàng đầu như vậy đã khiến Panasonic GH4 có một mức giá không hề rẻ, nhưng lại hoàn toàn tương xứng với những gì mà sản phẩm mang đến. Dù vậy, thì với việc ra mắt vào năm 2014 đã làm cho Panasonic GH4 nhận ra những hạn chế về tuổi tác của mình trước những thế hệ mới hơn ngay cả khi nó vẫn được lựa chọn nhiều trong lĩnh vực quay phim. Chính vì thế mà việc Panasonic hứa hẹn tung ra người kế nhiệm Panasonic GH5 với những cải tiến mạnh mẽ hơn vào đầu năm sau đã trở thành một cái gì đó đáng chú ý nhất trong thị trường máy ảnh ở thời điểm hiện tại

Theo TechRadar
 
Top